Câu hỏi:

04/07/2025 6 Lưu

Bảng dưới đây mô tả sự biểu hiện các mối quan hệ sinh thái giữa 2 loài sinh vật A và B:

Bảng dưới đây mô tả sự biểu hiện các mối quan hệ sinh thái giữa 2 loài sinh vật A và B:  Kí hiệu: (+): có lợi. (-): có hại. (0): không ảnh hưởng gì.  a) Ở trường hợp (1), hai loài A và B có ổ sinh thái giao nhau hoặc trùng nhau.  b) Ở trường hợp (2), nếu A là loài cua thì B có thể là loài hải quỳ sống bám trên cua.  c) Ở trường hợp (3), nếu B là một loài cây gỗ lớn thì A có thể sẽ là loài phong lan.  d) Ở trường hợp (4), nếu A là loài trâu rừng thì B có thể sẽ là loài giun kí sinh ở trong ruột của trâu. (ảnh 1)

Kí hiệu: (+): có lợi. (-): có hại. (0): không ảnh hưởng gì.

a) Ở trường hợp (1), hai loài A và B có ổ sinh thái giao nhau hoặc trùng nhau.

b) Ở trường hợp (2), nếu A là loài cua thì B có thể là loài hải quỳ sống bám trên cua.

c) Ở trường hợp (3), nếu B là một loài cây gỗ lớn thì A có thể sẽ là loài phong lan.

d) Ở trường hợp (4), nếu A là loài trâu rừng thì B có thể sẽ là loài giun kí sinh ở trong ruột của trâu.

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Đáp án: a – Đúng, b – Đúng, c – Đúng, d – Đúng

a) Đúng. (1) là cạnh tranh khác loài (sống chung thì cả hai có hại, sống riêng rẽ thì bình thường). Do đó, hai loài này phải có ổ sinh thái trùng nhau hoặc giao nhau.

b) Đúng. Vì cả hai loài A và B khi sống chung thì đều có lợi, khi tách riêng thì cả hai đều có hại. Do đó, đây có thể là quan hệ cộng sinh mà hải quỳ và cua là quan hệ cộng sinh.

c) Đúng. Vì cả hai loài A và B là quan hệ hội sinh, trong đó loài A có lợi, còn loài B trung tính. Vì vậy, nếu B là loài cây gỗ lớn thì loài A có thể là loài phong lan sống bám trên cây thân gỗ.

d) Đúng. Vì B có lợi, A bị hại khi sống chung còn khi sống riêng thì loài A không ảnh hưởng gì, B lại bị hại nên đây có thể là mối quan hệ kí sinh. Do đó, nếu A là loài trâu rừng thì B có thể sẽ là loài giun kí sinh ở trong ruột của trâu.

Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

6

3

\(\frac{1}{{36}}\)

\(\frac{6}{7}\)

\(\frac{5}{{12}}\)

7

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

Đáp án: \(\frac{6}{7}\)

Ta có: \({X^D}{X^d} \times {X^D}Y \to \frac{1}{4}{X^D}{X^D}:\frac{1}{4}{X^D}{X^d}:\frac{1}{4}{X^D}Y:\frac{1}{4}{X^d}Y\)

F1 có 17,5% ruồi thân xám, cánh dài, mắt trắng (A-B-XdY):

\( \to \) Tỉ lệ ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ thuần chủng \(\frac{{AB}}{{AB}}{X^D}{X^D} = 0,2 \times 0,25 = 0,05.\)

\( \to \) Tỉ lệ ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ A-B-XDX- = 0,7 × 0,5 = 0,35.

\( \to \) Trong tổng số ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ ở F1, số ruồi không thuần chủng chiếm tỉ lệ: \(\frac{{0,35 - 0,05}}{{0,35}} = \frac{6}{7}.\)

Lời giải

Đáp án: \(\frac{5}{{12}}\)

Quy ước gene: A – hoa đỏ >> a – hoa vàng; B – quả tròn >> b – quả dài.

Ta có aaB- = 0,27; aabb = 0,09 \( \to \) aa = 0,27 + 0,09 = 0,36 \( \to \) Tần số allele a =\(\sqrt {0,36} \) = 0,6 \( \to \) Tần số allele A = 0,4.

Thay ngược aa = 0,36 vào aabb \( \to \) bb = 0,09 : 0,36 = 0,25 \( \to \) Tần số allele b = \(\sqrt {0,25} \)= 0,5 \( \to \) Tần số allele B = 0,5.

Quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền \( \to \) Cấu trúc di truyền của quần thể là:

(0,16 AA : 0,48 Aa : 0,36 aa) × (0,25 BB : 0,5 Bb : 0,25 bb)

\( \to \) Quần thể có A-B- = (1 – 0,36 aa) \( \times \) (1 – 0,25 bb) = 0,48.

\( \to \) Trong số cây hoa đỏ, quả tròn của quần thể này, tỉ lệ cây đồng hợp 1 cặp gene là:

\(\frac{{AaBB + AABb}}{{A - B - }} = \frac{{0,48 \times 0,25 + 0,16 \times 0,5}}{{0,48}} = \frac{{0,2}}{{0,48}} = \frac{5}{{12}}.\)

Câu 5

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Câu 6

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Câu 7

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP