Câu hỏi:

07/07/2025 21

Một cầu thủ sút bóng vào cầu môn hai lần, biết xác suất sút vào cầu môn là \(\frac{1}{3}\). Tính xác suất để cầu thủ sút bóng hai lần đều không vào cầu môn.     

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

D

Xác suất để cầu thủ sút không vào cầu môn là \(\frac{2}{3}\).

Vì hai lần sút độc lập nhau nên xác suất để cầu thủ sút bóng hai lần đều không vào cầu môn là \(\frac{2}{3}.\frac{2}{3} = \frac{4}{9}\).

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

Gọi \(A\) là biến cố: "Số chấm của xúc xắc lớn nhất", \(B\) là biến cố: "Chọn được một lá bài tây". Dễ thấy \(A,B\) là hai biến cố độc lập.

a) Ta có: \(A = \{ 6\}  \Rightarrow n(A) = 1 \Rightarrow P(A) = \frac{1}{6}\).

b) Ta biết bộ bài 52 lá thì có 12 lá bài tây, nên xác suất chọn được một lá bài tây là \(P(B) = \frac{3}{{13}}\).

c) Suy ra \(P(AB) = P(A) \cdot P(B) = \frac{1}{6} \cdot \frac{3}{{13}} = \frac{1}{{26}}\).

d) Để thu được số chấm trên con xúc xắc và số của lá bài giống nhau thì ta có 6 cách để có được số chấm một con xúc xắc, ứng với mỗi cách đó thì có đúng 4 cách tìm được lá bài thoả mãn.

Việc gieo xúc xắc và rút ngẫu nhiên lá bài là độc lập.

Gọi \(X\) là biến cố cần tính xác suất, ta có: \(P(X) = \frac{6}{6} \cdot \frac{4}{{52}} = \frac{1}{{13}}\).

Đáp án: a) Đúng; b) Đúng; c) Đúng;   d) Sai.

Lời giải

Gọi X là biến cố: “Đồng xu A xuất hiện mặt ngửa”.

Gọi Y là biến cố: “Đồng xu B xuất hiện mặt ngửa”.

Vì đồng xu A chế tạo cân đối nên \(P\left( X \right) = \frac{1}{2}\).

Vì xác suất xuất hiện mặt sấp của đồng xu gấp 3 lần xác suất xuất hiện mặt ngửa của nó nên \(P\left( Y \right) = \frac{1}{4}\).

Xác suất khi gieo hai đồng xu một lần thì chúng đều ngửa là:

\(P\left( {XY} \right) = P\left( X \right).P\left( Y \right) = \frac{1}{2}.\frac{1}{4} = \frac{1}{8} \approx 0,1\).

Trả lời: 0,1.

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP