Câu hỏi:

24/07/2025 12 Lưu

Thông tin: Tăng trưởng GDP năm 2023 của cả nước đạt 5,05%, mặc dù thấp hơn chỉ tiêu đề ra nhưng vẫn cao hơn gấp đôi mức tăng GDP trung bình của thế giới. Trong đó, khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,02% và dịch vụ tăng 6,82%. GDP bình quân đầu người năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 101,9 triệu đồng / người, tương đương 4.284 USD, tăng 160 USD so với năm 2022. Về chỉ số phát triển con người, giá trị HDI của Việt Nam năm 2023 là 0,726. Trong bảng xếp hạng mới nhất của Liên Hợp Quốc, Việt Nam đã tăng 8 bậc và tiếp tục nằm trong số các quốc gia đang phát triển có chỉ số HDI cao. Hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của Việt Nam năm 2023 là 0,375%.  Tuy nhiên, theo báo cáo kinh tế OECD, việc Việt Nam tăng trưởng cao là do được hỗ trợ bởi việc tiêu thụ năng lượng nhiên liệu hóa thạch. Kết quả là phát thải các bon đang gia tăng nhanh chóng. Giảm cường độ phát thải cao từ sản xuất là then chốt để đạt được mục tiêu kép phát thải ròng bằng không và phát triển kinh tế cao vào năm 2050.

a/ Từ thông tin trên, có ý kiến cho rằng Việt Nam có nền kinh tế phát triển bền vững. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?

b/ Hiện nay tiêu dùng năng lượng bền vững được xem xét là một giải pháp đối với vấn đề môi trường. Với tư cách là người tiêu dùng, em cần phải làm gì để góp phần thực hiện tốt giải pháp trên?

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Hướng dẫn trả lời:

=> Gợi í

a/ Từ thông tin trên, có ý kiến cho rằng Việt Nam có nền kinh tế phát triển bền vững. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?

- Từ thông tin trên, em ko đồng ý với ý kiến cho rằng Việt Nam có nền kinh tế phát triển bền vững.

- Phát triển bền vững là một khái niệm quan trọng định nghĩa về quá trình phát triển đáp ứng nhu cầu mọi mặt của xã hội hiện tại mà vẫn đảm bảo sự tiếp tục phát triển của thế hệ tương lai. Nói cách khác, phát triển bền vững nhằm mục tiêu tạo ra một sự cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và công bằng xã hội.

Có ba trụ cột chính của phát triển bền vững:

1/ Tăng trưởng kinh tế : Tăng trưởng kinh tế bền vững nhằm mục tiêu tạo ra sự phồn thịnh và ổn định kinh tế mà không làm kiệt quệ các tài nguyên thiên nhiên và dẫn đến hậu quả tiêu cực về lâu dài.

Tăng trưởng kinh tế là sự tăng mức sản xuất và mức sống trung bình của người dân trong một thời kì nhất định: Sự gia tăng các chỉ số  GDP, GNI, GDP/người, GNI/người phản ánh sự phát triển của nền kinh tế cả về quy mô sản xuất lẫn thu nhập của người dân.

ð Trong thông tin trên nền kinh tế nước ta có sự tăng trưởng, thể hiện ở các chỉ tiêu:

- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): Tăng trưởng GDP năm 2023 của cả nước đạt 5,05%, mặc dù thấp hơn chỉ tiêu đề ra nhưng vẫn cao hơn gấp đôi mức tăng GDP trung bình của thế giới. Trong đó, khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,02% và dịch vụ tăng 6,82%.

- GDP bình quân đầu người:  năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 101,9 triệu đồng / người, tương đương 4.284 USD, tăng 160 USD so với năm 2022.

2/ Tiến bộ xã hội: Được thể hiện thông qua các chỉ số cơ bản như chỉ số phát triển con người (HDI), chỉ số đói nghèo, chỉ số bất bình đẳng xã hội.

- Chỉ số phát triển con người (HDI): HDI đo lường tiến bộ về y tế, giáo dục và thu nhập, phản ánh chất lượng cuộc sống và tiến bộ xã hội.

Trong thông tin trên cho thấy chỉ số phát triển con người của Việt Nam được đánh giá ở mức cao: Về chỉ số phát triển con người, giá trị HDI của Việt Nam năm 2023 là 0,726. Trong bảng xếp hạng mới nhất của Liên Hợp Quốc, Việt Nam đã tăng 8 bậc và tiếp tục nằm trong số các quốc gia đang phát triển có chỉ số HDI cao.

- Chỉ số đói nghèo: Đo lường mức độ nghèo đói và khả năng tiếp cận các dịch vụ cơ bản của người dân.

- Hệ số Gini (chỉ số bất bình đẳng thu nhập): Đo lường mức độ chênh lệch về thu nhập giữa các nhóm dân cư. Hệ số càng cao, bất bình đẳng thu nhập càng lớn.

 Trong thông tin hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của Việt Nam năm 2023 là 0,375%. Chỉ số này cho thấy sự cải thiện đáng kể về phân phối thu nhập, tuy nhiên vẫn còn tồn tại chênh lệch tuy nhiên không nhiều.

3/ Môi trường được bảo vệ: Phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ và bảo tồn môi trường cho tương lai, bao gồm việc giảm thiểu ô nhiễm, bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Thông tin trên cho thấy: theo báo cáo kinh tế OECD, việc Việt Nam tăng trưởng cao là do được hỗ trợ bởi việc tiêu thụ năng lượng nhiên liệu hóa thạch. Kết quả là phát thải các bon đang gia tăng nhanh chóng.

Như vậy, trong quá trình phát triển kinh tế vẫn có tác động tiêu cực đến môi trường, làm ô nhiễm môi trường.

ð Kinh tế tăng trưởng phát triển nhưng tác động xấu đến môi trường do vậy chưa thể hiện phát triển bền vững.

ð Để nền kinh tế nước ta phát triển bền vững, bên cạnh việc tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng, phát triển kinh tế cần chú trọng các giải pháp cải thiện chất lượng môi trường, hạn chế những tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường....

b/ Hiện nay tiêu dùng năng lượng bền vững được xem xét là một giải pháp đối với vấn đề môi trường. Với tư cách là người tiêu dùng, em cần phải làm gì để góp phần thực hiện tốt giải pháp trên?

ð Gợi ý

Tại Việt Nam, năng lượng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế, duy trì ổn định xã hội và bảo vệ môi trường. Đây là nguồn cung cấp đầu vào không thể thiếu cho mọi hộ gia đình và doanh nghiệp ngành sản xuất. 

Tuy nhiên, nguồn cung cấp năng lượng từ nội địa có hạn mà việc nhập khẩu năng lượng cũng đối mặt với nhiều khó khăn. Vì vậy, Việt Nam đang nỗ lực khuyến khích phát triển năng lượng bền vững.

Năng lượng bền vững là loại năng lượng giúp đáp ứng được nhu cầu của cả hiện tại và thế hệ tương lai. Đặc trưng của loại năng lượng này là tỷ lệ tiêu thụ không đáng kể so với nguồn cung cấp. Nguyên tắc chủ đạo của sự bền vững trong sử dụng năng lượng bao gồm bốn lĩnh vực tương tác với nhau là sinh thái, kinh tế, chính trị và văn hóa. Đặc biệt, loại năng lượng này rất chú trọng đến khả năng quản lý những tác động tiêu cực đối với môi trường.

Năng lượng theo hướng bền vững thường là năng lượng tái tạo như năng lượng gió, mặt trời, thuỷ điện. Các công nghệ năng lượng địa nhiệt, năng lượng sinh học và năng lượng thủy triều cũng đóng góp vào hệ thống năng lượng sạch. Những nguồn năng lượng này không cạn kiệt và không có tác động xấu đối với môi trường.

Với tư cách là người tiêu dùng, em sẽ làm như sau để góp phần thực hiện tốt giải pháp tiêu dùng năng lượng bền vững:

- Sử dụng tiết kiệm năng lượng:

Tắt hết các thiết bị điện khi không sử dụng là phương pháp đơn giản và giúp tiết kiệm điện hiệu quả. Nên nhớ rằng dù không sử dụng nhưng nếu vẫn để phích cắm vào ổ điện thì thiết bị vẫn tiêu thụ điện.

Điều hòa nhiệt độ là thiết bị sử dụng nhiều điện nhất vì vậy hãy sử dụng hợp lý. Tạo sự thông thoáng tối đa cho ngôi nhà để bạn luôn cảm thấy mát mẻ. Nếu sử dụng, hãy đặt nhiệt độ thấp hơn khoảng 5 độ so với nhiệt độ ngoài trời, và không nên quá 25 độ. Đây là mức nhiệt độ tối ưu đảm bảo sức khỏe và tiết kiệm điện 

Sử dụng bóng đèn LED: Bóng đèn LED sẽ đắt hơn tuy nhiên có thời gian sử dụng lâu hơn các bóng đèn thường. Đồng thời, hiểu quả tiết kiệm điện của bóng LED cao hơn 60% so với các bóng đèn khác. Do đó về mặt lâu dài sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều tiền điện

- Tích cực hưởng ứng việc sử dụng năng lượng sạch: Các nguồn năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió, thủy điện, điện sóng biển, thủy triều, điện sinh khối, địa nhiệt… được biết đến là các nguồn năng lượng sạch. Sử dụng năng lượng tái tạo chính là một giải pháp giúp giảm phát thải khí nhà kính, tiết kiệm năng lượng, góp phần bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

Tăng trưởng kinh tế là: sự gia tăng về quy mô sản lượng của một nền kinh tế trong một thời kì nhất định so với thời kì gốc.

Khẳng định: Đồng ý với quan điểm: Tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội có mối quan hệ biện chứng với nhau, vừa là tiền đề, vừa là điều kiện của nhau.

Công bằng xã hội thể hiện ở việc con người có cơ hội được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ cơ bản như y tế, giáo dục

Tiến bộ xã hội: là sự phát triển con người một cách toàn diện, phát triển các quan hệ xã hội công bằng và dân chủ. Bao gồm: Chỉ số phát triển con người; bình đẳng xã hội; vấn đề đói nghèo

Tăng trưởng kinh tế là điều kiện để thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội. Bởi tăng trưởng kinh tế cao và bền vững là thước đo của tiến bộ và công bằng xã hội. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện vật chất bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội. Mỗi bước tiến của tăng trưởng kinh tế gắn với việc từng bước thực hiện mục tiêu tiến bộ, công bằng xã hội ở từng giai đoạn phát triển của đất nước. 

Lấy ví dụ dẫn chứng

Tăng trưởng kinh tế làm cho mức thu nhập của dân cư tăng, phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sống của cộng đồng được cải thiện như: tăng tuổi thọ, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ em, tăng khả năng trẻ em được giáo dục tại trường học cũng như giảm tỷ lệ mắc các căn bệnh hiểm nghèo, ung thư,…

Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm, tăng tỷ lệ có việc làm đồng thời qua đó giảm tỷ lệ thất nghiệp ở người lao động hiện nay đặc biệt là những người trẻ tuổi. Khi một nền kinh tế có tỷ lệ tăng trưởng cao thì một trong những nguyên nhân quan trọng là đã sử dụng tốt hơn lực lượng lao động. Vì vậy, tăng trưởng kinh tế nhanh thì thất nghiệp có xu hướng giảm

Tiến bộ, công bằng xã hội là nhân tố động lực để có tăng trưởng kinh tế cao, ổn định và bền vững;

Lấy ví dụ dẫn chứng

- Tiến bộ, công bằng xã hội là biểu hiện của tăng trưởng kinh tế. Như vậy, tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội không phải là những yếu tố đối lập mà có quan hệ nhân quả với nhau.

Lấy ví dụ dẫn chứng

- Nếu sự tăng trưởng kinh tế không bảo đảm thực hiện hiệu quả tiến bộ và công bằng xã hội thì sự tăng trưởng này cũng không có ý nghĩa. Những chính sách chỉ nhằm tăng trưởng kinh tế có thể làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng. Mặt khác, những chính sách dựa trên ưu tiên mục tiêu tiến bộ và công bằng xã hội có thể dẫn đến triệt tiêu các động lực tăng trưởng kinh tế, kết cục cả mục tiêu xã hội và mục tiêu kinh tế đều không thực hiện được.

Lấy ví dụ dẫn chứng

Câu 2

 Cho thông tin sau:  Về cơ cấu nền kinh tế năm 2023, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,96%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 37,12%; khu vực dịch vụ chiếm 42,54%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,38%. Quy mô GDP theo giá hiện hành năm 2023 ước đạt 10.221,8 nghìn tỷ đồng, tương đương 430 tỷ USD. GDP bình quân đầu người năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 101,9 triệu đồng/người, tương đương 4.284,5 USD, tăng 160 USD so với năm 2022. Năng suất lao động của toàn nền kinh tế năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 199,3 triệu đồng/lao động (tương đương 8.380 USD/lao động, tăng 274 USD so với năm 2022); theo giá so sánh, năng suất lao động tăng 3,65% do trình độ của người lao động được cải thiện (tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ năm 2023 ước đạt 27%, cao hơn 0,6 điểm phần trăm so với năm 2022).

Câu hỏi:  Mặc dù GDP bình quân đầu người năm 2023 đã tăng thêm 160 USD so với năm 2022, bạn có nghĩ rằng tăng trưởng kinh tế này đủ để đảm bảo phát triển kinh tế toàn diện? a) Theo bạn, những yếu tố nào cần được xem xét để đạt được sự phát triển kinh tế bền vững và công bằng hơn trong xã hội?

b) Hãy trình bày các biện pháp bạn cho là cần thiết để nâng cao chất lượng cuộc sống và đảm bảo sự phát triển toàn diện cho mọi tầng lớp trong xã hội.

Lời giải

- Khái niệm Tăng trưởng kinh tế: Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng trong quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một khoảng thời gian xác định. Mức tăng trưởng này thường được so sánh qua các năm liên tiếp. Tăng trưởng kinh tế không chỉ là sự gia tăng về sản lượng, mà còn phản ánh sự cải thiện về năng suất lao động, chất lượng cuộc sống, và các yếu tố kinh tế khác. Tốc độ tăng trưởng kinh tế là tỷ lệ phần trăm mà nền kinh tế tăng trưởng trong một giai đoạn so với mức sản lượng trong giai đoạn trước.

- Chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế: Tăng trưởng kinh tế chủ yếu được đo bằng hai chỉ tiêu chính: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và Tổng thu nhập quốc dân (GNI). Đây là những chỉ số chính phản ánh sự phát triển và sức mạnh của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định.

- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): GDP là tổng giá trị của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong một nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. GDP không tính giá trị của các sản phẩm trung gian để tránh tính trùng.

- Tổng thu nhập quốc dân (GNI):: GNI là tổng thu nhập mà cư dân trong một quốc gia thu được từ mọi hoạt động kinh tế, bao gồm cả thu nhập từ các hoạt động sản xuất trong và ngoài nước. GNI tính cả thu nhập từ đầu tư quốc tế, không chỉ những sản phẩm được tạo ra trong phạm vi quốc gia.

- GDP bình quân đầu người (GDP/người): GDP/người là chỉ số đo lường giá trị GDP của một quốc gia chia cho dân số, phản ánh mức thu nhập trung bình của mỗi người dân trong nền kinh tế.

- GNI bình quân đầu người (GNI/người): GNI/người là tổng thu nhập quốc dân chia cho dân số, phản ánh mức sống và thu nhập trung bình của mỗi người dân trong quốc gia, tính cả thu nhập từ các hoạt động kinh tế quốc tế.

- Tăng trưởng kinh tế phản ánh mức độ mở rộng sản xuất và thu nhập trong nền kinh tế. Tuy nhiên, chỉ tiêu này chủ yếu đo lường sự tăng trưởng về số lượng, không đánh giá chất lượng phát triển, nó chỉ là một phần của phát triển kinh tế, vì phát triển còn bao gồm sự tiến bộ về xã hội và sự chuyển dịch cơ cấu. - Ngoài ra, Tăng trưởng có thể không bền vững nếu không đi kèm với các yếu tố như bảo vệ môi trường và công bằng xã hội.- Tăng trưởng kinh tế và phát triển toàn diện: Mặc dù GDP bình quân đầu người tăng 160 USD cho thấy sự tăng trưởng kinh tế, nhưng chỉ số này không phản ánh đầy đủ mức độ phát triển toàn diện của xã hội. Tăng trưởng kinh tế có thể không đồng nghĩa với việc cải thiện chất lượng cuộc sống cho mọi người, đặc biệt là trong bối cảnh chênh lệch giàu nghèo, mất cân bằng vùng miền và các vấn đề môi trường.Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển bền vững: - Phát triển kinh tế bền vững là khái niệm nhấn mạnh việc đạt được sự thịnh vượng kinh tế đồng thời bảo vệ môi trường, cải thiện phúc lợi xã hội và duy trì công bằng xã hội trong dài hạn. - Bản chất của phát triển bền vững không chỉ tập trung vào tăng trưởng kinh tế mà còn phải đảm bảo rằng các nguồn lực tài nguyên thiên nhiên, nhân lực và môi trường được sử dụng hợp lý, tiết kiệm và bảo vệ cho thế hệ tương lai.

- Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần cho phát triển bền vững:

Tăng trưởng kinh tế đóng vai trò cung cấp nguồn lực vật chất cần thiết cho việc thực hiện các mục tiêu phúc lợi xã hội. Khi nền kinh tế phát triển, nguồn thu từ sản xuất gia tăng giúp chính phủ đầu tư vào các dịch vụ công như y tế, giáo dục, và cơ sở hạ tầng.Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế không thể đạt được nếu không có sự phát triển bền vững, vì nếu không chú trọng đến bảo vệ tài nguyên và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, sự tăng trưởng sẽ gặp giới hạn trong dài hạn.

- Phát triển bền vững giúp duy trì và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế lâu dài:

Phát triển bền vững đảm bảo rằng các nguồn lực tự nhiên như nước, năng lượng và tài nguyên thiên nhiên được sử dụng hiệu quả và bảo vệ. Nếu không có sự quản lý bền vững của các nguồn tài nguyên này, nền kinh tế có thể phải đối mặt với các khủng hoảng tài nguyên trong tương lai, từ đó làm chậm lại quá trình tăng trưởng.Ngoài ra, phát triển bền vững tạo ra các cơ hội mới cho các ngành công nghiệp thân thiện với môi trường như năng lượng tái tạo và công nghệ sạch, từ đó tạo điều kiện cho sự tăng trưởng lâu dài và ổn định.

- Tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững trong ổn định chính trị và xã hội:

Tăng trưởng kinh tế giúp cải thiện đời sống, tạo việc làm và ổn định xã hội. Sự ổn định chính trị và xã hội là điều kiện tiên quyết để duy trì tăng trưởng bền vững.Mặt khác, phát triển bền vững đóng vai trò bảo vệ công bằng xã hội và đảm bảo công lý cho tất cả các tầng lớp trong xã hội. Khi nền kinh tế phát triển bền vững, không chỉ tăng trưởng mà còn giúp các tầng lớp yếu thế có cơ hội được hưởng lợi từ sự phát triển, góp phần ổn định chính trị và xã hội lâu dài.

- Mối quan hệ giữa bảo vệ môi trường và tăng trưởng kinh tế bền vững:

Bảo vệ môi trường là yếu tố then chốt trong phát triển bền vững. Khi nền kinh tế tăng trưởng, nếu không chú trọng đến việc giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường (như ô nhiễm, phá hủy tài nguyên thiên nhiên), chi phí môi trường sẽ tăng, dẫn đến suy thoái và khó khăn trong tăng trưởng lâu dài.Công nghệ sạch, năng lượng tái tạo và các sáng kiến xanh sẽ giúp giảm thiểu ô nhiễm và đảm bảo nguồn lực thiên nhiên được sử dụng hợp lý. Phát triển kinh tế bền vững sẽ thúc đẩy chuyển đổi sang nền kinh tế xanh và giảm thiểu sự phụ thuộc vào tài nguyên không tái tạo.

- Phát triển bền vững là nền tảng để tăng trưởng kinh tế lâu dài:

Phát triển bền vững tạo ra các cơ sở vững chắc để tăng trưởng kinh tế lâu dài. Các chiến lược bền vững không chỉ bảo vệ môi trường mà còn thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp xanh, từ đó tạo ra công ăn việc làm bền vững.Điều này có nghĩa là sự phát triển bền vững không chỉ bảo vệ nền kinh tế trước những biến động ngắn hạn mà còn giúp vượt qua các khủng hoảng tài chính, biến đổi khí hậu, hay nguy cơ tài nguyên cạn kiệt.Kết luận:Tăng trưởng GDP bình quân đầu người là một chỉ số quan trọng, nhưng để đạt được phát triển kinh tế toàn diện và bền vững, cần xem xét nhiều yếu tố khác nhau. Các biện pháp cần thiết để nâng cao chất lượng cuộc sống phải đảm bảo rằng mọi tầng lớp trong xã hội đều có cơ hội để phát triển và hưởng lợi từ sự tăng trưởng kinh tế.

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Câu 5

Đọc thông tin sau: Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 nêu: Năm 2024, kinh tế phục hồi tích cực, tăng trưởng GDP 9 tháng đạt 6,82%; ước tính cả năm đạt 6,8 - 7%, cao hơn mục tiêu Quốc hội giao (6 - 6,5%), thuộc nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới... Cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng phát triển kinh tế số, kinh tế xanh; Các lĩnh vực văn hóa, xã hội đạt kết quả rõ nét hơn về cả nhận thức, hành động và kết quả. Nhiều giá trị văn hóa truyền thống và di sản văn hóa được kế thừa, bảo tồn và phát huy; tổ chức tốt các ngày lễ lớn. An sinh xã hội được bảo đảm; tỷ lệ hộ nghèo giảm 1%, còn 1,93%; chỉ số hạnh phúc tăng 11 bậc... (Nguồn: Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam số ra ngày Thứ hai, 21/10/2024)

a) Em hãy chỉ rõ đoạn thông tin trên đây đề cập đến những chỉ tiêu nào trong phát triển kinh tế ở Việt Nam? Trình bày hiểu biết của mình về những chỉ tiêu đó.

b) Em hãy cho biết tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế có mối quan hệ với nhau như thế nào?

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Câu 6

 Đọc thông tin sau:

Tăng trưởng GDP năm 2023 của cả nước đạt 5,05%, mặc dù thấp hơn chỉ tiêu đề ra nhưng vẫn cao hơn gấp đôi mức tăng GDP trung bình thế giới. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,83%, công nghiệp tăng 3,02% và dịch vụ tăng 6,82%. GDP bình quân đầu người năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 101,9 triệu đồng/người, tương đương 4.284 USD, tăng 160 USD so với năm 2022. Về chỉ số phát triển con người, giá trị HDI của Việt Nam năm 2023 là 0,726. Trong bảng xếp hạng HDI mới nhất của Liên Hợp Quốc, Việt Nam đã tăng 8 bậc và tiếp tục nằm trong số các quốc gia đang phát triển có chỉ số HDI cao. Hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của Việt Nam năm 2023 là 0,375%. Tuy nhiên, theo báo cáo kinh tế OECD, việc Việt Nam tăng trưởng cao là do được hỗ trợ bởi việc tiêu thụ năng lượng nhiên liệu hóa thạch. Kết quả là phát thải các bon đang gia tăng nhanh chóng. Giảm cường độ phát thải cao từ sản xuất là then chốt để đạt được mục tiêu kép phát thải ròng bằng không và phát triển kinh tế cao vào năm 2050.

a. Khi nhận xét đánh giá nội dung thông tin trên, có ý kiến cho rằng: Việt Nam có nền kinh tế phát triển bền vững. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?

b. Hiện nay tiêu dùng năng lượng bền vững được xem là một giải pháp đối với vấn đề môi trường. Với tư cách là người tiêu dùng, em cần phải làm gì để góp phần thực hiện tốt giải pháp trên?

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP