Câu hỏi:

17/07/2025 8 Lưu

Nhà bạn An (vị trí \[A\] trên hình vẽ) cách nhà bạn Châu (vị trí \[C\] trên hình vẽ) \[600\,\,{\rm{m}}\]và cách nhà bạn Bình (vị trí \[B\] trên hình vẽ) \[450\,\,{\rm{m}}.\] Biết rằng 3 vị trí: nhà An, nhà Bình và nhà Châu là ba đỉnh của một tam giác vuông (như hình vẽ). Tính khoảng cách từ nhà Bình đến nhà Châu.

Nhà bạn An (vị trí   A   trên hình vẽ) cách nhà bạn Châu (vị trí   C   trên hình vẽ)   600 m  và cách nhà bạn Bình (vị trí   B   trên hình vẽ)   450 m .   Biết rằng 3 vị trí: nhà An, nhà Bình và nhà Châu là ba đỉnh của một tam giác vuông (như hình vẽ). Tính khoảng cách từ nhà Bình đến nhà Châu. (ảnh 1)

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Trong hình vẽ trên, ta thấy tam giác \(ABC\) vuông tại \(A\) nên ta có:

\[B{C^2} = A{B^2} + A{C^2}\] (theo định lí Pythagore)

\[B{C^2} = {450^2} + {600^2} = 562{\rm{ }}500\]

Suy ra \[BC = \sqrt {562{\rm{ }}500} = 750\,\,\left( {\rm{m}} \right).\]

Vậy khoảng cách từ nhà Bình đến nhà Châu là \[750{\rm{ m}}\].

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

Hướng dẫn giải

Đáp án:

a) Sai.

b) Đúng.

c) Sai.

d) Sai.

Cho   Δ A B C   vuông tại   A   có   A B < A C ,   đường cao   A H .   Từ   H   kẻ   H M ⊥ A B ( M ∈ A B ) .   Kẻ   H N ⊥ A C ( N ∈ A C ) .   Trên tia đối của tia   M H   lấy điểm   P   sao cho   M   là trung điểm của   P H .   Gọi   I   là trung điểm của   H C ,   lấy   K   trên tia   A I   sao cho   I   là trung điểm của   A K ; M N   cắt   A H   tại   O ,     C O   cắt   A K   tại   D .    a)   ˆ H K C = 1 2 ˆ H A C  .  b) Tứ giác   A M H N   là hình chữ nhật.  c) Tứ giác   M N C K   là hình thang vuông.  d)   A K = 2 A D  . (ảnh 1)

⦁ Tứ giác \(AHKC\) có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm \(I\) của mỗi đường nên là hình bình hành nên \(\widehat {HKC} = \widehat {HAC}\). Do đó ý a) sai.

⦁ Xét tứ giác \(AMHN\) có \(\widehat {AMH} = \widehat {MAN} = \widehat {ANH} = {\rm{90^\circ }}\)

Do đó tứ giác \[AMHN\] là hình chữ nhật. Do đó ý b) đúng.

⦁ Khi đó \(OA = ON = OM = OH\) nên \(\Delta OMH\) cân tại \(O\,.\)

Suy ra \(\widehat {OMH} = \widehat {OHM}\) mà \(\widehat {HKC} = \widehat {OHM}\) (so le trong) nên \(\widehat {HKC} = \widehat {OMH}\).

Mặt khác \(\widehat {HKC} = \widehat {HAC}\) (chứng minh ý a) nên \(\widehat {OMH} = \widehat {HKC}\).

Hình thang \(MNCK\) có hai góc kề một đáy bằng nhau nên là hình thang cân. Do đó ý c) sai.

⦁ Vì \(\Delta AHC\) có hai đường trung tuyến \(AI,\,\,CO\) cắt nhau tại \(D\) nên \(D\) là trọng tâm nên

\(AD = \frac{2}{3}AI\) mà \(AI = \frac{1}{2}AK\).

Thay vào ta được \(AD = \frac{2}{3} \cdot \frac{1}{2}AK = \frac{1}{3}AK\) nên \(AK = 3AD\). Do đó ý d) sai.

Lời giải

Hướng dẫn giải

Đáp số: 325.

Ta có \[\widehat A + \widehat B = 360^\circ - 80^\circ - 60^\circ = 220^\circ \].

Mà \(\widehat A - \widehat B = 10^\circ \) nên \[\widehat A = \frac{{220^\circ + 10^\circ }}{2} = 115^\circ \,;\,\,\widehat B = 220^\circ - 115^\circ = 105^\circ .\]

Do đó \(\widehat A + 2\widehat B = 115^\circ + 2 \cdot 105^\circ = 325^\circ .\)

Vậy \(\widehat A + 2\widehat B = 325^\circ .\)