Câu hỏi:

24/06/2020 812

Phân tích bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh.

Siêu phẩm 30 đề thi thử THPT quốc gia 2024 do thầy cô VietJack biên soạn, chỉ từ 100k trên Shopee Mall.

Mua ngay

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

* Giới thiệu:

Mùa thu không chỉ làm rung động lòng thi nhân mà còn đem đến cho ta những xúc cảm nhẹ nhàng, êm ái gợi nhiều thương nhớ bâng khuâng… Thường thường, các nhà thơ chỉ cảm nhận về mùa thu ở một số hình ảnh tiêu biểu như sắc trời xanh ngắt, gió thu se lạnh và màu vàng tượng trưng cho mùa thu. Ở một số thi nhân có thêm những cảm nhận riêng: với Xuân Diệu là : “Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang…, với Lưu Trọng Lư là tiếng lá kêu xào xạc và tiếng chân con nai vàng đạp trên lá vàng khô, với Nguyễn Đình Thi là hương cốm đầu mùa…. Nét đặc biệt của Hữu Thỉnh trong bài thơ này là nhà thơ đã cảm nhận cái thời khắc sang thu bằng cả một hệ thống hình ảnh thiên nhiên qua nhiều yếu tố và bằng nhiều giác quan với sự rung động thật tinh tế. Mười hai câu thơ ngắn mà có đến mười hình ảnh thiên nhiên được nói đến lúc đất trời chuyển sang thu: hương ổi, gió se, sương, sông, chim, mây, nắng, mưa, sấm và cuối cùng là hàng cây đứng tuổi. Toàn là những hình ảnh gần gũi, quen thuộc đối với mỗi người chúng ta và điều này làm cho bài thơ dễ đến với người đọc. Nhưng điều quan trọng nhất chính là sự cảm nhận tinh tế của ông đối với từng hiện tượng thiên nhiên lúc giao mùa và những rung động ấy đã lan truyền sang ta như một tiếng nói đồng điệu.

* Khổ 1: Là những cảm nhận ban đầu của nhà thơ về cảnh sang thu của đất trời.

a.Thiên nhiên được cảm nhận từ những gì vô hình (hương, gió), mờ ảo (sương chùng chình), nhỏ hẹp và gần (ngõ) => Đó là những cảm nhận rất riêng của nhà thơ.

- Đầu tiên là sự cảm nhận về hương vị. Cái hương ổi chín thường khó đọng lại trong những cơn gió nồm nam thổi mạnh của mùa hè, giờ đây bỗng “phả vào trong gió se”, đem đến hương vị dịu ngọt, đằm thắm của mùa thu khiến nhà thơ ngạc nhiên đến ngỡ ngàng trước sự thay đổi của thiên nhiên.Từ “phả” là động từ mạnh diễn tả mùi hương ổi thơm nồng nàn lan toả. Gió se là gió nhẹ, khô và hơi lạnh – gió của mùa thu, gió báo hiệu mùa thu đã đến. Gió se mang theo hương ổi của đồng quê. Nhận ra trong gió có hương ổi là cảm nhận tinh tế của một người sống giữa đồng quê và nhà thơ đã đem đến cho ta một tín hiệu mùa thu dân dã mà thi vị, ông đã phát hiện ra một nét đẹp thật đáng yêu của mùa thu vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.

- Trong “Sang thu”, dấu hiệu đầu thu là hương ổi, làn gió và sương thu. Nhưng không phải là “sương thu man mác đầu ghềnh” của Tản Đà mà là : “Sương chùng chình qua ngõ”- một hình ảnh lung linh huyền ảo. Không còn là những hạt sương mà đã là một màn sương mỏng nhẹ trôi, đang chuyển động chầm chậm nơi đường thôn ngõ xóm. “Chùng chình” là từ láy gợi hình diễn tả hành động chậm chạp như là cố ý chậm lại. Nhà thơ đã thổi hồn vào câu thơ khiến cho màn sương thu chứa đầy tâm trạng, như người đi còn vương vấn, ngập ngừng khi qua ngõ nhà ai……

b. Con người (nhà thơ).

- Cảm nhận phút giao mùa sang thu là sự ngỡ ngàng. Do ngỡ ngàng nên cả khứu giác, cả xúc giác và thị giác đều như mách bảo thu về mà vẫn chưa thể tin, chưa dám chắc. Từ “hình như” là sự phỏng đoán nửa tin, nửa ngờ, là cái ngỡ ngàng, ngạc nhiên trong cái cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến của thi sĩ. Qua đó, ta hiểu tâm hồn nhà thơ nhạy cảm, yêu thiên nhiên, yêu hương thu với tình yêu tha thiết.

* khổ 2: Nhưng rồi mùa thu dần dần đến và hiện ra ngày càng rõ hơn trước mắt nhà thơ

- Sự vận động của hình ảnh thiên nhiên trong thời khắc chuyển mùa được cụ thể hoá bằng những đổi thay của vạn vật. Sông lúc sang thu không còn cuộn chảy dữ dội như những ngày hè mưa lũ, mà êm ả dềnh dàng như đang lắng lại, đang trầm xuống. Một chữ “dềnh dàng” mà nói lên được cái dáng vẻ khoan thai, thong thả của con sông mùa thu, ngỡ như nó được nghỉ ngơi thoải mái khi mùa nước lũ cuồn cuộn đã đi qua.

- Đối lập với hình ảnh đó là hình ảnh đàn chim bắt đầu vội vã bay về tổ lúc hoàng hôn. Từ bắt đầu” trong ý thơ được dùng rất độc đáo “bắt đầu vội vã” chứ không phải là “đang vội vã”. Phải tinh tế lắm, yêu và gần gũi với thiên nhiên lắm mới nhận ra được sự bắt đầu trong những cánh chim bay.

- Cánh chim trời vội vã bay đi, “có đám mây mùa hạ” còn vương lại. Và mây lưu luyến bắc chiếc cầu:

“Vắt nửa mình sang thu”.

Một liên tưởng thú vị, một hình ảnh đầy chất thơ. Người ta thường nói: khăn vắt vai, con đường mòn vắt ngang sườn núi….Hữu Thỉnh điểm vào bức tranh thu của mình một hình ảnh mới mẻ, gợi cảm: hai nửa của một đám mây thuộc về hai mùa. Không phải vẻ đẹp của mùa hạ cũng chưa hẳn là vẻ đẹp của mùa thu mà đó là vẻ đẹp của thời khắc giao mùa được sáng tạo từ một hồn thơ tinh tế và nhạy cảm đang say thời khắc giao mùa này. Trong “chiều sông Thương”, ông cũng có một câu thơ tương tự về cách viết: Đám mây trên Việt Yên. Rủ bóng về Bố Hạ.”

c. Khúc giao mùa của không gian và thời gian khi sang thu còn được thể hiện ở chiều sâu suy ngẫm trong khổ cuối.

- Khổ cuối nói về những biến chuyển của nắng, mưa, sấm trong lúc giao mùa với những nhận xét tinh tế của một người am hiểu tường tận các hiện tượng thời tiết này:

Vẫn còn bao nhiêu nắngĐã vơi dần cơn mưa

   + Lại thêm một sự đối lập: nắng vẫn còn nhưng mưa đã vơi dần. Mùa thu nắng sẽ nhạt dần, nhưng lúc giao mùa, nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng. Những ngày sang thu, đã ít đi những cơn mưa rào ào ạt và cũng bớt đi những tiếng sấm bất ngờ thường chỉ có trong mùa hạ. Các từ ngữ : “vẫn còn – đã vơi dần – cũng bớt bất ngờ” vừa cho thấy, vẫn còn đó dấu ấn, vẫn còn đó dư âm của mùa hạ. Nhưng tất cả đã đi vào chừng mực, vào thế ổn định mang nét đặc trưng của mưa nắng phút giao mùa sang thu. Những câu thơ vừa tả cảnh, vừa kín đáo bộc lộ cảm xúc giao mùa của lòng người trong mối luyến giao thấm quyện với thiên nhiên.

   + Bài thơ khép lại bằng hai dòng thơ hàm chứa ý nghĩa:

Sấm cũng bớt bất ngờTrên hàng cây đứng tuổi

Hai dòng cuối bài có hai tầng ý nghĩa: tả thực và ẩn dụ - gợi ta liên tưởng đến một tầng ý nghĩa khác – ý nghĩa về con người và cuộc sống. Những tiếng sấm bất ngờ của mùa hạ đã bớt đi lúc sang thu (cũng có thể hiểu: hàng cây không còn bị bất ngờ, bị giật mình vì tiếng sấm nữa), nhưng đó còn là những vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. Và hàng cây đứng tuổi ở đây vừa gợi lên hình ảnh những hàng cây không phải là còn non, vừa gợi tả những con người từng trải đã từng vượt qua những khó khăn, những thăng trầm của cuộc đời. Qua đó, con người càng trở nên vững vàng.

Hai câu kết đã khép lại bài thơ vừa là hình ảnh thiên nhiên sang thu, vừa là suy nghĩ chiêm nghiệm về bản thân, về con người, về đất nước. Nó vừa trang nghiêm chững chạc, vừa bâng khuâng khiêm nhường nhưng cũng đầy tự hào kiêu hãnh. Chính nhà thơ Hữu Thỉnh tâm sự: với hình ảnh này, ông muốn gửi gắm suy nghĩ của mình: khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. Bài thơ kết thúc, nhưng dư vị vẫn còn để người đọc tiếp tục nghĩ suy thêm về cái điều nhà thơ tâm sự.

Quảng cáo

book vietjack

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

c. Có thể thay thế từ “phả” bằng từ “tỏa” được không?

 

Xem đáp án » 24/06/2020 4,117

Câu 2:

e. Có ý người cho rằng hình ảnh “sấm” và “hàng cây đứng tuổi” là hình ảnh ẩn dụ. Em có đồng ý với ý kiến đó không, tại sao?

 

Xem đáp án » 24/06/2020 2,727

Câu 3:

b. Em hãy chỉ ra các biện pháp tu từ có trong khổ thơ đầu của bài “Sang thu”?

 

Xem đáp án » 24/06/2020 1,441

Câu 4:

Bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh là bức thông điệp lúc giao mùa, em hãy trình bày mạch cảm xúc của bài thơ?

Xem đáp án » 24/06/2020 1,379

Câu 5:

a. Chỉ ra biện pháp tu từ trong khổ thơ:

Sông được lúc dềnh dàngChim bắt đầu vội vãCó đám mây mùa hạVắt nửa mình sang thu

Xem đáp án » 24/06/2020 1,185

Câu 6:

d. Hãy viết đoạn văn 12 câu theo phương thức tổng hợp – phân tích – tổng hợp để làm rõ hình ảnh thiên nhiên lúc giao mùa và cảm xúc của con người.

 

Xem đáp án » 24/06/2020 972

Câu 7:

b. Hai từ “dềnh dàng” và cụm từ “bắt đầu vội vã” trong đoạn thơ vừa chép có ý nghĩa gì trong việc thể hiện dụng ý nghệ thuật của nhà thơ?

 

Xem đáp án » 24/06/2020 965

Bình luận


Bình luận