Thông tin
Với chủ trương “không để ai bị bỏ lại phía sau”, các chính sách an sinh xã hội được triển khai với nhiều nội dung vượt chỉ tiêu đặt ra trong Nghị quyết số 15-NQ/TW, ngày 10/6/2012, Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Ðảng (khóa XI) về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020. Chẳng hạn, có 5/26 chỉ tiêu vượt và hoàn thành trước thời hạn (nhà ở cho người có công, trợ giúp xã hội cho người cao tuổi, tỷ lệ đi học đúng tuổi, bảo hiểm y tế, tiêm chủng mở rộng); 16 chỉ tiêu đạt mục tiêu vào năm 2020 (tiêu biểu như: mức trợ cấp người có công; thất nghiệp chung; thất nghiệp thành thị; giảm nghèo chung; giảm nghèo tại các huyện, xã có tỷ lệ nghèo cao; thu nhập bình quân đầu người hộ nghèo; trợ giúp xã hội đột xuất; trẻ em đi học trung học cơ sở đúng tuổi; người biết chữ từ 15 tuổi...).
Bên cạnh đó, Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam cũng liên tục tăng trong bảng xếp hạng của Liên hợp quốc từ vị trí 128/187 năm 2011 lên vị trí 117 năm 2020... đã cho thấy một thực tế đáng ghi nhận là mức sống, sức khỏe và tuổi thọ của người Việt Nam không ngừng được nâng lên. Những kết quả trên đây cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang có những bước phát triển vững mạnh, vị thế trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao, chính sách an sinh xã hội đã và đang được triển khai sâu rộng và toàn diện.
Câu hỏi:
a/ Xác định các chính sách an sinh xã hội được thể hiện trong thông tin trên.
b/ Hãy đánh giá kết quả của việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội được thể hiện trong thông tin trên?
Thông tin
Với chủ trương “không để ai bị bỏ lại phía sau”, các chính sách an sinh xã hội được triển khai với nhiều nội dung vượt chỉ tiêu đặt ra trong Nghị quyết số 15-NQ/TW, ngày 10/6/2012, Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Ðảng (khóa XI) về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020. Chẳng hạn, có 5/26 chỉ tiêu vượt và hoàn thành trước thời hạn (nhà ở cho người có công, trợ giúp xã hội cho người cao tuổi, tỷ lệ đi học đúng tuổi, bảo hiểm y tế, tiêm chủng mở rộng); 16 chỉ tiêu đạt mục tiêu vào năm 2020 (tiêu biểu như: mức trợ cấp người có công; thất nghiệp chung; thất nghiệp thành thị; giảm nghèo chung; giảm nghèo tại các huyện, xã có tỷ lệ nghèo cao; thu nhập bình quân đầu người hộ nghèo; trợ giúp xã hội đột xuất; trẻ em đi học trung học cơ sở đúng tuổi; người biết chữ từ 15 tuổi...).
Bên cạnh đó, Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam cũng liên tục tăng trong bảng xếp hạng của Liên hợp quốc từ vị trí 128/187 năm 2011 lên vị trí 117 năm 2020... đã cho thấy một thực tế đáng ghi nhận là mức sống, sức khỏe và tuổi thọ của người Việt Nam không ngừng được nâng lên. Những kết quả trên đây cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang có những bước phát triển vững mạnh, vị thế trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao, chính sách an sinh xã hội đã và đang được triển khai sâu rộng và toàn diện.
Câu hỏi:
a/ Xác định các chính sách an sinh xã hội được thể hiện trong thông tin trên.
b/ Hãy đánh giá kết quả của việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội được thể hiện trong thông tin trên?
Quảng cáo
Trả lời:
a/ Xác định các chính sách an sinh xã hội được thể hiện trong thông tin trên. |
- An sinh xã hội là hệ thống các chính sách can thiệp của Nhà nước và các lực lượng xã hội thực hiện nhằm giảm mức độ nghèo đói, nâng cao năng lực tự bảo vệ của người dân và xã hội trước những rủi ro hay nguy cơ giảm hoặc mất thu nhập, bảo đảm ổn địn, phát triển và công bằng xã hội. |
- Hiện nay, hệ thống chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam bao gồm: + Chính sách việc làm, thu nhập và giảm nghèo: tăng cường cơ hội việc làm, bảo đảm thu nhập tối thiểu và giảm nghèo bền vững cho người dân. |
+ Chính sách trợ giúp xã hội: trợ cấp thường xuyên cho những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (người cao tuổi, trẻ mồ côi, người khuyết tật,...) và trợ cấp dột xuất cho người dân gặp rủi ro (thiên tai, dịch bệnh,...) để họ ổn định cuộc sống. |
+ Chính sách bảo hiểm xã hội: hỗ trợ người dân phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro khi bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, tai nạn lao động, hết tuổi lao động..... |
+ Chính sách dịch vụ xã hội cơ bản: : hỗ trợ người dân tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản ở mức tối thiểu (giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và thông tin) |
- Thông tin trên đề cập đến việc thực hiện chính sách an sinh xã hội, đó là: + Chính sách việc làm, thu nhập, giảm nghèo: Thể hiện ở việc các chỉ tiêu được triển khai có hiệu quả: tỉ lệ thất nghiệp chung; thất nghiệp thành thị; giảm nghèo chung; giảm nghèo tại các huyện, xã có tỷ lệ nghèo cao; thu nhập bình quân đầu người hộ nghèo. |
+ Chính sách dịch vụ xã hội cơ bản: Các chỉ tiêu về tỷ lệ đi học đúng tuổi, bảo hiểm y tế, tiêm chủng mở rộng; trẻ em đi học trung học cơ sở đúng tuổi; người biết chữ từ 15 tuổi. Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam cũng liên tục tăng trong bảng xếp hạng của Liên hợp quốc từ vị trí 128/187 năm 2011 lên vị trí 117 năm 2020... đã cho thấy một thực tế đáng ghi nhận là mức sống, sức khỏe và tuổi thọ của người Việt Nam không ngừng được nâng lên |
+ Chính sách trợ giúp xã hội: trợ giúp xã hội cho người cao tuổi; trợ giúp xã hội đột xuất |
b/ Hãy đánh giá kết quả của việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội được thể hiện trong thông tin trên? |
Việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội trong thông tin trên đã thể hiện vai trò to lớn của an sinh xã hội ở nước ta. |
+ Gia tăng việc làm và tăng thu nhập cho người lao động: các chỉ số thất nghiệp chung; thất nghiệp thành thị; giảm nghèo chung; giảm nghèo tại các huyện, xã có tỷ lệ nghèo cao; thu nhập bình quân đầu người hộ nghèo được quan tâm và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. |
+ Nhà nước cũng thực hiện hỗ trợ thường xuyên và hỗ trợ đột xuất cho người dân khi gặp rủi ro do thiên tai, dịch bệnh và các nguyên nhân khách quan khác: mức trợ cấp người có công; trợ giúp xã hội cho người cao tuổi; trợ giúp xã hội đột xuất ..vượt chỉ tiêu |
+ Tỉ lệ biết chữ, tuổi thọ của người dân gia tăng: Có 5/26 chỉ tiêu vượt và hoàn thành trước thời hạn (tỷ lệ đi học đúng tuổi, bảo hiểm y tế, tiêm chủng mở rộng); 16 chỉ tiêu đạt mục tiêu vào năm 2020 (tiêu biểu như: trẻ em đi học trung học cơ sở đúng tuổi; người biết chữ từ 15 tuổi...).
|
Bên cạnh đó, Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam cũng liên tục tăng trong bảng xếp hạng của Liên hợp quốc từ vị trí 128/187 năm 2011 lên vị trí 117 năm 2020... đã cho thấy một thực tế đáng ghi nhận là mức sống, sức khỏe và tuổi thọ của người Việt Nam không ngừng được nâng lên. |
Những kết quả trên đây cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang có những bước phát triển vững mạnh, vị thế trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao, chính sách an sinh xã hội đã và đang được triển khai sâu rộng và toàn diện. Những thành tựu đạt được đã cơ bản đảm bảo công bằng, toàn diện, tiếp cận các tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo quyền an sinh của người dân theo Hiến pháp năm 2013 |
- An sinh xã hội ra đời nhằm bảo đảm an toàn cho mọi thành viên trong xã hội, trước những rủi ro trong cuộc sống. Mỗi công dân cần nhận thức đúng đắn về vai trò của an sinh xã hội, tích cực tham gia và tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện các chính sách về an sinh xã hội để không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. |
- Liên hệ việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội của bản thân |
Hot: 500+ Đề thi thử tốt nghiệp THPT các môn, ĐGNL các trường ĐH... file word có đáp án (2025). Tải ngay
- 20 đề thi tốt nghiệp môn Giáo dục Kinh tế và pháp luật (có đáp án chi tiết) ( 36.000₫ )
- 20 Bộ đề, Tổng ôn, sổ tay môn Kinh tế pháp luật (có đáp án chi tiết) ( 36.000₫ )
- Sổ tay lớp 12 các môn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa, KTPL (chương trình mới) ( 36.000₫ )
- Tuyển tập 30 đề thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội, TP Hồ Chí Minh (2 cuốn) ( 150.000₫ )
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Lời giải
Khái niệm bảo hiểm và vai trò của bảo hiểm xã hội: |
- Khái niệm bảo hiểm: Bảo hiểm là sự đảm bảo tài chính do tổ chức bảo hiểm cung cấp để khắc phục rủi ro. |
- Vai trò của bảo hiểm xã hội: Đảm bảo thu nhập, hỗ trợ người lao động khi gặp khó khăn như ốm đau, hưu trí. |
Sự cần thiết của bảo hiểm xã hội: |
- Bảo vệ người lao động trước rủi ro (bệnh tật, tai nạn, thất nghiệp). |
- Thúc đẩy công bằng xã hội, đảm bảo đời sống ổn định cho các đối tượng yếu thế. |
Loại hình bảo hiểm mà học sinh có thể tham gia: |
- Bảo hiểm y tế học sinh. |
Hành động cụ thể để thực hiện trách nhiệm công dân về bảo hiểm: |
- Tích cực tham gia bảo hiểm y tế học sinh. |
- Tuyên truyền về lợi ích của bảo hiểm xã hội cho gia đình và cộng đồng. |
- Gương mẫu trong việc tuân thủ quy định về bảo hiểm. |
Khái niệm và vai trò của an sinh xã hội: |
- Khái niệm: An sinh xã hội là hệ thống các chính sách nhằm đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho mọi người. |
- Vai trò: Giảm bất bình đẳng, nâng cao chất lượng sống, ổn định xã hội. |
Sự cần thiết của an sinh xã hội: |
- Đảm bảo quyền lợi cho người lao động và những người yếu thế trong xã hội. |
- Thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước. |
Chính sách an sinh xã hội hiện hành ở Việt Nam: |
- Trợ cấp thất nghiệp. |
- Hỗ trợ người cao tuổi không nơi nương tựa. |
Một hành động cụ thể để học sinh góp phần xây dựng an sinh xã hội: |
- Tham gia quyên góp, giúp đỡ người nghèo hoặc gia đình chính sách. |
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức về an sinh xã hội trong gia đình, trường học và cộng đồng. |
Lời giải
I. Lí thuyết về Tăng trưởng và Phát triển Kinh tế (5 ý)
1. Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của một quốc gia qua thời gian, thường được đo bằng tỷ lệ phần trăm tăng trưởng GDP hàng năm. Tăng trưởng kinh tế phản ánh sự mở rộng của nền kinh tế trong ngắn hạn và là chỉ số quan trọng để đo lường mức độ phát triển của quốc gia.
2. Phát triển kinh tế không chỉ là tăng trưởng kinh tế mà còn bao gồm các yếu tố như cải thiện chất lượng sống, giảm nghèo, tăng cường cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi trường, và nâng cao mức sống của người dân. Phát triển kinh tế bền vững chú trọng vào cả tăng trưởng kinh tế và việc bảo đảm quyền lợi của các thế hệ tương lai.
3. Tác động của thiên tai đến tăng trưởng kinh tế: Thiên tai, như bão lũ, có thể làm gián đoạn sản xuất, gây thiệt hại về tài sản và hạ tầng, từ đó làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn. Tuy nhiên, nếu có sự phục hồi nhanh chóng, tác động dài hạn có thể được giảm thiểu.
4. Khả năng phục hồi và phát triển bền vững: Mặc dù thiên tai có thể gây gián đoạn, nhưng một nền kinh tế có khả năng phục hồi tốt với các chính sách hỗ trợ sẽ giúp nền kinh tế nhanh chóng quay lại quỹ đạo phát triển. Điều này đòi hỏi có sự phối hợp giữa các yếu tố như cơ sở hạ tầng, nguồn lực và chính sách phù hợp.
5. Tác động của thiên tai đến các ngành kinh tế: Thiên tai ảnh hưởng mạnh mẽ đến các ngành như nông nghiệp, công nghiệp, và giao thông vận tải, gây thiệt hại về sản xuất và làm giảm hiệu quả của các ngành này, tác động tiêu cực đến GDP và sự phát triển kinh tế dài hạn.
