(Ngữ liệu ngoài sgk) Dạ khúc cho vầng trăng
8 người thi tuần này 4.6 8 lượt thi 6 câu hỏi 45 phút
🔥 Đề thi HOT:
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 4)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 3)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 2)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 4)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 2)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 1)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Cánh diều có đáp án (Đề 2)
Nội dung liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Đoạn văn 1
DẠ KHÚC CHO VẦNG TRĂNG
(Vũ Duy Thông)
Trăng non ngoài cửa sổ
Mảnh mai như lá lúa
Thổi nhẹ thôi là bay
Con ơi ngủ cho say
Để trăng thành chiếc lược
Chải nhẹ lên mái tóc
Để trăng thành lưỡi cày
Rạch bầu trời khuya nay
Trăng thấp thoáng cành cây
Tìm con ngoài cửa sổ
Cửa nhà mình bé quá
Trăng lặn trước mọi nhà
Vai mẹ thành võng đưa
Theo con vào giấc ngủ
Trăng thành con thuyền nhỏ
Đến bến bờ tình yêu…
(Duy Thông, theo https://www.thivien.net)
Lời giải
- Thể thơ: Năm chữ
- Dấu hiệu nhận biết: Mỗi dòng thơ trong bài đều có năm chữ.
Lời giải
- Tác giả đã sử dụng thành công biện pháp so sánh trong câu thơ “Trăng non ngoài cửa sổ/Mảnh mai như lá lúa”
- Biện pháp tu từ so sánh giúp câu thơ sinh động, hấp dẫn cuốn hút bạn đọc nhất là bạn đọc nhỏ tuổi. Hình ảnh trăng non hiện lên vô cùng duyên dáng, đáng yêu và thanh khiết. Trong lời ru con, người mẹ đã so sánh trăng non với lá lúa - vật gần gũi, quen thuộc với cuộc sống thường ngày của mẹ để rồi từ đó mẹ muốn ghi dấu trong lòng con về về tình yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp ngay cả từ những điều nhỏ bé và giản dị nhất. Khi con lớn lên con nhớ về những lời ru ngọt ngào của mẹ hồi bé thơ, những lời ru ấm áp ấy đã tưới mát tâm hồn con, thấm vào tuổi thơ con biết bao êm dịu và bình yên.
Lời giải
- Biện pháp tu từ được sử dụng là: Nhân hóa: “Trăng thấp thoáng cành cây / Tìm con ngoài cửa sổ”.
- Tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ:
+ Tác giả đã sử dụng từ ngữ chỉ hoạt động của con người “tìm” để chỉ hoạt động của vầng trăng giúp cho trăng trở nên sinh động, có hồn.
+ Trăng (trăng non) hiện lên như một bạn nhỏ rất đáng yêu đang tìm người để bầu bạn, vui chơi, hòa nhịp vào thế giới tâm hồn của trẻ thơ.
+ Biện pháp tu từ nhân hóa giúp cho câu thơ thêm hấp dẫn, sinh động, cuốn hút người đọc, đặc biệt là có sức lôi cuốn đối với bạn đọc nhỏ tuổi.
Lời giải
Cảm nhận của em về cái hay của nội dung hoặc đặc sắc nghệ thuật của bài thơ “Dạ khúc cho vầng trăng”:
- Nội dung: Bài thơ “Dạ khúc cho vầng trăng” được ví như một khúc hát ru con ngọt ngào, êm ái của người mẹ dành cho con. Bài thơ giúp người đọc cảm nhận sâu sắc hơn tình yêu thương con sâu nặng của người mẹ. Lời ru ân tình của mẹ đưa con vào giấc ngủ bình yên. Trăng non theo lời hát ru của mẹ đi vào giấc mơ của con một cách nhẹ nhàng, sâu lắng. Con ngủ say, vầng trăng hiện lên trong giấc mơ của con cũng mang nhiều hình dạng, sắc màu đáng yêu: trăng thành chiếc lược, trăng thành lưỡi cày, trăng thành con thuyền nhỏ,…
- Nghệ thuật: Bài thơ viết theo thể thơ năm chữ cùng những hình ảnh thơ trong sáng, bình dị phù hợp với thế giới tâm hồn trẻ thơ dễ nhớ, dễ thuộc. Nhà thơ sử dụng các biện pháp tu từ: nhân hóa, liệt kê, so sánh, điệp ngữ,… khiến bài thơ trở nên sinh động, diễn tả sâu sắc tình mẫu tử, tình cảm mẹ con thiêng liêng, sâu sắc.
