Câu hỏi:
12/07/2025 26
BÀI HỌC ĐẦU CHO CON
(Đỗ Trung Quân)
Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay
Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông
Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Là hương hoa đồng cỏ nội
Bay trong giấc ngủ đêm hè
Quê hương là vòng tay ấm
Con nằm ngủ giữa mưa đêm
Quê hương là đêm trăng tỏ
Hoa cau rụng trắng ngoài thềm
Quê hương là vàng hoa bí
Là hồng tím giậu mồng tơi
Là đỏ đôi bờ dâm bụt
Màu hoa sen trắng tinh khôi
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ...
Sẽ không lớn nổi thành người.
(Đỗ Trung Quân, Cỏ hoa cần gặp, NXB Thuận Hóa - Huế, 1991)
* Bài thơ Bài học đầu cho con đăng lần đầu năm 1986 trên báo Khăn quàng đỏ, được nhà thơ làm đề tặng bé Quỳnh Anh, con của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, khi đó mới một tuổi. Khi đăng bài này thì người biên tập có bỏ một vài đoạn và thêm một câu “Sẽ không lớn nổi thành người” ở cuối cùng. Trong tập thơ Cỏ hoa cần gặp (1991), tác giả đã đăng lại nguyên bản như văn bản trên.
* Đỗ Trung Quân sinh năm 1945, quê quán Thành Phố Hồ Chí Minh, là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam; Tác phẩm đã in: Cỏ hoa cần gặp (dẫn theo Thơ Việt Nam thế kỉ XX, NXB GD, tr 947); Thơ của ông mộc mạc, giản dị, giọng thơ chân thành, đằm thắm, da diết.
Văn bản Bài học đầu cho con sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Xác định thể thơ của văn bản Bài học đầu cho con.
BÀI HỌC ĐẦU CHO CON
(Đỗ Trung Quân)
Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay
Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông
Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Là hương hoa đồng cỏ nội
Bay trong giấc ngủ đêm hè
Quê hương là vòng tay ấm
Con nằm ngủ giữa mưa đêm
Quê hương là đêm trăng tỏ
Hoa cau rụng trắng ngoài thềm
Quê hương là vàng hoa bí
Là hồng tím giậu mồng tơi
Là đỏ đôi bờ dâm bụt
Màu hoa sen trắng tinh khôi
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ...
Sẽ không lớn nổi thành người.
(Đỗ Trung Quân, Cỏ hoa cần gặp, NXB Thuận Hóa - Huế, 1991)
* Bài thơ Bài học đầu cho con đăng lần đầu năm 1986 trên báo Khăn quàng đỏ, được nhà thơ làm đề tặng bé Quỳnh Anh, con của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, khi đó mới một tuổi. Khi đăng bài này thì người biên tập có bỏ một vài đoạn và thêm một câu “Sẽ không lớn nổi thành người” ở cuối cùng. Trong tập thơ Cỏ hoa cần gặp (1991), tác giả đã đăng lại nguyên bản như văn bản trên.
* Đỗ Trung Quân sinh năm 1945, quê quán Thành Phố Hồ Chí Minh, là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam; Tác phẩm đã in: Cỏ hoa cần gặp (dẫn theo Thơ Việt Nam thế kỉ XX, NXB GD, tr 947); Thơ của ông mộc mạc, giản dị, giọng thơ chân thành, đằm thắm, da diết.
Văn bản Bài học đầu cho con sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Xác định thể thơ của văn bản Bài học đầu cho con.
Câu hỏi trong đề: (Ngữ liệu ngoài sgk) Bài học đầu cho con !!
Quảng cáo
Trả lời:
- Phương thức biểu đạt: biểu cảm.
- Thể thơ 6 chữ.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? Chỉ ra những hình ảnh tác giả viết về quê hương trong khổ 2 và 3 của bài thơ.
Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? Chỉ ra những hình ảnh tác giả viết về quê hương trong khổ 2 và 3 của bài thơ.
Lời giải của GV VietJack
- Nhân vật trữ tình là nhân vật “con”.
- Hình ảnh tác giả viết về quê hương trong khổ 2 và 3 của bài thơ: chùm khế ngọt, đường đi học, cánh diều biếc, con đò nhỏ, cầu tre nhỏ, hoa bí, giậu mồng tơi, hoa sen.