II. Chính sách An sinh xã hội (5 ý)
6. Chính sách an sinh xã hội bao gồm các biện pháp và chương trình của chính phủ nhằm đảm bảo các quyền cơ bản của công dân, bao gồm quyền sống, quyền được chăm sóc sức khỏe, giáo dục và bảo vệ xã hội khỏi các rủi ro (như thiên tai, bệnh tật, tai nạn).
7. Mục tiêu của chính sách an sinh xã hội là bảo vệ các nhóm yếu thế trong xã hội, đặc biệt là người nghèo, người bị ảnh hưởng bởi thiên tai và các khủng hoảng xã hội khác, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững và công bằng xã hội.
8. Chính sách cứu trợ khẩn cấp trong trường hợp thiên tai, như cơn bão số 3, là một phần quan trọng của chính sách an sinh xã hội, nhằm đảm bảo những người bị ảnh hưởng có thể hồi phục nhanh chóng về mặt tài chính, vật chất và tinh thần.
9. Hỗ trợ tài chính trực tiếp: Chính phủ có thể hỗ trợ tài chính trực tiếp cho các gia đình bị thiệt hại nặng nề, giúp họ tái thiết cuộc sống và khôi phục sản xuất. Đây là yếu tố quan trọng trong việc giảm thiểu tác động tiêu cực của thiên tai.
10. Khôi phục cơ sở hạ tầng và phục hồi sản xuất: Chính sách an sinh xã hội cũng bao gồm các biện pháp khôi phục cơ sở hạ tầng giao thông, cung cấp vật tư cứu trợ cho sản xuất nông nghiệp, giúp người dân và cộng đồng phục hồi nhanh chóng sau thiên tai.
III. Phân tích Câu hỏi: Ảnh hưởng của bão số 3 và chính sách an sinh xã hội (6 ý)
1. Ảnh hưởng của bão số 3 đến tăng trưởng và phát triển kinh tế
11. Thiệt hại về cơ sở hạ tầng: Bão số 3 đã phá hủy nhiều ngôi nhà và công trình hạ tầng giao thông, dẫn đến gián đoạn giao thông, làm giảm khả năng lưu thông hàng hóa và dịch vụ, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến GDP và tốc độ tăng trưởng.
12. Thiệt hại sản xuất nông nghiệp: Bão gây thiệt hại nặng nề cho hoa màu và sản xuất nông nghiệp, đặc biệt ở các tỉnh miền núi và đồng bằng Bắc Bộ. Thiệt hại này làm giảm năng suất nông nghiệp, gây khó khăn cho nền kinh tế nông thôn và gia tăng nghèo đói.
13. Gián đoạn kinh tế và giảm thu nhập: Các ngành kinh tế như xây dựng, nông nghiệp, và du lịch bị gián đoạn do bão, dẫn đến giảm thu nhập và gia tăng tỷ lệ thất nghiệp, làm chậm quá trình phục hồi nền kinh tế.
14. Tăng chi phí phục hồi: Chính phủ và các địa phương phải chi tiêu lớn để khôi phục cơ sở hạ tầng và hỗ trợ người dân, làm tăng chi phí ngân sách, dẫn đến giảm khả năng chi cho các lĩnh vực khác của nền kinh tế.
15. Ảnh hưởng đến quá trình phục hồi hậu đại dịch: Trong bối cảnh nền kinh tế đang phục hồi sau đại dịch COVID-19, bão số 3 làm gián đoạn kế hoạch phục hồi, gây khó khăn trong việc duy trì tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.
2. Chính sách an sinh xã hội trong việc giảm thiểu tác động tiêu cực
16. Chính sách an sinh xã hội giúp ổn định xã hội và khôi phục nền kinh tế: Các biện pháp hỗ trợ tài chính trực tiếp, cung cấp vật tư cứu trợ và khôi phục cơ sở hạ tầng giúp người dân ổn định cuộc sống, thúc đẩy sự phục hồi kinh tế nhanh chóng. Chính sách phân bổ ngân sách hợp lý và hỗ trợ người dân trong thời gian ngắn hạn giúp giảm thiểu tác động tiêu cực của thiên tai đối với nền kinh tế và xã hội.
Kết luận
Qua ba phần phân tích trên, có thể thấy rằng trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang phục hồi sau đại dịch COVID-19, bão số 3 gây thiệt hại lớn nhưng các chính sách an sinh xã hội mà Chính phủ triển khai đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu tác động tiêu cực đối với người dân và nền kinh tế. Những biện pháp hỗ trợ tài chính, cung cấp vật tư cứu trợ, khôi phục cơ sở hạ tầng, và phân bổ ngân sách hợp lý giúp nền kinh tế phục hồi nhanh chóng và bền vững.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.