Câu hỏi:
13/07/2024 904Phân tích các nhân tố thúc đẩy sự phát triển của phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
* Nhân tố khách quan
- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước thực dân, đế quốc phương Tây (trừ Mĩ) suy yếu, khủng hoảng về kinh tế và mất ổn định về chính trị.
=> Tạo ra những điều kiện khách quan thuận lợi để nhân dân các nước thuộc địa, phụ thuộc nổi dậy đấu tranh.
- Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga (1917).
=> Cổ vũ mạnh mẽ nhân dân các nước thuộc địa, phụ thuộc đứng lên đấu tranh giành độc lập.
- Sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế:
+ Cao trào đấu tranh của công nhân ở các nước tư bản Âu – Mĩ trong những năm 1918 – 1923, mà đỉnh cao là sự ra đời của nhà nước cộng hòa Xô viết ở Đức, Hung-ga-ri,...
+ Sự ra đời và hoạt động tích cực của Quốc tế Cộng sản (1919).
+ Sự ra đời của các Đảng Cộng sản ở nhiều quốc gia trên thế giới.
=> Cổ vũ nhân dân các nước thuộc địa, phụ thuộc đứng lên đấu tranh; góp phần tích cực vào sự phát triển của khuynh hướng vô sản trong phong trào yêu nước, cách mạng của các nước Đông Nam Á.
* Nhân tố chủ quan
- Chính sách khai thác, bóc lột thuộc địa của các nước thực dân, đế quốc.
+ Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước tư bản châu Âu (dù là nước thắng trận hay là nước bại trận đều phải gánh chịu những thiệt hại nặng nề.
+ Để khắc phục hậu quả chiến tranh, các nước thực dân, đế quốc đã tăng cường vơ vét, bóc lột nhân dân trong nước và thực hiện khai thác, bóc lột nhân dân thuộc địa.
=> Chính sách vơ vét, bóc lột của thực dân, đế quốc phương Tây đã làm gay gắt thêm mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân thuộc địa với đế quốc. Đây là một trong những nguyên nhân thúc đẩy nhân dân các nước thuộc địa, phụ thuộc nổi dậy đấu tranh.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa hai cuộc Chiến tranh thế giới.
Câu 2:
Xu hướng cách mạng mới xuất hiện trong phong trào đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á từ những năm 20 của thế kỉ XX?
Câu 3:
Nhân tố khách quan nào tác động đến sự bùng nổ của phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc (1919)?
Câu 4:
Trong phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Ấn Độ (1918 - 1922), chủ trương và phương pháp đấu tranh của M.Gan-đi là
Câu 5:
Cho các nhận định sau:
1. Mâu thuẫn về quyền lợi, thị trường và thuộc địa giữa các nước đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là nguyên nhân sâu xa dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ hai.
2. Trận phản công của quân đội Liên Xô ở Xta-lin-grat đã tạo nên bước ngoặt, làm xoay chuyển tình thế của cuộc chiến tranh.
3. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.
4. Giai đoạn đầu, Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa, từ khi Liên Xô tham chiến, tính chất của cuộc chiến tranh có sự thay đổi: tính chất phi nghĩa thuộc về phe phát xít; tính chất chính nghĩa thuộc về các dân tộc đã kiên cường chống chủ nghĩa phát xít, bảo về hòa bình thế giới.
Trong số các nhận định trên, có bao nhiêu nhận định chính xác?
Câu 6:
Trước khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (tháng 9/1939), các nước đế quốc Anh, Pháp, thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít nhằm
25 câu Trắc nghiệm Sử 11 CD Bài 4. Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay có đáp án
21 câu Trắc nghiệm Sử 11 CD Bài 3. Sự hình thành Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết có đáp án
25 câu Trắc nghiệm Sử 11 KNTT Bài 4. Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay có đáp án
Trắc nghiệm Lịch Sử 11: Xiêm giữa thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX
20 câu Trắc nghiệm Sử 11 KNTT Bài 3. Sự hình thành Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết có đáp án
23 câu Trắc nghiệm Sử 11 CTST Bài 3. Sự hình thành liên bang cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết có đáp án
25 câu Trắc nghiệm Sử 11 CD Bài 5. Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á có đáp án
50 câu Trắc nghiệm kiến thức Lịch sử 11 Cánh diều ôn tập Chủ đề 2: Chỉ nghĩa xã hội từ 1917 đến nay có đáp án
về câu hỏi!