Câu hỏi:

24/07/2025 11 Lưu

 Đọc thông tin và trả lời câu hỏi:

….Thay vì chỉ tập trung vào lợi nhuận hay kiếm tiền, làm giàu, thế hệ doanh nhân hiện nay quan tâm nhiều hơn đến mô hình kinh doanh, các bên liên quan, các vấn đề về môi trường và họ đóng vai trò là những người kiến tạo giá trị bền vững cho cộng đồng và xã hội. Họ không chỉ làm kinh doanh mà còn có trách nhiệm tạo công ăn việc làm, cải thiện thu nhập, đời sống, thực hiện nhiều hoạt động thiện nguyện và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.

        Các nữ doanh nhân đã nhận sự công nhận và tôn trọng của xã hội. Điều này không chỉ giúp thay đổi nhận thức về bình đẳng giới mà còn mở ra nhiều cơ hội cho các bạn trẻ - thế hệ nữ doanh nhân tương lai. Bằng thành công đạt được, các nữ doanh nhân đã chứng minh rằng sự mềm dẻo, khéo léo, linh hoạt và tầm nhìn chiến lược của phái nữ có thể tạo ra giá trị rất đặc biệt cho doanh nghiệp và cộng đồng. Bên cạnh đó, khi đất nước mở cửa, phụ nữ đã có nhiều cơ hội hơn để rèn luyện và tu dưỡng học vấn, trí tuệ, qua đó thể hiện vai trò dẫn dắt doanh nghiệp Việt Nam phát triển ngày một mạnh mẽ hơn.

(Theo Báo Thanh niên, ngày 13/10/2024)

a/Với kiến thức tăng trưởng và phát triển kinh tế Anh/Chị hãy nhận xét việc làm của các doanh nhân trong thông tin trên?

b/Việc làm của nữ doanh nhân đem lại tác động nào đối với đất nước? Giả xử em là một doanh nhân, em sẽ làm gì để góp phần đưa đất nước ta phát triển bền vững?

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack
a/Với kiến thức tăng trưởng và phát triển kinh tế Anh/Chị hãy nhận xét việc làm của các doanh nhân trong thông tin trên?

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về quy mô sản lượng của một nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định so với thời kỳ gốc.

Các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế:

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là giá trị tổng của tất cả hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. Tổng thu nhập quốc dân (GNI) là tổng thu nhập mà người dân của một quốc gia thu được từ cả trong nước và ngoài nước, bao gồm cả thu nhập từ đầu tư quốc tế.

GDP bình quân đầu người (GDP/người) được tính bằng cách lấy GDP chia cho dân số và thể hiện mức thu nhập trung bình của mỗi người dân trong nền kinh tế. Tương tự, GNI bình quân đầu người (GNI/người) là tổng thu nhập quốc dân chia cho dân số và phản ánh mức sống cũng như thu nhập của người dân trong một quốc gia.

Phát triển kinh tế: Quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời gian nhất định, bao gồm tăng trưởng kinh tế ổn định và dài hạn, cùng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiến bộ xã hội.

Các chỉ tiêu phát triển kinh tế:

+ Tăng trưởng kinh tế (sự tăng mức sản xuất và mức sống trung bình của người dân trong một thời kì nhất định)

+ Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại, hợp lí; tăng tỉ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng của ngành nông nghiệp trong GDP

+ Chỉ tiêu về tiến bộ xã hội: Được thể hiện thông qua các chỉ số cơ bản như chỉ số phát triển con người (HDI), chỉ số đói nghèo, chỉ số bất bình đẳng xã hội.

- Các doanh nhân đang khẳng định vai trò, vị trí của mình đối với sự phát triển của đất nước thông qua việc làm của mình

- Tạo công ăn việc làm, cải thiện thu nhập: Góp phần tạo ra nhiều sản phẩm; tăng thu nhập cho người lao động góp phần nâng cao chỉ tiêu GDP; GDP/người và GNI; GNI/người thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

- Các nữ doanh nhân bằng việc làm, hành vi của mình đang giúp xã hội thực hiện bình đẳng giới; cải thiện thu nhập; rèn luyện và tu dưỡng học vấn, trí tuệ là góp phần thực hiện chỉ tiêu tiến bộ xã hội của phát triển kinh tế đó là bình đẳng và khắc phục bất bình đẳng trong phân phối thu nhập; nâng cao chỉ số phát triển con người.

- Các doanh nhân thực hiện nhiều hoạt động góp phần tạo công ăn việc làm, cải thiện thu nhập, đời sống; thực hiện nhiều hoạt động thiện nguyện góp phần thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Họ đang thực hiện hài hòa vấn đề kinh tế, xã hội góp phần giúp đất nước phát triển bền vững

- Các doanh nhân quan tâm đến các vấn đề về môi trường góp phần bảo vệ môi trường giúp đất nước phát triển bền vững

 Các doanh nhân không chỉ tập trung vào lợi nhuận hay kiếm tiền, làm giàu mà họ còn quan tâm nhiều hơn đến mô hình kinh doanh điều đó chứng tỏ đang có sự chuyển đổi mô hình kinh doanh; chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch trong phân công lao động góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Việc đổi mới mô hình kinh doanh sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững

- Các doanh nhân gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội. Bởi tăng trưởng kinh tế nhanh sẽ tạo điều kiện nâng cao chỉ số thu nhập trong HDI.

b/Việc làm của nữ doanh nhân đem lại tác động nào đối với đất nước? Giả xử em là một doanh nhân, em sẽ làm gì để góp phần đưa đất nước ta phát triển bền vững?

- Việc làm của các nữ doanh nhân đang góp phần thực hiện tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế.

- Liên hệ học sinh: mỗi HS có cách trình bày khác nhau nhưng cần tập trung khai thác được các việc làm có sự kết hợp hài hòa:

+  Thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế bền vững...

+ Thực hiện các giải pháp, các hành động cụ thể góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội….

+ Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường…

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

Tăng trưởng kinh tế là: sự gia tăng về quy mô sản lượng của một nền kinh tế trong một thời kì nhất định so với thời kì gốc.

Khẳng định: Đồng ý với quan điểm: Tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội có mối quan hệ biện chứng với nhau, vừa là tiền đề, vừa là điều kiện của nhau.

Công bằng xã hội thể hiện ở việc con người có cơ hội được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ cơ bản như y tế, giáo dục

Tiến bộ xã hội: là sự phát triển con người một cách toàn diện, phát triển các quan hệ xã hội công bằng và dân chủ. Bao gồm: Chỉ số phát triển con người; bình đẳng xã hội; vấn đề đói nghèo

Tăng trưởng kinh tế là điều kiện để thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội. Bởi tăng trưởng kinh tế cao và bền vững là thước đo của tiến bộ và công bằng xã hội. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện vật chất bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội. Mỗi bước tiến của tăng trưởng kinh tế gắn với việc từng bước thực hiện mục tiêu tiến bộ, công bằng xã hội ở từng giai đoạn phát triển của đất nước. 

Lấy ví dụ dẫn chứng

Tăng trưởng kinh tế làm cho mức thu nhập của dân cư tăng, phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sống của cộng đồng được cải thiện như: tăng tuổi thọ, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ em, tăng khả năng trẻ em được giáo dục tại trường học cũng như giảm tỷ lệ mắc các căn bệnh hiểm nghèo, ung thư,…

Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm, tăng tỷ lệ có việc làm đồng thời qua đó giảm tỷ lệ thất nghiệp ở người lao động hiện nay đặc biệt là những người trẻ tuổi. Khi một nền kinh tế có tỷ lệ tăng trưởng cao thì một trong những nguyên nhân quan trọng là đã sử dụng tốt hơn lực lượng lao động. Vì vậy, tăng trưởng kinh tế nhanh thì thất nghiệp có xu hướng giảm

Tiến bộ, công bằng xã hội là nhân tố động lực để có tăng trưởng kinh tế cao, ổn định và bền vững;

Lấy ví dụ dẫn chứng

- Tiến bộ, công bằng xã hội là biểu hiện của tăng trưởng kinh tế. Như vậy, tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội không phải là những yếu tố đối lập mà có quan hệ nhân quả với nhau.

Lấy ví dụ dẫn chứng

- Nếu sự tăng trưởng kinh tế không bảo đảm thực hiện hiệu quả tiến bộ và công bằng xã hội thì sự tăng trưởng này cũng không có ý nghĩa. Những chính sách chỉ nhằm tăng trưởng kinh tế có thể làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng. Mặt khác, những chính sách dựa trên ưu tiên mục tiêu tiến bộ và công bằng xã hội có thể dẫn đến triệt tiêu các động lực tăng trưởng kinh tế, kết cục cả mục tiêu xã hội và mục tiêu kinh tế đều không thực hiện được.

Lấy ví dụ dẫn chứng

Lời giải

1. Dựa trên bảng số liệu, sự gia tăng GDP và GNI của Việt Nam từ năm 2021 đến 2022 phản ánh sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia.

2.   Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về quy mô sản lượng của một nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định so với thời kỳ gốc.

3. Tăng trưởng kinh tế được đo lường qua các chỉ tiêu như tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tổng thu nhập quốc dân (GNI).

4. Tốc độ tăng trưởng kinh tế là mức độ thay đổi của GDP hay GNI qua các năm, thể hiện sự gia tăng sản lượng trong nền kinh tế

5.  Phát triển kinh tế là quá trình tăng trưởng ổn định và lâu dài, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, và đảm bảo tiến bộ xã hội.

6. Tăng trưởng kinh tế thường tập trung vào sự gia tăng sản lượng và thu nhập mà không phản ánh sự chuyển đổi về chất của nền kinh tế.

7. Trong khi đó, phát triển kinh tế bao gồm cả yếu tố chất lượng cuộc sống, công bằng xã hội, và bền vững lâu dài.

8. Chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế được đo qua sự gia tăng GDP hay GNI của quốc gia trong một thời kỳ nhất định

9.  Chỉ tiêu phát triển kinh tế không chỉ đo lường sự gia tăng sản lượng mà còn đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tiến bộ xã hội, và cải thiện chất lượng cuộc sống.

10.  Mục tiêu chính của tăng trưởng kinh tế là gia tăng GDP và sản lượng, trong khi mục tiêu của phát triển kinh tế là cải thiện chất lượng sống và công bằng xã hội.

11.   Tăng trưởng kinh tế chủ yếu không phản ánh sự cải thiện về công bằng xã hội hay phúc lợi, trong khi phát triển kinh tế lại liên quan chặt chẽ đến tiến bộ xã hội và bình đẳng.

12. Vai trò của tăng trưởng kinh tế đối với một quốc gia bao gồm việc tạo điều kiện khắc phục đói nghèo, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và phúc lợi xã hội.

13.   Vai trò của phát triển kinh tế đối với xã hội là nâng cao chất lượng sống, tạo tiền đề cho phát triển kết cấu hạ tầng và các dịch vụ công, thúc đẩy công bằng xã hội và bền vững.

14. Tuy nhiên, sự gia tăng GDP và GNI không phản ánh đầy đủ phát triển kinh tế của một quốc gia, vì các chỉ tiêu này chỉ đo lường sự gia tăng sản lượng và thu nhập mà không thể hiện những yếu tố quan trọng khác như chất lượng cuộc sống, công bằng xã hội và bền vững. Do đó, việc chỉ xem xét GDP và GNI là không đủ để đánh giá sự phát triển kinh tế toàn diện.

15. Vai trò của phát triển kinh tế đối với đời sống kinh tế - xã hội bao gồm nâng cao mức sống, giảm nghèo, tạo cơ hội việc làm, đảm bảo an sinh xã hội và thúc đẩy công bằng trong phân phối tài nguyên.

 Phát triển kinh tế cũng là điều kiện tiên quyết để củng cố an ninh quốc phòng, tăng cường hội nhập quốc tế và thúc đẩy nền kinh tế bền vững.

Câu 3

 Cho thông tin sau:  Về cơ cấu nền kinh tế năm 2023, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,96%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 37,12%; khu vực dịch vụ chiếm 42,54%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,38%. Quy mô GDP theo giá hiện hành năm 2023 ước đạt 10.221,8 nghìn tỷ đồng, tương đương 430 tỷ USD. GDP bình quân đầu người năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 101,9 triệu đồng/người, tương đương 4.284,5 USD, tăng 160 USD so với năm 2022. Năng suất lao động của toàn nền kinh tế năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 199,3 triệu đồng/lao động (tương đương 8.380 USD/lao động, tăng 274 USD so với năm 2022); theo giá so sánh, năng suất lao động tăng 3,65% do trình độ của người lao động được cải thiện (tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ năm 2023 ước đạt 27%, cao hơn 0,6 điểm phần trăm so với năm 2022).

Câu hỏi:  Mặc dù GDP bình quân đầu người năm 2023 đã tăng thêm 160 USD so với năm 2022, bạn có nghĩ rằng tăng trưởng kinh tế này đủ để đảm bảo phát triển kinh tế toàn diện? a) Theo bạn, những yếu tố nào cần được xem xét để đạt được sự phát triển kinh tế bền vững và công bằng hơn trong xã hội?

b) Hãy trình bày các biện pháp bạn cho là cần thiết để nâng cao chất lượng cuộc sống và đảm bảo sự phát triển toàn diện cho mọi tầng lớp trong xã hội.

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Câu 5

Đọc thông tin sau: Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 nêu: Năm 2024, kinh tế phục hồi tích cực, tăng trưởng GDP 9 tháng đạt 6,82%; ước tính cả năm đạt 6,8 - 7%, cao hơn mục tiêu Quốc hội giao (6 - 6,5%), thuộc nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới... Cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng phát triển kinh tế số, kinh tế xanh; Các lĩnh vực văn hóa, xã hội đạt kết quả rõ nét hơn về cả nhận thức, hành động và kết quả. Nhiều giá trị văn hóa truyền thống và di sản văn hóa được kế thừa, bảo tồn và phát huy; tổ chức tốt các ngày lễ lớn. An sinh xã hội được bảo đảm; tỷ lệ hộ nghèo giảm 1%, còn 1,93%; chỉ số hạnh phúc tăng 11 bậc... (Nguồn: Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam số ra ngày Thứ hai, 21/10/2024)

a) Em hãy chỉ rõ đoạn thông tin trên đây đề cập đến những chỉ tiêu nào trong phát triển kinh tế ở Việt Nam? Trình bày hiểu biết của mình về những chỉ tiêu đó.

b) Em hãy cho biết tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế có mối quan hệ với nhau như thế nào?

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Câu 6

 Đọc thông tin sau:

Tăng trưởng GDP năm 2023 của cả nước đạt 5,05%, mặc dù thấp hơn chỉ tiêu đề ra nhưng vẫn cao hơn gấp đôi mức tăng GDP trung bình thế giới. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,83%, công nghiệp tăng 3,02% và dịch vụ tăng 6,82%. GDP bình quân đầu người năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 101,9 triệu đồng/người, tương đương 4.284 USD, tăng 160 USD so với năm 2022. Về chỉ số phát triển con người, giá trị HDI của Việt Nam năm 2023 là 0,726. Trong bảng xếp hạng HDI mới nhất của Liên Hợp Quốc, Việt Nam đã tăng 8 bậc và tiếp tục nằm trong số các quốc gia đang phát triển có chỉ số HDI cao. Hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của Việt Nam năm 2023 là 0,375%. Tuy nhiên, theo báo cáo kinh tế OECD, việc Việt Nam tăng trưởng cao là do được hỗ trợ bởi việc tiêu thụ năng lượng nhiên liệu hóa thạch. Kết quả là phát thải các bon đang gia tăng nhanh chóng. Giảm cường độ phát thải cao từ sản xuất là then chốt để đạt được mục tiêu kép phát thải ròng bằng không và phát triển kinh tế cao vào năm 2050.

a. Khi nhận xét đánh giá nội dung thông tin trên, có ý kiến cho rằng: Việt Nam có nền kinh tế phát triển bền vững. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?

b. Hiện nay tiêu dùng năng lượng bền vững được xem là một giải pháp đối với vấn đề môi trường. Với tư cách là người tiêu dùng, em cần phải làm gì để góp phần thực hiện tốt giải pháp trên?

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP