Câu hỏi:

13/07/2024 669 Lưu

Viết biểu thức tính độ tự cảm của ống dây và suất điện động tự cảm xuất hiện trong ống dây, giải thích và nêu đơn vị của các đại lượng trong các biểu thức.

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

+ Hệ số tự cảm của một ống dây dài: L=4π.10-7.μ.N2IS; với L là hệ số tự cảm, đơn vị henri (H); N là số vòng dây của ống dây; l là chiều dài của ống dây, đơn vị mét (m); S là diện tích của mỗi vòng dây, đơn vị mét vuông (m2); μ là độ từ thẩm của lỏi sắt (nếu trong lòng cuộn dây có lỏi sắt).

+ Khi trong mạch điện có cường độ dòng điện biến thiên thì trong mạch xuất hiện suất điện động tự cảm: etc=-L.it; với etc là suất điện động tự cảm, đơn vị vôn (V); L là hệ số tự cảm, đơn vị henry (H); i=i2-i1 là độ biến thiên cường độ dòng điện trong mạch, đơn vị ampe (A); t=t2-t1 là khoảng thời gian xảy ra biến thiên, đơn vị giây (s).

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

Lực từ tác dụng lên cạnh AC là FAC= 0 vì AB song song với B.

Lực từ tác dụng lên cạnh AB là FAB có điểm đặt tại trung điểm của AB, có phương vuông góc với mặt phẳng chứa khung dây, hướng từ ngoài vào như hình vẽ.

Có độ lớn: FAB=I.B.AB=2.10-3 N.

Lực từ tác dụng lên cạnh BC là FBC có điểm đặt tại trung điểm của BC, có phương vuông góc với mặt phẳng chứa khung dây, hướng từ trong ra và có độ lớn: FBC=I.B.BC.sinα=I.B.BC.ABBC=2.10-3 N.

Lời giải

Các cạnh AB và CD song song với các đường sức từ nên lực từ tác dụng lên các cạnh này bằng 0. Lực từ tác dụng lên các cạnh BC và AD có điểm đặt tại trung điểm của mỗi cạnh, có phương vuông góc với mặt phẳng khung dây, lực tác dụng lên cạnh BC hướng từ trong ra ngoài, lực tác dụng lên cạnh AD hướng từ ngoài vào trong như hình vẽ.

Có độ lớn: fBC=fAD=B.I.BC=32.10-3 N.

Hai lực này tạo thành một ngẫu lực có tác dụng làm cho khung dây quay đến vị trí mà mặt phẳng khung dây vuông góc với các đường sức từ.

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP