Câu hỏi:
13/07/2025 53
DẠ KHÚC CHO VẦNG TRĂNG
(Vũ Duy Thông)
Trăng non ngoài cửa sổ
Mảnh mai như lá lúa
Thổi nhẹ thôi là bay
Con ơi ngủ cho say
Để trăng thành chiếc lược
Chải nhẹ lên mái tóc
Để trăng thành lưỡi cày
Rạch bầu trời khuya nay
Trăng thấp thoáng cành cây
Tìm con ngoài cửa sổ
Cửa nhà mình bé quá
Trăng lặn trước mọi nhà
Vai mẹ thành võng đưa
Theo con vào giấc ngủ
Trăng thành con thuyền nhỏ
Đến bến bờ tình yêu…
(Duy Thông, theo https://www.thivien.net)
Bài thơ Dạ khúc cho vầng trăng được viết theo thể thơ nào? Nêu dấu hiệu nhận biết thể thơ.
DẠ KHÚC CHO VẦNG TRĂNG
(Vũ Duy Thông)
Trăng non ngoài cửa sổ
Mảnh mai như lá lúa
Thổi nhẹ thôi là bay
Con ơi ngủ cho say
Để trăng thành chiếc lược
Chải nhẹ lên mái tóc
Để trăng thành lưỡi cày
Rạch bầu trời khuya nay
Trăng thấp thoáng cành cây
Tìm con ngoài cửa sổ
Cửa nhà mình bé quá
Trăng lặn trước mọi nhà
Vai mẹ thành võng đưa
Theo con vào giấc ngủ
Trăng thành con thuyền nhỏ
Đến bến bờ tình yêu…
(Duy Thông, theo https://www.thivien.net)
Câu hỏi trong đề: (Ngữ liệu ngoài sgk) Dạ khúc cho vầng trăng !!
Quảng cáo
Trả lời:
- Thể thơ: Năm chữ
- Dấu hiệu nhận biết: Mỗi dòng thơ trong bài đều có năm chữ.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Chỉ ra và phân tích giá trị biểu đạt của biện pháp tu từ so sánh trong khổ thơ sau:
Trăng non ngoài của số
Mảnh mai như là lúa
Chỉ ra và phân tích giá trị biểu đạt của biện pháp tu từ so sánh trong khổ thơ sau:
Trăng non ngoài của số
Mảnh mai như là lúa
Lời giải của GV VietJack
- Tác giả đã sử dụng thành công biện pháp so sánh trong câu thơ “Trăng non ngoài cửa sổ/Mảnh mai như lá lúa”
- Biện pháp tu từ so sánh giúp câu thơ sinh động, hấp dẫn cuốn hút bạn đọc nhất là bạn đọc nhỏ tuổi. Hình ảnh trăng non hiện lên vô cùng duyên dáng, đáng yêu và thanh khiết. Trong lời ru con, người mẹ đã so sánh trăng non với lá lúa - vật gần gũi, quen thuộc với cuộc sống thường ngày của mẹ để rồi từ đó mẹ muốn ghi dấu trong lòng con về về tình yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp ngay cả từ những điều nhỏ bé và giản dị nhất. Khi con lớn lên con nhớ về những lời ru ngọt ngào của mẹ hồi bé thơ, những lời ru ấm áp ấy đã tưới mát tâm hồn con, thấm vào tuổi thơ con biết bao êm dịu và bình yên.
Câu 3:
Xác định tên và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:
“Trong thấp thoáng cành cây
Tìm con ngoài cửa sổ
Cửa nhà mình bé quá
Trong lặn trước mọi nhà"
Xác định tên và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:
“Trong thấp thoáng cành cây
Tìm con ngoài cửa sổ
Cửa nhà mình bé quá
Trong lặn trước mọi nhà"
Lời giải của GV VietJack
- Biện pháp tu từ được sử dụng là: Nhân hóa: “Trăng thấp thoáng cành cây / Tìm con ngoài cửa sổ”.
- Tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ:
+ Tác giả đã sử dụng từ ngữ chỉ hoạt động của con người “tìm” để chỉ hoạt động của vầng trăng giúp cho trăng trở nên sinh động, có hồn.
+ Trăng (trăng non) hiện lên như một bạn nhỏ rất đáng yêu đang tìm người để bầu bạn, vui chơi, hòa nhịp vào thế giới tâm hồn của trẻ thơ.
+ Biện pháp tu từ nhân hóa giúp cho câu thơ thêm hấp dẫn, sinh động, cuốn hút người đọc, đặc biệt là có sức lôi cuốn đối với bạn đọc nhỏ tuổi.
