Cho thông tin sau: trong giai đoạn 2020-2024, kinh tế Việt Nam đã trải qua nhiều biến động, từ tác động của đại dịch COVID-19 đến sự phục hồi kinh tế. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), sau giai đoạn tăng trưởng chậm lại vào năm 2023, nền kinh tế Việt Nam có dấu hiệu phục hồi, với dự báo tăng trưởng đạt 5,5% trong năm 2024 và tăng lên 6% vào năm 2025. Sự phục hồi được hỗ trợ bởi tiêu dùng nội địa, xuất khẩu, đầu tư công, và dòng vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, các rủi ro như tín dụng xấu và khó khăn trong lĩnh vực bất động sản vẫn hiện hữu.
Câu hỏi: Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang phục hồi sau đại dịch COVID-19, quốc gia hiện đang đối mặt với các thách thức trong việc duy trì sự tăng trưởng kinh tế ổn định và phát triển bền vững. Theo bạn, cần triển khai những chính sách nào để thúc đẩy tang trưởng và phát triển kinh tế bền vững? Hãy đề xuất các biện pháp chính sách an sinh xã hội nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, bảo vệ công bằng xã hội và hỗ trợ những khu vực bị ảnh hưởng bởi khó khăn kinh tế.
Cho thông tin sau: trong giai đoạn 2020-2024, kinh tế Việt Nam đã trải qua nhiều biến động, từ tác động của đại dịch COVID-19 đến sự phục hồi kinh tế. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), sau giai đoạn tăng trưởng chậm lại vào năm 2023, nền kinh tế Việt Nam có dấu hiệu phục hồi, với dự báo tăng trưởng đạt 5,5% trong năm 2024 và tăng lên 6% vào năm 2025. Sự phục hồi được hỗ trợ bởi tiêu dùng nội địa, xuất khẩu, đầu tư công, và dòng vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, các rủi ro như tín dụng xấu và khó khăn trong lĩnh vực bất động sản vẫn hiện hữu.
Câu hỏi: Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang phục hồi sau đại dịch COVID-19, quốc gia hiện đang đối mặt với các thách thức trong việc duy trì sự tăng trưởng kinh tế ổn định và phát triển bền vững. Theo bạn, cần triển khai những chính sách nào để thúc đẩy tang trưởng và phát triển kinh tế bền vững? Hãy đề xuất các biện pháp chính sách an sinh xã hội nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, bảo vệ công bằng xã hội và hỗ trợ những khu vực bị ảnh hưởng bởi khó khăn kinh tế.
Quảng cáo
Trả lời:
I. Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế, mối quan hệ với phát triển bền vững, và an sinh xã hội (8 ý):
- Khái niệm tăng trưởng kinh tế:Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng quy mô sản lượng của một nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định, thường được đo lường bằng GDP hoặc tốc độ tăng trưởng kinh tế.
- Vai trò của tăng trưởng kinh tế:Tăng trưởng kinh tế cung cấp nguồn lực cần thiết để giải quyết đói nghèo, nâng cao thu nhập và phúc lợi xã hội, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống.
- Khái niệm phát triển kinh tế:Phát triển kinh tế bao gồm tăng trưởng kinh tế ổn định, dài hạn, kèm theo chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đảm bảo tiến bộ xã hội, thúc đẩy công bằng và bền vững.
- Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế:Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần cho phát triển kinh tế, nhưng phát triển kinh tế đòi hỏi tăng trưởng phải đi đôi với tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.
- Khái niệm an sinh xã hội:An sinh xã hội là hệ thống các chính sách do Nhà nước và các tổ chức xã hội thực hiện nhằm giảm nghèo, giảm rủi ro mất thu nhập, bảo vệ người dân, đảm bảo công bằng và ổn định xã hội.
- Hệ thống chính sách an sinh xã hội hiện nay:
+ Chính sách việc làm, thu nhập, giảm nghèo: Tạo việc làm, cải thiện thu nhập, hỗ trợ người nghèo thoát nghèo.
+ Chính sách bảo hiểm xã hội: Bảo vệ lao động khi gặp rủi ro như thất nghiệp, tai nạn, nghỉ hưu.
+ Chính sách trợ giúp xã hội: Hỗ trợ người yếu thế như người cao tuổi, khuyết tật, trẻ em khó khăn.
+ Chính sách dịch vụ xã hội cơ bản: Đảm bảo tiếp cận giáo dục, y tế, nhà ở và nước sạch.
- Vai trò của an sinh xã hội trong phát triển kinh tế:An sinh xã hội đảm bảo sự ổn định xã hội, hỗ trợ các nhóm yếu thế, giảm bất bình đẳng và góp phần nâng cao năng suất lao động.
- Kết luận lý thuyết:Kết hợp tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế bền vững và chính sách an sinh xã hội là yếu tố cốt lõi để xây dựng một nền kinh tế ổn định và phát triển toàn diện.
II. Phân tích tình huống dựa trên dữ liệu cung cấp (8 ý):
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế phục hồi tích cực (gắn với ý 1 và 2 lý thuyết):Theo Ngân hàng Thế giới (WB), sau khi chậm lại năm 2023, kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 5,5% năm 2024 và 6% năm 2025. Sự phục hồi này là minh chứng rõ ràng về vai trò của tăng trưởng kinh tế trong việc tạo nguồn lực cải thiện đời sống, đồng thời cung cấp cơ sở tài chính cho các chính sách phát triển kinh tế và an sinh xã hội.
- Tiêu dùng nội địa và đầu tư công là động lực chính (gắn với ý 3 và 6 lý thuyết):Đề bài chỉ ra tiêu dùng nội địa và đầu tư công đóng vai trò quan trọng trong sự phục hồi. Điều này không chỉ thúc đẩy tăng trưởng mà còn cải thiện thu nhập người dân, giảm bất bình đẳng thông qua các dự án tạo việc làm. Đây là cách thực hiện chính sách việc làm, thu nhập và giảm nghèo hiệu quả.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua xuất khẩu và đầu tư nước ngoài (gắn với ý 4 và 6 lý thuyết):Xuất khẩu và dòng vốn FDI là động lực quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam, từ lĩnh vực nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Điều này phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế dài hạn, góp phần nâng cao chất lượng việc làm và giảm nghèo.
- Rủi ro từ tín dụng xấu và lĩnh vực bất động sản (gắn với ý 5 lý thuyết):Bất động sản gặp khó khăn, tín dụng xấu ảnh hưởng đến khả năng duy trì thu nhập và công việc của người lao động. Trong tình huống này, chính sách bảo hiểm xã hội và trợ giúp xã hội cần được triển khai để bảo vệ người dân trước những biến động kinh tế tiêu cực.
- Tác động xã hội từ đại dịch COVID-19 (gắn với ý 5 và 6 lý thuyết):Đại dịch đã làm gia tăng mức độ nghèo đói và khó khăn tiếp cận dịch vụ cơ bản như y tế và giáo dục. Chính sách dịch vụ xã hội cơ bản, đặc biệt là hỗ trợ người nghèo, trở nên quan trọng trong bối cảnh này để đảm bảo an sinh xã hội và thúc đẩy phục hồi.
- Phát triển bền vững thông qua các chính sách giảm thiểu rủi ro (gắn với ý 7 lý thuyết):Để duy trì tăng trưởng dài hạn, cần giải quyết các rủi ro kinh tế hiện hữu, đi đôi với bảo vệ môi trường. Việc tập trung vào quản lý nguồn lực tự nhiên và áp dụng công nghệ sạch sẽ hỗ trợ phát triển kinh tế bền vững.
- Tăng trưởng đi kèm với công bằng xã hội (gắn với ý 7 lý thuyết):Cần đảm bảo rằng sự phục hồi kinh tế không làm gia tăng bất bình đẳng, đặc biệt trong tiếp cận dịch vụ cơ bản như giáo dục và y tế. Điều này đòi hỏi các chính sách an sinh xã hội toàn diện, giảm thiểu tác động của các rủi ro kinh tế lên người yếu thế.
- Tạo tiền đề cho phát triển lâu dài (gắn với ý 8 lý thuyết):Sự phục hồi của Việt Nam, dù còn đối mặt với thách thức, là cơ hội để tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng bền vững. Tăng trưởng kinh tế sẽ là nền tảng để đầu tư vào hạ tầng, con người, và bảo đảm an sinh xã hội cho các thế hệ tương lai.
Kết luận: Phân tích tình huống từ dữ liệu trong đề bài cho thấy Việt Nam đang trong giai đoạn phục hồi kinh tế với các thách thức và cơ hội đan xen. Kết hợp các chính sách tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững, và hệ thống an sinh xã hội sẽ là chìa khóa để đạt được sự ổn định và phát triển lâu dài.
Hot: 500+ Đề thi thử tốt nghiệp THPT các môn, ĐGNL các trường ĐH... file word có đáp án (2025). Tải ngay
- 20 đề thi tốt nghiệp môn Giáo dục Kinh tế và pháp luật (có đáp án chi tiết) ( 36.000₫ )
- 500 Bài tập tổng ôn Giáo dục kinh tế và pháp luật (Form 2025) ( 36.000₫ )
- Sổ tay lớp 12 các môn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa, KTPL (chương trình mới) ( 36.000₫ )
- Tổng ôn lớp 12 môn Toán, Lí, Hóa, Văn, Anh, Sinh Sử, Địa, KTPL (Form 2025) ( 36.000₫ )
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Lời giải
Tăng trưởng kinh tế là: sự gia tăng về quy mô sản lượng của một nền kinh tế trong một thời kì nhất định so với thời kì gốc. |
Khẳng định: Đồng ý với quan điểm: Tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội có mối quan hệ biện chứng với nhau, vừa là tiền đề, vừa là điều kiện của nhau. |
Công bằng xã hội thể hiện ở việc con người có cơ hội được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ cơ bản như y tế, giáo dục |
Tiến bộ xã hội: là sự phát triển con người một cách toàn diện, phát triển các quan hệ xã hội công bằng và dân chủ. Bao gồm: Chỉ số phát triển con người; bình đẳng xã hội; vấn đề đói nghèo |
Tăng trưởng kinh tế là điều kiện để thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội. Bởi tăng trưởng kinh tế cao và bền vững là thước đo của tiến bộ và công bằng xã hội. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện vật chất bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội. Mỗi bước tiến của tăng trưởng kinh tế gắn với việc từng bước thực hiện mục tiêu tiến bộ, công bằng xã hội ở từng giai đoạn phát triển của đất nước. Lấy ví dụ dẫn chứng |
Tăng trưởng kinh tế làm cho mức thu nhập của dân cư tăng, phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sống của cộng đồng được cải thiện như: tăng tuổi thọ, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ em, tăng khả năng trẻ em được giáo dục tại trường học cũng như giảm tỷ lệ mắc các căn bệnh hiểm nghèo, ung thư,… |
Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm, tăng tỷ lệ có việc làm đồng thời qua đó giảm tỷ lệ thất nghiệp ở người lao động hiện nay đặc biệt là những người trẻ tuổi. Khi một nền kinh tế có tỷ lệ tăng trưởng cao thì một trong những nguyên nhân quan trọng là đã sử dụng tốt hơn lực lượng lao động. Vì vậy, tăng trưởng kinh tế nhanh thì thất nghiệp có xu hướng giảm |
Tiến bộ, công bằng xã hội là nhân tố động lực để có tăng trưởng kinh tế cao, ổn định và bền vững; Lấy ví dụ dẫn chứng |
- Tiến bộ, công bằng xã hội là biểu hiện của tăng trưởng kinh tế. Như vậy, tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội không phải là những yếu tố đối lập mà có quan hệ nhân quả với nhau. Lấy ví dụ dẫn chứng |
- Nếu sự tăng trưởng kinh tế không bảo đảm thực hiện hiệu quả tiến bộ và công bằng xã hội thì sự tăng trưởng này cũng không có ý nghĩa. Những chính sách chỉ nhằm tăng trưởng kinh tế có thể làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng. Mặt khác, những chính sách dựa trên ưu tiên mục tiêu tiến bộ và công bằng xã hội có thể dẫn đến triệt tiêu các động lực tăng trưởng kinh tế, kết cục cả mục tiêu xã hội và mục tiêu kinh tế đều không thực hiện được. Lấy ví dụ dẫn chứng |
Lời giải
- Chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế: Tăng trưởng kinh tế chủ yếu được đo bằng hai chỉ tiêu chính: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và Tổng thu nhập quốc dân (GNI). Đây là những chỉ số chính phản ánh sự phát triển và sức mạnh của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định.
- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): GDP là tổng giá trị của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong một nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. GDP không tính giá trị của các sản phẩm trung gian để tránh tính trùng.
- Tổng thu nhập quốc dân (GNI):: GNI là tổng thu nhập mà cư dân trong một quốc gia thu được từ mọi hoạt động kinh tế, bao gồm cả thu nhập từ các hoạt động sản xuất trong và ngoài nước. GNI tính cả thu nhập từ đầu tư quốc tế, không chỉ những sản phẩm được tạo ra trong phạm vi quốc gia.- GDP bình quân đầu người (GDP/người): GDP/người là chỉ số đo lường giá trị GDP của một quốc gia chia cho dân số, phản ánh mức thu nhập trung bình của mỗi người dân trong nền kinh tế.
- GNI bình quân đầu người (GNI/người): GNI/người là tổng thu nhập quốc dân chia cho dân số, phản ánh mức sống và thu nhập trung bình của mỗi người dân trong quốc gia, tính cả thu nhập từ các hoạt động kinh tế quốc tế.
- Tăng trưởng kinh tế phản ánh mức độ mở rộng sản xuất và thu nhập trong nền kinh tế. Tuy nhiên, chỉ tiêu này chủ yếu đo lường sự tăng trưởng về số lượng, không đánh giá chất lượng phát triển, nó chỉ là một phần của phát triển kinh tế, vì phát triển còn bao gồm sự tiến bộ về xã hội và sự chuyển dịch cơ cấu. - Ngoài ra, Tăng trưởng có thể không bền vững nếu không đi kèm với các yếu tố như bảo vệ môi trường và công bằng xã hội.- Tăng trưởng kinh tế và phát triển toàn diện: Mặc dù GDP bình quân đầu người tăng 160 USD cho thấy sự tăng trưởng kinh tế, nhưng chỉ số này không phản ánh đầy đủ mức độ phát triển toàn diện của xã hội. Tăng trưởng kinh tế có thể không đồng nghĩa với việc cải thiện chất lượng cuộc sống cho mọi người, đặc biệt là trong bối cảnh chênh lệch giàu nghèo, mất cân bằng vùng miền và các vấn đề môi trường.Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển bền vững: - Phát triển kinh tế bền vững là khái niệm nhấn mạnh việc đạt được sự thịnh vượng kinh tế đồng thời bảo vệ môi trường, cải thiện phúc lợi xã hội và duy trì công bằng xã hội trong dài hạn. - Bản chất của phát triển bền vững không chỉ tập trung vào tăng trưởng kinh tế mà còn phải đảm bảo rằng các nguồn lực tài nguyên thiên nhiên, nhân lực và môi trường được sử dụng hợp lý, tiết kiệm và bảo vệ cho thế hệ tương lai.- Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần cho phát triển bền vững:
Tăng trưởng kinh tế đóng vai trò cung cấp nguồn lực vật chất cần thiết cho việc thực hiện các mục tiêu phúc lợi xã hội. Khi nền kinh tế phát triển, nguồn thu từ sản xuất gia tăng giúp chính phủ đầu tư vào các dịch vụ công như y tế, giáo dục, và cơ sở hạ tầng.Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế không thể đạt được nếu không có sự phát triển bền vững, vì nếu không chú trọng đến bảo vệ tài nguyên và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, sự tăng trưởng sẽ gặp giới hạn trong dài hạn.- Phát triển bền vững giúp duy trì và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế lâu dài:
Phát triển bền vững đảm bảo rằng các nguồn lực tự nhiên như nước, năng lượng và tài nguyên thiên nhiên được sử dụng hiệu quả và bảo vệ. Nếu không có sự quản lý bền vững của các nguồn tài nguyên này, nền kinh tế có thể phải đối mặt với các khủng hoảng tài nguyên trong tương lai, từ đó làm chậm lại quá trình tăng trưởng.Ngoài ra, phát triển bền vững tạo ra các cơ hội mới cho các ngành công nghiệp thân thiện với môi trường như năng lượng tái tạo và công nghệ sạch, từ đó tạo điều kiện cho sự tăng trưởng lâu dài và ổn định.- Tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững trong ổn định chính trị và xã hội:
Tăng trưởng kinh tế giúp cải thiện đời sống, tạo việc làm và ổn định xã hội. Sự ổn định chính trị và xã hội là điều kiện tiên quyết để duy trì tăng trưởng bền vững.Mặt khác, phát triển bền vững đóng vai trò bảo vệ công bằng xã hội và đảm bảo công lý cho tất cả các tầng lớp trong xã hội. Khi nền kinh tế phát triển bền vững, không chỉ tăng trưởng mà còn giúp các tầng lớp yếu thế có cơ hội được hưởng lợi từ sự phát triển, góp phần ổn định chính trị và xã hội lâu dài.- Mối quan hệ giữa bảo vệ môi trường và tăng trưởng kinh tế bền vững:
Bảo vệ môi trường là yếu tố then chốt trong phát triển bền vững. Khi nền kinh tế tăng trưởng, nếu không chú trọng đến việc giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường (như ô nhiễm, phá hủy tài nguyên thiên nhiên), chi phí môi trường sẽ tăng, dẫn đến suy thoái và khó khăn trong tăng trưởng lâu dài.Công nghệ sạch, năng lượng tái tạo và các sáng kiến xanh sẽ giúp giảm thiểu ô nhiễm và đảm bảo nguồn lực thiên nhiên được sử dụng hợp lý. Phát triển kinh tế bền vững sẽ thúc đẩy chuyển đổi sang nền kinh tế xanh và giảm thiểu sự phụ thuộc vào tài nguyên không tái tạo.- Phát triển bền vững là nền tảng để tăng trưởng kinh tế lâu dài:
Phát triển bền vững tạo ra các cơ sở vững chắc để tăng trưởng kinh tế lâu dài. Các chiến lược bền vững không chỉ bảo vệ môi trường mà còn thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp xanh, từ đó tạo ra công ăn việc làm bền vững.Điều này có nghĩa là sự phát triển bền vững không chỉ bảo vệ nền kinh tế trước những biến động ngắn hạn mà còn giúp vượt qua các khủng hoảng tài chính, biến đổi khí hậu, hay nguy cơ tài nguyên cạn kiệt.Kết luận:Tăng trưởng GDP bình quân đầu người là một chỉ số quan trọng, nhưng để đạt được phát triển kinh tế toàn diện và bền vững, cần xem xét nhiều yếu tố khác nhau. Các biện pháp cần thiết để nâng cao chất lượng cuộc sống phải đảm bảo rằng mọi tầng lớp trong xã hội đều có cơ hội để phát triển và hưởng lợi từ sự tăng trưởng kinh tế.Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Câu 6
Cho thông tin sau: trong giai đoạn 2020-2024, kinh tế Việt Nam đã trải qua nhiều biến động, từ tác động của đại dịch COVID-19 đến sự phục hồi kinh tế. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), sau giai đoạn tăng trưởng chậm lại vào năm 2023, nền kinh tế Việt Nam có dấu hiệu phục hồi, với dự báo tăng trưởng đạt 5,5% trong năm 2024 và tăng lên 6% vào năm 2025. Sự phục hồi được hỗ trợ bởi tiêu dùng nội địa, xuất khẩu, đầu tư công, và dòng vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, các rủi ro như tín dụng xấu và khó khăn trong lĩnh vực bất động sản vẫn hiện hữu. ( nguồn: https://www.worldbank.org/vi/news/press-release/2024/08/26/viet-nam-s-economy-is-forecast-to-grow-6-1-in-2024-wb)
Câu hỏi: Từ những thông tin về tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 2020-2024, hãy phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay
Cho thông tin sau: trong giai đoạn 2020-2024, kinh tế Việt Nam đã trải qua nhiều biến động, từ tác động của đại dịch COVID-19 đến sự phục hồi kinh tế. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), sau giai đoạn tăng trưởng chậm lại vào năm 2023, nền kinh tế Việt Nam có dấu hiệu phục hồi, với dự báo tăng trưởng đạt 5,5% trong năm 2024 và tăng lên 6% vào năm 2025. Sự phục hồi được hỗ trợ bởi tiêu dùng nội địa, xuất khẩu, đầu tư công, và dòng vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, các rủi ro như tín dụng xấu và khó khăn trong lĩnh vực bất động sản vẫn hiện hữu. ( nguồn: https://www.worldbank.org/vi/news/press-release/2024/08/26/viet-nam-s-economy-is-forecast-to-grow-6-1-in-2024-wb)
Câu hỏi: Từ những thông tin về tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 2020-2024, hãy phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.