Lời giải
- Đảm bảo yêu cầu về hình thức, dung lượng
+ Viết đúng hình thức đoạn văn (diễn dịch, quy nạp, móc xích…).
+ Đảm bảo dung lượng khoảng 200 chữ.
- Xác định đúng vấn đề nghị luận
+ Phân tích đặc sắc nghệ thuật của văn bản “Dạ khúc cho vầng trăng” – Vũ Duy Thông.
- Hệ thống ý:
+ Hình ảnh trăng giàu tính biểu tượng
. Trăng được nhân hóa thành nhiều hình tượng gần gũi: chiếc lược, lưỡi cày, con thuyền…
. Gợi sự dịu dàng, mộng mơ, ấm áp của đêm trăng trong giấc ngủ tuổi thơ.
. Trăng vừa là thiên nhiên, vừa hóa thân cho tình mẹ, cho những điều dịu dàng nhất.
+ Biện pháp tu từ đặc sắc
. Nhân hóa: trăng chải tóc, rạch bầu trời, tìm con, thành con thuyền… tạo không khí huyền ảo, ấm áp.
. Ẩn dụ – biểu tượng: trăng là tình yêu, là mẹ, là sự che chở và yên bình.
. Điệp từ, điệp cấu trúc: “Để trăng thành…”, “Trăng thành…” tạo nhịp điệu dịu dàng như lời ru.
+ Giọng điệu và thể thơ
. Giọng thơ nhẹ nhàng, âu yếm như lời mẹ ru con.
. Thể thơ tự do kết hợp ngôn ngữ giản dị, gần gũi, dễ gợi xúc cảm.
=> Góp phần thể hiện vẻ đẹp của trăng, của tình mẫu tử và sự bình yên trong đêm.
- Phát triển đoạn văn logic, thuyết phục
+ Dẫn chứng từ bài thơ để minh chứng cho nhận định.
+ Thể hiện rõ suy nghĩ về đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.
- Đảm bảo ngữ pháp, liên kết:
+ Trình bày rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả.
- Sáng tạo
+ Cách diễn đạt mới mẻ, có suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
Đoạn văn tham khảo
Bài thơ Dạ khúc cho vầng trăng của Vũ Duy Thông gây ấn tượng sâu sắc nhờ nhiều đặc sắc nghệ thuật tinh tế và giàu cảm xúc. Trăng trong bài thơ không chỉ là hình ảnh thiên nhiên quen thuộc mà còn được nhân hóa thành chiếc lược, lưỡi cày, con thuyền… – những biểu tượng gần gũi, thân thiết với đời sống con người. Nhờ đó, trăng trở thành hiện thân của tình yêu thương, của sự vỗ về và che chở trong giấc ngủ tuổi thơ. Biện pháp tu từ nhân hóa và ẩn dụ được sử dụng linh hoạt, gợi nên một không gian tràn đầy chất mộng mơ và ấm áp. Những điệp cấu trúc như “Để trăng thành…”, “Trăng thành…” tạo nhịp điệu êm ái như lời ru của mẹ, khiến âm hưởng bài thơ trở nên ngọt ngào và sâu lắng. Thể thơ tự do kết hợp với ngôn ngữ giản dị, giàu tính hình ảnh càng góp phần thể hiện vẻ đẹp dịu dàng của tình mẫu tử và khung cảnh đêm thanh bình. Nhờ nghệ thuật biểu đạt tinh tế, bài thơ không chỉ là một khúc ru con, mà còn là khúc hát chan chứa yêu thương dành cho cuộc sống và con người.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.