Câu 4:
Nêu cảm nhận của em về cái hay của nội dung hoặc đặc sắc nghệ thuật của bài thơ “Dạ khúc cho vầng trăng”.
Nêu cảm nhận của em về cái hay của nội dung hoặc đặc sắc nghệ thuật của bài thơ “Dạ khúc cho vầng trăng”.
Lời giải của GV VietJack
Cảm nhận của em về cái hay của nội dung hoặc đặc sắc nghệ thuật của bài thơ “Dạ khúc cho vầng trăng”:
- Nội dung: Bài thơ “Dạ khúc cho vầng trăng” được ví như một khúc hát ru con ngọt ngào, êm ái của người mẹ dành cho con. Bài thơ giúp người đọc cảm nhận sâu sắc hơn tình yêu thương con sâu nặng của người mẹ. Lời ru ân tình của mẹ đưa con vào giấc ngủ bình yên. Trăng non theo lời hát ru của mẹ đi vào giấc mơ của con một cách nhẹ nhàng, sâu lắng. Con ngủ say, vầng trăng hiện lên trong giấc mơ của con cũng mang nhiều hình dạng, sắc màu đáng yêu: trăng thành chiếc lược, trăng thành lưỡi cày, trăng thành con thuyền nhỏ,…
- Nghệ thuật: Bài thơ viết theo thể thơ năm chữ cùng những hình ảnh thơ trong sáng, bình dị phù hợp với thế giới tâm hồn trẻ thơ dễ nhớ, dễ thuộc. Nhà thơ sử dụng các biện pháp tu từ: nhân hóa, liệt kê, so sánh, điệp ngữ,… khiến bài thơ trở nên sinh động, diễn tả sâu sắc tình mẫu tử, tình cảm mẹ con thiêng liêng, sâu sắc.
Hot: 500+ Đề thi thử tốt nghiệp THPT các môn, ĐGNL các trường ĐH... file word có đáp án (2025). Tải ngay
- Sổ tay Ngữ Văn 12 (chương trình mới) ( 18.000₫ )
- 30 Bộ đề, Tổng ôn, sổ tay NLXH, sổ tay trọng tâm môn Ngữ Văn (có đáp án chi tiết) ( 60.000₫ )
- Sổ tay lớp 12 các môn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa, KTPL (chương trình mới) ( 36.000₫ )
- Tuyển tập 30 đề thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội, TP Hồ Chí Minh (2 cuốn) ( 150.000₫ )
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Lời giải
- Đảm bảo yêu cầu về hình thức, dung lượng
+ Viết đúng hình thức bài văn đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết bài.
+ Đảm bảo dung lượng khoảng 600 chữ.
- Xác định đúng vấn đề nghị luận: Phân tích bài thơ “Dạ khúc cho vầng trăng” của Vũ Duy Thông.”.
- Lựa chọn được các thao tác lập luận phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn lí lẽ và dẫn chứng; trình bày được hệ thống ý phù hợp theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận. Có thể triển khai theo hướng:
* Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Vũ Duy Thông – một nhà thơ có giọng thơ trữ tình, sâu lắng.
- Dẫn dắt vào bài thơ Dạ khúc cho vầng trăng – một khúc hát nhẹ nhàng, giàu cảm xúc về tình mẹ, tình yêu thương trong khung cảnh đêm thanh bình.
- Nêu khái quát vấn đề nghị luận: bài thơ thể hiện tình mẫu tử sâu đậm và vẻ đẹp của trăng thông qua nghệ thuật nhân hóa, hình ảnh sáng tạo.
* Thân bài:
1. Cảm hứng và chủ đề bài thơ
- Cảm hứng từ hình ảnh trăng đêm gắn với giấc ngủ của con và lời ru của mẹ.
- Bài thơ thể hiện tình yêu thương trìu mến của người mẹ dành cho con, đồng thời ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên, cụ thể là ánh trăng trong đêm.
2. Phân tích nội dung và hình ảnh thơ
Khổ 1:
- Hình ảnh trăng non “mảnh mai như lá lúa” – gợi sự mỏng manh, dịu nhẹ.
- Lời mẹ vỗ về: “Con ơi ngủ cho say” – chất ru ngọt ngào, thấm đượm tình thương.
- Trăng được nhân hóa thành “chiếc lược” chải tóc, “lưỡi cày” rạch bầu trời – hình ảnh sáng tạo, gần gũi với đời sống nông thôn, gợi liên tưởng đến hành động chăm sóc, vun trồng tình yêu thương.
Khổ 2:
- Trăng “tìm con”, “lặn trước mọi nhà” vì “cửa nhà mình bé quá” – vừa thực vừa ẩn dụ: trăng không thể vào, nhưng tình yêu thì vẫn hiện diện.
- Hình ảnh “vai mẹ thành võng đưa” – biểu tượng cho sự chở che, nâng giấc của mẹ dành cho con.
- Trăng hóa “con thuyền nhỏ” đưa con “đến bến bờ tình yêu” – liên tưởng thơ mộng về giấc mơ tuổi thơ, cuộc sống êm đềm, hạnh phúc trong tình thương của mẹ.
3. Nghệ thuật đặc sắc
- Hình ảnh sáng tạo: trăng được chuyển hóa thành nhiều vật thể gần gũi như lược, lưỡi cày, thuyền… => tăng tính biểu cảm, giàu hình tượng.
- Biện pháp tu từ:
+ Nhân hóa, ẩn dụ làm nổi bật vai trò của trăng như người bạn đồng hành, chia sẻ giấc ngủ với con.
+ Điệp từ (“để trăng thành”, “trăng thành…”) tạo nhịp điệu du dương, giống lời ru.
+ Giọng điệu thơ: ngọt ngào, trìu mến như tiếng ru con ngủ.
+ Thể thơ tự do: tạo điều kiện linh hoạt trong nhịp điệu, cách biểu đạt cảm xúc.
4. Thông điệp, tư tưởng bài thơ
- Tình mẫu tử là ngọn nguồn nuôi dưỡng yêu thương và giấc mơ tuổi thơ.
- Trăng không chỉ là hình ảnh thiên nhiên mà còn là biểu tượng cho sự thuần khiết, dịu dàng, gắn liền với ký ức tuổi thơ.
- Trân trọng những điều giản dị mà thiêng liêng trong cuộc sống: tình yêu gia đình, giấc ngủ con trẻ, bóng dáng người mẹ tảo tần.
* Kết bài
- Khẳng định vẻ đẹp của bài thơ ở sự kết hợp hài hòa giữa nội dung cảm động và nghệ thuật biểu đạt tinh tế.
- Gợi suy nghĩ về tình yêu thương gia đình, những phút giây bình dị nhưng sâu sắc trong đời sống.
Bài văn tham khảo
Bài thơ Dạ khúc cho vầng trăng của Vũ Duy Thông là một khúc hát dịu dàng, đầy chất trữ tình về tình mẹ – con trong một không gian đêm thanh vắng, ấm áp. Với hình ảnh vầng trăng được nhân hóa độc đáo, bài thơ không chỉ gợi ra vẻ đẹp bình yên của tuổi thơ mà còn thấm đẫm tình yêu thương, chở che của người mẹ dành cho con.
Ngay từ khổ đầu, nhà thơ đã mở ra một khung cảnh đêm với hình ảnh “trăng non ngoài cửa sổ / mảnh mai như lá lúa”. Trăng hiện lên mong manh, nhẹ nhàng như chính giấc ngủ của đứa con nhỏ. Hình ảnh trăng ấy gắn liền với lời ru của mẹ: “Con ơi ngủ cho say”, vừa là lời yêu thương, vừa là mong ước con có một giấc ngủ an lành. Trong thế giới giàu tưởng tượng của mẹ, trăng không chỉ là ánh sáng ngoài cửa sổ, mà còn hóa thân thành “chiếc lược” chải tóc, “lưỡi cày” rạch trời. Những hình ảnh thơ mộng ấy gợi cảm giác về sự chăm chút dịu dàng và ước vọng vun đắp cho một cuộc sống yên ấm.
Bước sang khổ thơ tiếp theo, hình ảnh trăng tiếp tục được nhân hóa, gần gũi và xúc động hơn. Trăng “tìm con ngoài cửa sổ” nhưng “cửa nhà mình bé quá / trăng lặn trước mọi nhà”. Câu thơ vừa gợi thực – không gian nhỏ bé – vừa ẩn chứa nỗi niềm sâu sắc về hoàn cảnh sống, gợi lên cảm giác thiếu thốn, thiệt thòi. Tuy vậy, tình mẹ vẫn luôn hiện diện, bao bọc đứa con: “vai mẹ thành võng đưa / theo con vào giấc ngủ”. Mẹ không chỉ là người chăm sóc, mà còn là nhịp đưa dịu dàng dìu con vào mộng đẹp. Hình ảnh cuối cùng – “trăng thành con thuyền nhỏ / đến bến bờ tình yêu” – là kết tinh của cả bài thơ. Trăng hóa thuyền chở con đi giữa không gian yêu thương của mẹ, dẫn con đến tương lai tràn ngập hạnh phúc.
Thành công của bài thơ còn nằm ở nghệ thuật biểu đạt tinh tế. Những hình ảnh nhân hóa độc đáo khiến vầng trăng trở thành biểu tượng sống động của tình mẹ. Cách sử dụng phép điệp “trăng thành…” tạo âm hưởng ru vỗ, êm dịu, như chính giọng của người mẹ ru con. Giọng điệu bài thơ tha thiết, nhẹ nhàng, mang đậm chất dân ca. Hơn nữa, thể thơ tự do góp phần tạo nên sự linh hoạt trong nhịp thơ, giúp cảm xúc tuôn chảy tự nhiên, không gò bó.
Dạ khúc cho vầng trăng không chỉ là bài thơ về một đêm trăng hay một giấc ngủ trẻ thơ, mà là bản tình ca dịu ngọt về tình mẫu tử. Bài thơ nhắc nhở chúng ta trân trọng tình cảm gia đình, những điều bình dị nhưng thiêng liêng trong cuộc sống: ánh trăng đêm, giấc ngủ con thơ, vòng tay mẹ ấm. Từ đó, mỗi người thêm yêu thương, thấu hiểu và nâng niu hơn những khoảnh khắc bình yên bên người thân yêu.
Lời giải
- Đảm bảo yêu cầu về hình thức, dung lượng
+ Viết đúng hình thức đoạn văn (diễn dịch, quy nạp, móc xích…).
+ Đảm bảo dung lượng khoảng 200 chữ.
- Xác định đúng vấn đề nghị luận
+ Phân tích đặc sắc nghệ thuật của văn bản “Dạ khúc cho vầng trăng” – Vũ Duy Thông.
- Hệ thống ý:
+ Hình ảnh trăng giàu tính biểu tượng
. Trăng được nhân hóa thành nhiều hình tượng gần gũi: chiếc lược, lưỡi cày, con thuyền…
. Gợi sự dịu dàng, mộng mơ, ấm áp của đêm trăng trong giấc ngủ tuổi thơ.
. Trăng vừa là thiên nhiên, vừa hóa thân cho tình mẹ, cho những điều dịu dàng nhất.
+ Biện pháp tu từ đặc sắc
. Nhân hóa: trăng chải tóc, rạch bầu trời, tìm con, thành con thuyền… tạo không khí huyền ảo, ấm áp.
. Ẩn dụ – biểu tượng: trăng là tình yêu, là mẹ, là sự che chở và yên bình.
. Điệp từ, điệp cấu trúc: “Để trăng thành…”, “Trăng thành…” tạo nhịp điệu dịu dàng như lời ru.
+ Giọng điệu và thể thơ
. Giọng thơ nhẹ nhàng, âu yếm như lời mẹ ru con.
. Thể thơ tự do kết hợp ngôn ngữ giản dị, gần gũi, dễ gợi xúc cảm.
=> Góp phần thể hiện vẻ đẹp của trăng, của tình mẫu tử và sự bình yên trong đêm.
- Phát triển đoạn văn logic, thuyết phục
+ Dẫn chứng từ bài thơ để minh chứng cho nhận định.
+ Thể hiện rõ suy nghĩ về đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.
- Đảm bảo ngữ pháp, liên kết:
+ Trình bày rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả.
- Sáng tạo
+ Cách diễn đạt mới mẻ, có suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
Đoạn văn tham khảo
Bài thơ Dạ khúc cho vầng trăng của Vũ Duy Thông gây ấn tượng sâu sắc nhờ nhiều đặc sắc nghệ thuật tinh tế và giàu cảm xúc. Trăng trong bài thơ không chỉ là hình ảnh thiên nhiên quen thuộc mà còn được nhân hóa thành chiếc lược, lưỡi cày, con thuyền… – những biểu tượng gần gũi, thân thiết với đời sống con người. Nhờ đó, trăng trở thành hiện thân của tình yêu thương, của sự vỗ về và che chở trong giấc ngủ tuổi thơ. Biện pháp tu từ nhân hóa và ẩn dụ được sử dụng linh hoạt, gợi nên một không gian tràn đầy chất mộng mơ và ấm áp. Những điệp cấu trúc như “Để trăng thành…”, “Trăng thành…” tạo nhịp điệu êm ái như lời ru của mẹ, khiến âm hưởng bài thơ trở nên ngọt ngào và sâu lắng. Thể thơ tự do kết hợp với ngôn ngữ giản dị, giàu tính hình ảnh càng góp phần thể hiện vẻ đẹp dịu dàng của tình mẫu tử và khung cảnh đêm thanh bình. Nhờ nghệ thuật biểu đạt tinh tế, bài thơ không chỉ là một khúc ru con, mà còn là khúc hát chan chứa yêu thương dành cho cuộc sống và con người.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.