Câu 3:
Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong những câu thơ sau:
“Quê hương là con diều biếc / Tuổi thơ con thả trên đồng"
Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong những câu thơ sau:
“Quê hương là con diều biếc / Tuổi thơ con thả trên đồng"
Lời giải của GV VietJack
Tác giả sử dụng biện pháp tu từ so sánh ngang bằng để thể hiện tình cảm sâu sắc tình cảm của tác giả đối với quê hương.
- So sánh ngang bằng: Tác giả đã so sánh "quê hương" với "con diều biếc". Hai hình ảnh này có nét tương đồng về sự tự do, bay bổng, mang đen niềm vui và hạnh phúc cho con trẻ. So sánh ngang bằng giúp làm nổi bật vẻ đẹp thanh bình, yên ả của quê hương, nơi mà tuổi thơ được trải nghiệm những khoảnh khắc vô tư, hồn nhiên.
- Tác dụng: Biện pháp so sánh tạo nên hiệu quả nghệ thuật cao, góp phần tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu thơ. Hình ảnh "con diều biếc" gợi lên khung cảnh làng quê thanh bình, yên ả, nơi mà tuổi thơ được thả mình vào thiên nhiên, chơi đùa cùng bạn bè. Qua đó, tác giả thể hiện tình yêu tha thiết, gắn bó sâu nặng với quê hương, nơi lưu giữ những kỷ niệm đẹp đẽ nhất của tuổi thơ.
Câu 4:
Xác định một biện pháp tu từ trong những câu thơ sau:
“Quê hương là vòng tay ấm
con nằm ngủ giữa mưa đêm
Quê hương là đêm trăng tỏ
hoa cau rụng trắng ngoài thềm”
Xác định một biện pháp tu từ trong những câu thơ sau:
“Quê hương là vòng tay ấm
con nằm ngủ giữa mưa đêm
Quê hương là đêm trăng tỏ
hoa cau rụng trắng ngoài thềm”
Lời giải của GV VietJack
Biện pháp tu từ: Điệp ngữ: Quê hương là…
Câu 5:
Tìm và phân tích ý nghĩa của những hình ảnh diễn tả vẻ đẹp quê hương trong đoạn thơ sau:
“Quê hương là vàng hoa bí
là hồng tím giậu mồng tơi
là đỏ đôi bờ dâm bụt
màu hoa sen trắng tinh khôi”
Tìm và phân tích ý nghĩa của những hình ảnh diễn tả vẻ đẹp quê hương trong đoạn thơ sau:
“Quê hương là vàng hoa bí
là hồng tím giậu mồng tơi
là đỏ đôi bờ dâm bụt
màu hoa sen trắng tinh khôi”
Lời giải của GV VietJack
- Hình ảnh diễn tả vẻ đẹp quê hương là: quê hương – vàng hoa bí, tím giậu mồng tơi, đỏ hoa dâm bụt, sen trắng tinh khôi.
- Ý nghĩa:
+ Quê hương không phải là những gì xa lạ, mà là những gì gần gũi thân thuộc nhất với mình: hoa bí, giậu mồng tơi, hoa dâm bụt, hoa sen.
+ Qua hình ảnh thơ giản dị, mộc mạc, tác giả thể hiện tình yêu quê hương thiết tha, sâu nặng.
Câu 6:
Nhận xét về tình cảm của tác giả dành cho quê hương.
Nhận xét về tình cảm của tác giả dành cho quê hương.
Lời giải của GV VietJack
Qua bài thơ trên có thể thấy:
+ Tác giả thể hiện tấm lòng yêu quý, tự hào về vẻ đẹp quê hương.
+ Không chỉ vậy ông còn trân trọng những vẻ đẹp mộc giản, giản dị mà đầy ấm áp, yêu thương ấy.
Câu 7:
Nêu tác dụng của phép lặp kết cấu cú pháp được sử dụng trong đoạn thơ sau:
Quê hương là gì hả mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu?
Quê hương là gì hả mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều?
Nêu tác dụng của phép lặp kết cấu cú pháp được sử dụng trong đoạn thơ sau:
Quê hương là gì hả mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu?
Quê hương là gì hả mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều?
Lời giải của GV VietJack
Câu hỏi tu từ có tác dụng:
- Tạo nhịp điệu cho câu thơ, đoạn thơ.
- Nhấn mạnh vai trò của quê hương và tình cảm của mỗi người đối với quê hương.
Câu 8:
Thông điệp mà nhà thơ muốn gửi gắm qua đoạn thơ sau là gì?
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
Thông điệp mà nhà thơ muốn gửi gắm qua đoạn thơ sau là gì?
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
Lời giải của GV VietJack
Thông điệp:
- Quê hương là cội nguồn, là sự gắn bó máu thịt đối với mỗi người
- Phải biết nhớ về quê hương, nguồn cội
Hot: 500+ Đề thi thử tốt nghiệp THPT các môn, ĐGNL các trường ĐH... file word có đáp án (2025). Tải ngay
- 30 Bộ đề, Tổng ôn, sổ tay NLXH, sổ tay trọng tâm môn Ngữ Văn (có đáp án chi tiết) ( 60.000₫ )
- 30 đề thi tốt nghiệp môn Ngữ Văn (có đáp án chi tiết) ( 38.000₫ )
- Sổ tay lớp 12 các môn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa, KTPL (chương trình mới) ( 36.000₫ )
- Tổng ôn lớp 12 môn Toán, Lí, Hóa, Văn, Anh, Sinh Sử, Địa, KTPL (Form 2025) ( 36.000₫ )
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Lời giải
- Đảm bảo yêu cầu về hình thức, dung lượng
+ Viết đúng hình thức đoạn văn (diễn dịch, quy nạp, móc xích…).
+ Đảm bảo dung lượng khoảng 200 chữ.
- Xác định đúng vấn đề nghị luận
+ Sự cần thiết phải trân trọng quê hương nguồn cội.
- Hệ thống ý:
+ Giải thích: Quê hương, nguồn cội là nơi chúng ta được sinh ra, được nuôi lớn, được học hỏi và trưởng thành.
-> Mỗi con người sống trên đời đều có một quê hương. Quê hương đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Vì thế chúng ta luôn phải biết trân trọng quê hương nguồn cội
+ Vì sao cần phải trân trọng quê hương:
. Quê hương là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn của con người, giúp con người trưởng thành cả trong trí tuệ lẫn nhân cách.
. Quê hương còn là nơi dang rộng vòng tay đón chúng ta trở về sau bao khó khăn vất vả của cuộc đời.
. Người biết trân trọng quê hương, nguồn cội là những người biết sống trước sau, ân nghĩa -> Tạo nên con người có phẩm chất tốt.
. Biết trân trọng quê hương, nguồn cội là biết trân trọng chính bản thân, gốc rễ của mình. Từ đó sống có trách nhiệm hơn.
+ Bàn luận:
. Cố gắng bồi đắp tình yêu đối với quê hương, nguồn cội.
. Cần phát huy, nỗ lực để góp phần phát triển quê hương, đất nước.
. Phê phán những người có tư tưởng chê bai, trối bỏ quê hương mình.
- Phát triển đoạn văn logic, thuyết phục
+ Dẫn chứng từ bài thơ để minh chứng cho nhận định.
+ Thể hiện rõ suy nghĩ về sự cần thiết phải trân trọng quê hương nguồn cội.
- Đảm bảo ngữ pháp, liên kết:
+ Trình bày rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả.
- Sáng tạo
+ Cách diễn đạt mới mẻ, có suy nghĩ sâu sắc về bài thơ.
Đoạn văn tham khảo
Trong bài thơ Bài học đầu cho con, nhà thơ Đỗ Trung Quân đã khắc sâu bài học đầu tiên mà mỗi con người cần khắc ghi: lòng yêu và trân trọng quê hương, nguồn cội. Quê hương không chỉ là nơi ta sinh ra và lớn lên, mà còn là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn, là điểm tựa tinh thần sâu sắc. Mỗi cánh đồng, dòng sông, hàng tre làng... đều in dấu bao kỷ niệm tuổi thơ và hơi ấm của tình người. Trân trọng quê hương là cách để ta biết sống ân nghĩa, không quên những gì đã nâng đỡ mình lớn khôn. Trong thời đại hội nhập hôm nay, khi con người có thể đi xa, sống xa quê, bài học về lòng biết ơn quê hương lại càng trở nên thiết tha. Biết yêu quê hương là biết giữ gìn bản sắc văn hóa, biết sống có trách nhiệm với cộng đồng và tổ quốc. Bởi vậy, trân trọng quê hương không chỉ là tình cảm, mà còn là một phẩm chất cần thiết để con người sống sâu sắc và có ý nghĩa hơn trong cuộc đời.
Lời giải
- Đảm bảo yêu cầu về hình thức, dung lượng
+ Viết đúng hình thức bài văn đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết bài.
+ Đảm bảo dung lượng khoảng 600 chữ.
- Xác định đúng vấn đề nghị luận: Phân tích bài thơ “Bài học đầu cho con” của Đỗ Trung Quân.
- Lựa chọn được các thao tác lập luận phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn lí lẽ và dẫn chứng; trình bày được hệ thống ý phù hợp theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận. Có thể triển khai theo hướng:
* Mở bài:
- Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm và nêu cảm nghĩ chung về bài thơ.
- Đỗ Trung Quân là nhà thơ, nhà báo, người dẫn chương trình trong các chương trình âm nhạc của bạn bè hay diễn viên. Nhiều bài thơ của ông đã được phổ nhạc và được khán giả yêu thích.
- Bài thơ “Bài học đầu cho con” của ông là một trong những tác phẩm đã đi vào trí nhớ của nhiều người dân Việt Nam với những lời thơ đậm chất trữ tình và sâu lắng, “Bài học đầu cho con” của Đỗ Trung Quân là những hình ảnh quen thuộc, thân thương nhất về nơi “chôn rau cắt rốn” của mỗi người. Bài thơ đã được nhạc sĩ Giáp Văn Thạch phổ nhạc và trở thành ca khúc nổi tiếng.
- Bài thơ “Bài học đầu cho con” là tiếng nói của tình yêu quê hương đất nước tha thiết để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc.
* Thân bài:
a. Phân tích nội dung đặc sắc của tác phẩm.
Bài thơ “Bài học đầu cho con” của Đỗ Trung Quân là tiếng nói của tình yêu quê hương đất nước tha thiết.
-Tình quê đậm đà, tha thiết được ngân nga trong bài thơ “Bài học đầu cho con” - một trong những giai điệu ngọt ngào và dịu dàng dành cho tuổi thơ êm dịu.
“Quê hương là gì hả mẹ
……………………
Ai đi xa cũng nhớ nhiều?”
- Quê hương là những nỗi nhớ mong, là những điều giản dị mà ai đi xa cũng nhớ nhiều. Quê hương quá đỗi gần gũi, thân thương. Quê hương ở trong tuổi thơ, trong câu chuyện bà kể, trong lời hát mẹ ru, trong trái cây dịu mát. Quê hương là chùm khế ngọt, quê hương là con đường đi học. …Quê hương có thể nhìn thấy, có thể cầm nắm, có thể thưởng thức được mỗi ngày.
- Quê hương - nơi chôn nhau cắt rốn, nơi ta sinh ra và lớn lên, nơi những người thân yêu của ta ở đó, nơi ta đã đi qua thời thơ dại với con đường đến trường rợp bướm vàng bay:
Quê hương là chùm khế ngọt
…
Con về rợp bướm vàng bay
- Quê hương ở ngay trong trái tim mỗi con người. Quê hương là máu thịt ta, kể từ khi lọt lòng, ta đã trao cho nó nửa linh hồn của mình vì vậy đi đâu cũng nhớ, cũng thương.
- Quê hương xuất hiện bình dị như con diều biếc chao nghiêng trên bầu trời tuổi thơ. Quê hương còn là những cánh đồng bát ngát hương lúa, là con đò nhỏ khua nước bên dòng sông thơ mộng. Những hình ảnh được nhà thơ sử dụng thật bình dị mà vô cùng tinh tế.
“Quê hương là con diều biếc
…
Êm đềm khua nước ven sông”
- Trong ta ai cũng có một quê hương, một vùng đất để khi đi xa mà thương, mà nhớ, một vùng đất để khi trưởng thành nhìn lại một thời của tuổi thơ với những kỷ niệm ngọt ngào... quê hương là những gì gắn bó, gần gũi, thân thuộc nhất với mỗi người, quê hương cho ta cảm xúc ngọt ngào, cho ta sự bình yên, thanh thản trong tâm hồn, cho ta sự yên ả, ấm êm như vòng tay ấm của bà, của mẹ để từ đó ta lớn lên, thành người.
- Quê hương là ánh trăng tỏ, là hình ảnh hoa cau rụng trắng thềm, là tất cả những gì thân thương, trìu mến khiến ai đi xa cũng nhớ về. Hơi thở ấm nồng của quê hương luôn bên ta, ru ta vào giấc ngủ bình yên, đem đến cho ta sự thanh thản, dịu êm:
“Quê hương là cầu tre nhỏ
…
Bay trong giấc ngủ đêm hè”
- Những điều thân thuộc, những kỉ niệm dung dị và những ký ức dịu êm chính là quê hương, là nơi chôn rau cắt rốn của mỗi người. Bài thơ “Quê hương” của Đỗ Trung Quân cũng đẹp tựa như thế với hoa bí vàng, giậu mồng tơi, là những cánh hoa râm bụt, là đóa sen trắng tinh khiết.
“Quê hương là vàng hoa bí
…
Màu hoa sen trắng tinh khôi
- Về với quê hương, như về với ký ức, như về với bản chất con người thuần túy, quê hương cho ta sự yên ả, tĩnh lặng, sự bình dị, thanh tịnh. Với ta, quê hương luôn gắn với vòng tay của bà, của mẹ, là nụ hôn, là giọt nước mắt. Ta muốn yêu, yêu hết tất cả mọi thứ của mảnh đất này!
- Quê hương trong thơ của Đỗ Trung Quân không chỉ đơn thuần là những hình ảnh của một vùng quê sông nước, mà còn chất chứa tâm hồn dân tộc. Bài thơ giàu nhạc điệu và cảm xúc nên đã được phổ nhạc thành bài hát quen thuộc “Quê hương”. Mỗi người Việt Nam chúng ta thật xúc động khi nghe bài hát với giai điệu ngọt ngào này..
Quê hương mỗi người chỉ một
…..
Quê hương nếu ai không nhớ…
- Quê hương ấm áp, ngọt ngào như dòng sữa mẹ, nuôi lớn ta từng ngày, từng ngày. Từ “chỉ một” như muốn nhắc nhở chúng ta, quê hương là duy nhất, nếu ai không nhớ quê hương, nhớ về cội nguồn, gốc rễ, thì hẳn “ sẽ không lớn nổi thành người” - không bao giờ trưởng thành được.
- Quê hương được so sánh với mẹ vì đó là nơi ta được sinh ra, được nuôi dưỡng lớn khôn, giống như người mẹ đã sinh thành nuôi ta khôn lớn, trưởng thành. Lời thơ nhắc nhở mỗi chúng ta hãy luôn sống và làm việc có ích, hãy biết yêu quê hương xứ sở, vì quê hương là mẹ và mẹ chính là quê hương và cũng bởi “Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở / Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn” (nhà thơ Chế Lan Viên).
b. Phân tích những đặc sắc về hình thức nghệ thuật.
- Nhà thơ đã sử dụng biện pháp điệp ngữ, điệp cấu trúc, biện pháp liệt kê, cấu trúc thơ vắt dòng rất đặc sắc. Khung cảnh làng quê trên mọi miền Tổ quốc Việt Nam hiện lên thân thương, giản dị mà xúc động lòng người.Những cặp câu thơ dần hiện lên như những thước phim quay chậm, cảnh vật có gần có xa, có mờ có tỏ, có lớn có nhỏ.
- Nhịp thơ đều đặn, nhịp nhàng, gần như cả bài thơ chỉ có một nhịp 2/4. Cả ba khổ thơ với những câu thơ cùng một nhịp, kết cấu giống nhau nhưng vẫn nhẹ nhàng, thanh thoát vô cùng. Phải chăng, vẻ đẹp của những hình ảnh thơ đã làm cho người đọc quên đi hình thức bên ngoài của ngôn ngữ? Nhà thơ đã biến cái không thể thành cái có thể, và được độc giả nồng nhiệt đón nhận bằng một sự đồng cảm rất tự nhiên.
- Nhà thơ đã cụ thể hoá cái trừu tượng bằng những hình ảnh sống động và hình ảnh so sánh đẹp: “Quê hương là chùm khế ngọt, đường đi học rợp bướm vàng bay, con diều biếc thả trên cánh đồng, con đò nhỏ khua nước ven sông, cầu tre nhỏ, nón lá nghiêng che, đêm trăng tỏ, hoa cau rụng trắng ngoài thềm”…
* Kết bài:
- Khẳng định lại giá trị của bài thơ, nêu cảm xúc của cá nhân hoặc bức thông điệp mà tác giả muốn gửi tới mọi người.
Bài văn tham khảo
Đỗ Trung Quân là nhà thơ, nhà báo, người dẫn chương trình trong các chương trình âm nhạc của bạn bè hay diễn viên. Nhiều bài thơ của ông đã được phổ nhạc và được khán giả yêu thích. Bài thơ “Bài học đầu cho con” của ông là một trong những tác phẩm đã đi vào trí nhớ của nhiều người dân Việt Nam với những lời thơ đậm chất trữ tình và sâu lắng, “Bài học đầu cho con” của Đỗ Trung Quân là những hình ảnh quen thuộc, thân thương nhất về nơi “chôn rau cắt rốn” của mỗi người. Bài thơ đã được nhạc sĩ Giáp Văn Thạch phổ nhạc và trở thành ca khúc nổi tiếng. Bài thơ “Bài học đầu cho con” là tiếng nói của tình yêu quê hương đất nước tha thiết để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc.
Nhà văn Ê-ren-bua đã từng nói “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Vôn ga, con sông Vôn ga đi ra biển. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”. Đúng như vậy, quê hương với mỗi người thật giản dị, thân thương. Yêu quê là yêu con đường đến trường, yêu những mái nhà tranh, yêu cánh đồng lúa chín… Tình yêu đất nước bao giờ cũng bắt nguồn từ tình yêu quê chân thành, giản dị như thế. Với Đỗ trung Quân quê hương cũng gần gũi, bình dị, thiết tha và qua lời ru của bà, của mẹ quê hương trở thành máu thịt, hoá thành tâm hồn của mỗi người yêu quê.Tình quê đậm đà, tha thiết được ngân nga trong bài thơ “Quê hương” - một trong những giai điệu ngọt ngào và dịu dàng dành cho tuổi thơ êm dịu.
“Quê hương là gì hả mẹ
....
Ai đi xa cũng nhớ nhiều?”
Những vần thơ giản dị, nhẹ nhàng cất lên sao nghe quá đỗi thân thương. Một câu hỏi yêu của đứa con nhỏ mà sao nặng lòng đến thế. Quê hương là gì? Là những nỗi nhớ mong, là những điều giản dị mà ai đi xa cũng nhớ nhiều.Hai câu hỏi tu từ kết thúc câu sao nhẹ nhàng thắm thiết như chính những lời bỏ ngỏ cho những vần thơ sau.
Đọc bài thơ, nhiều người ngỡ ngàng khi nhận ra, quê hương sao quá đỗi gần gũi, thân thương. Nó ở trong tuổi thơ, trong câu chuyện bà kể, trong lời hát mẹ ru, trong trái cây dịu mát. Quê hương là chùm khế ngọt, quê hương là con đường đi học. Còn gì gần gũi hơn thế với mỗi người dân đất Việt! Quê hương vốn là vô hình, khó định nghĩa và khó có thể gợi ra được cụ thể, rõ ràng. Thế nhưng nhà thơ đã đưa ra cho ta một định nghĩa thật giản dị, biến cái vô hình thành cái hữu hình. Quê hương có thể nhìn thấy, có thể cầm nắm, có thể thưởng thức được mỗi ngày. Với tất cả chúng ta, quê hương là một thứ gì đó gần gũi đến lạ kì. Như khi ta ăn một trái lê, ngửi một bông hoa, vị thơm ngọt của nó gợi nhắc ta về với quê hương; nơi có những cánh đồng trải dài xa mãi, những bãi cỏ xanh thơm mùi thảo mộc, những chiều hoàng hôn bình yên, ta ngồi nhìn gió hát. Đấy là quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn, nơi ta sinh ra và lớn lên, nơi những người thân yêu của ta ở đó, nơi ta đã đi qua thời thơ dại với con đường đến trường “rợp bướm vàng bay”.
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay
“Quê hương là chùm khế ngọt” – chùm khế ngọt nhỏ bé, ngọt mát, êm dịu, một thứ quà quê thanh đạm, bình dị, quá đỗi bình dị mà sao day dứt và ám ảnh? Có lẽ vị ngọt thanh của khế làm mát dịu lòng ta, trái khế ngọt mang hương vị của ca dao cổ tích, dư vị thắm thiết của tình nghĩa con người. Với chùm khế ngọt con người cảm nhận quê hương đầy đủ nhất bằng mọi giác quan. Tuổi thơ ai cũng trải qua những năm tháng tới trường. Con đường đi học đã trở thành người bạn tri kỉ. Hình ảnh “rợp bướm vàng bay” gợi cho ta những gì thân thương và trong sáng nhất của tuổi học trò.Quê hương là thế đó. Nhắm mắt lại ta như thấy quê hương đã ở đó rồi, ở ngay bên trong trái tim mỗi con người.Thật thế, quê hương như máu thịt ta, kể từ khi lọt lòng, ta đã trao cho nó nửa linh hồn của mình vì vậy đi đâu cũng nhớ, cũng thương.
Hình ảnh “con bướm vàng” cũng là một hình ảnh quen thuộc, đáng yêu, bình lặng của làng quê. Nhà thơ Giang Nam khi nhớ về tuổi thơ “Có những ngày trốn học đuổi bướm cạnh cầu ao/ Mẹ bắt được chưa đánh roi nào đã khóc”, nhà thơ Huy Cận nhớ “Một buổi trưa không biết ở thời nào /Như buổi trưa nhè nhẹ trong ca dao / Có cu gáy, có bướm vàng nữa chứ”.Với Đỗ Trung Quân, ở bài thơ “Quê hương”, hình ảnh con đường đi học “rợp bướm vàng bay” đẹp như một giấc mơ, đẹp như trong truyện cổ tích vậy.
Quê hương bình dị như con diều biếc chao nghiêng trên bầu trời tuổi thơ. Quê hương còn là những cánh đồng bát ngát hương lúa, là con đò nhỏ khua nước bên dòng sông thơ mộng. Những hình ảnh được nhà thơ sử dụng thật bình dị mà vô cùng tinh tế.
“Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông”
Trong ta ai cũng có một quê hương, một vùng đất để khi đi xa mà thương, mà nhớ, một vùng đất để khi trưởng thành nhìn lại một thời của tuổi thơ với những kỷ niệm ngọt ngào...quê hương là những gì gắn bó, gần gũi, thân thuộc nhất với mỗi người, quê hương cho ta cảm xúc ngọt ngào, cho ta sự bình yên, thanh thản trong tâm hồn, cho ta sự yên ả, ấm êm như vòng tay ấm của bà, của mẹ để từ đó ta lớn lên, thành người. Quê hương là ánh trăng tỏ, là hình ảnh hoa cau rụng trắng thềm, là tất cả những gì thân thương, trìu mến khiến ai đi xa cũng nhớ về. Hơi thở ấm nồng của quê hương luôn bên ta, ru ta vào giấc ngủ bình yên, đem đến cho ta sự thanh thản, dịu êm:
“Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Là hương hoa đồng cỏ nội
Bay trong giấc ngủ đêm hè”
Những điều thân thuộc, những kỉ niệm dung dị và những ký ức dịu êm chính là quê hương, là nơi chôn rau cắt rốn của mỗi người. Bài thơ “Quê hương” của Đỗ Trung Quân cũng đẹp tựa như thế với hoa bí vàng, giậu mồng tơi, là những cánh hoa râm bụt, là đóa sen trắng tinh khiết.
“Quê hương là vàng hoa bí
Là hồng tím giậu mồng tơi
Là đỏ đôi bờ dâm bụt
Màu hoa sen trắng tinh khôi
Về với quê hương, như về với ký ức, như về với bản chất con người thuần túy, quê hương cho ta sự yên ả, tĩnh lặng, sự bình dị, thanh tịnh. Với ta, quê hương luôn gắn với vòng tay của bà, của mẹ, là nụ hôn, là giọt nước mắt. Ta muốn yêu, yêu hết tất cả mọi thứ của mảnh đất này! Quê hương trong thơ của Đỗ Trung Quân không chỉ đơn thuần là những hình ảnh của một vùng quê sông nước, mà còn chất chứa tâm hồn của dân tộc. Bài thơ giàu nhạc điệu và cảm xúc nên đã được phổ nhạc thành bài hát quen thuộc “Quê hương”. Mỗi người Việt Nam chúng ta thật xúc động khi nghe bài hát này..
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ…
“Quê hương” - hai tiếng “thiêng liêng” nhất của một đời người. Nó là mảnh đất chào đón sự khởi đầu của cuộc đời, một sinh linh. Con người ta không thể có hai quê hương cũng như không thể có hai người mẹ. Mảnh đất quê hương yêu dấu mà nơi ấy cho ta hạt gạo ta ăn, ngụm nước ta uống, là nơi đã đón nhận những bước chân chập chững đầu đời.Quê hương ấm áp, ngọt ngào như dòng sữa mẹ, nuôi lớn ta từng ngày, từng ngày. Với Đỗ Trung Quân “Quê hương” thân thương là thế, “yêu dấu là thế”. Từ “chỉ một” như muốn nhắc nhở chúng ta, quê hương là duy nhất, nếu ai không nhớ quê hương, nhớ về cội nguồn, gốc rễ, thì hẳn “ sẽ không lớn nổi thành người” - không bao giờ trưởng thành được.
Ba câu thơ kết bài như một lời nhắc nhở nhẹ nhàng – một hình ảnh so sánh mang ý nghĩa sâu sắc. Quê hương được so sánh với mẹ vì đó là nơi ta được sinh ra, được nuôi dưỡng lớn khôn, giống như người mẹ đã sinh thành nuôi ta khôn lớn, trưởng thành. Vì vậy, nếu ai không yêu quê hương, không nhớ quê hương mình thì không bao giờ trưởng thành được. Lời thơ nhắc nhở mỗi chúng ta hãy luôn sống và làm việc có ích, hãy biết yêu quê hương xứ sở, vì quê hương là mẹ và mẹ chính là quê hương và cũng bởi “Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở / Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn” (nhà thơ Chế Lan Viên).
“Bài học đầu cho con” của Đỗ Trung Quân không chỉ là tiếng lòng thiết tha yêu quê hương mà còn để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc bởi những hình thức nghệ thuật đặc sắc. Nhà thơ đã sử dụng biện pháp lặp từ ngữ, lặp cấu trúc ngữ pháp câu, biện pháp liệt kê, cấu trúc thơ vắt dòng rất đặc sắc. Khung cảnh làng quê trên mọi miền Tổ quốc Việt Nam hiện lên thân thương, giản dị mà xúc động lòng người.Những cặp câu thơ dần hiện lên như những thước phim quay chậm, cảnh vật có gần có xa, có mờ có tỏ, có lớn có nhỏ. Nhịp thơ đều đặn, nhịp nhàng, gần như cả bài thơ chỉ có một nhịp 2/4. Cả ba khổ thơ với những câu thơ cùng một nhịp, kết cấu giống nhau nhưng vẫn nhẹ nhàng, thanh thoát vô cùng. Phải chăng, vẻ đẹp của những hình ảnh thơ đã làm cho người đọc quên đi hình thức bên ngoài của ngôn ngữ? Nhà thơ đã biến cái không thể thành cái có thể, và được độc giả nồng nhiệt đón nhận bằng một sự đồng cảm rất tự nhiên. Quê hương là một khái niệm trừu tượng, nhà thơ đã cụ thể hoá nó bằng những hình ảnh sống động và hình ảnh so sánh đẹp: “Quê hương là chùm khế ngọt, đường đi học rợp bướm vàng bay, con diều biếc thả trên cánh đồng, con đò nhỏ khua nước ven sông, cầu tre nhỏ, nón lá nghiêng che, đêm trăng tỏ, hoa cau rụng trắng ngoài thềm”…Nhưng tất cả những điều đó lại làm nên một hình ảnh quê hương đẹp đẽ, lung linh, trọn vẹn và thiêng liêng. Nhà thơ Đỗ Trung Quân chắc hẳn yêu quê lắm mới có những hình ảnh so sánh đẹp và dễ đi vào lòng người đến thế!
Người xưa nói “hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần” quả không sai. Với lòng yêu quê hương thiết tha, nhà thơ Đỗ Trung Quân đã vẽ lên bức tranh quê hương mang hồn quê, cảnh quê, người quê trong bài thơ “Bài học đầu cho con” bằng một ngọn bút có thần…
Tố Hữu từng nói: “Một bài thơ hay là bài thơ đọc lên không còn thấy câu thơ mà chỉ còn thấy tình người và tôi muốn thơ phải thật gan ruột”.Thơ ca là câu hát được vang lên và thăng hoa từ tận sâu nơi xúc cảm của người nghệ sĩ để rồi những tác phẩm được ra đời từ đó, thơ ca bắt rễ từ tiếng lòng của người cầm bút và được nhà thơ tinh chắt ngôn ngữ để dệt nên cây đàn muôn điệu làm say đắm lòng người. Với lòng yêu quê hương thiết tha, nhà thơ Đỗ Trung Quân đã vẽ lên bức tranh quê hương mang hồn quê, cảnh quê, người quê trong bài thơ “Bài học đầu cho con” bằng một ngọn bút có thần…
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.