Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Môn học
Chương trình khác
6152 lượt thi 40 câu hỏi 45 phút
4974 lượt thi
Thi ngay
6887 lượt thi
3320 lượt thi
6279 lượt thi
2258 lượt thi
1762 lượt thi
1839 lượt thi
4574 lượt thi
3874 lượt thi
5105 lượt thi
Câu 1:
Năm 1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha đã chọn địa điểm nào để mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam?
A. Đà Nẵng.
B. Gia Định.
C. Hội An.
D. Thuận An.
Câu 2:
Ngày 20/11/1873, diễn ra sự kiện gì ở Bắc Kì?
A. Pháp nổ súng tấn công thành Hà Nội.
B. Pháp nổ súng tấn công, đánh chiếm Nam Định.
C. Thực dân Pháp đánh chiếm Thanh Hóa.
D. Nhân dân Hà Nội chủ động đốt kho đạn của Pháp.
Câu 3:
Hình thức đấu tranh đầu tiên của giai cấp công nhân Việt Nam là gì?
A. Đập phá máy móc, đốt công xưởng.
B. Đánh lại cai thầu, tổng bãi công chính trị.
C. Bãi công đòi tăng lương giảm giờ làm.
D. Tổng bãi công đòi quyền lợi chính trị, kinh tế.
Câu 4:
Cuộc khởi nghĩa nào dưới đây không thuộc phong trào Cần vương ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX?
A. Ba Đình.
B. Yên Thế.
C. Bãi Sậy.
D. Hùng Lĩnh.
Câu 5:
Nguyên nhân quyết định dẫn đến sự thất bại của phái chủ chiến trong cuộc phản công quân Pháp ở Kinh thành Huế (7/1885) là do
A. quân Pháp rất mạnh, có nhiều kinh nghiệm trong chiến tranh xâm lược.
B. công tác chuẩn bị chưa tốt, cuộc phản công diễn ra trong bối cảnh bị động.
C. không nhận được sự ủng hộ của phái chủ hòa trong triều đình Huế.
D. chênh lệch về lực lượng và công tác tuyên truyền chưa tốt.
Câu 6:
Sau Hiệp ước Nhâm Tuất (1862), thái độ của Triều Đình đối với các toán nghĩa binh chống Pháp ở ba tỉnh Đông Nam Kì như thế nào?
A. Khuyến khích và ủng hộ các nghĩa binh.
B. Ra lệnh giải tán các toán nghĩa binh.
C. Cử quan lại chỉ huy các nghĩa binh.
D. Phối hợp với các nghĩa binh để chống Pháp.
Câu 7:
Tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam không bao gồm
A. nhà báo, nhà giáo.
B. chủ các hãng buôn.
C. học sinh, sinh viên.
D. tiểu thương, tiểu chủ.
Câu 8:
Hiệp ước Patơnốt (1884) được kí kết giữa triều đình nhà Nguyễn với thực dân Pháp là mốc đánh dấu
A. các vua nhà Nguyễn hoàn toàn đầu hàng thực dân Pháp.
B. thực dân Pháp căn bản hoàn thành công cuộc bình định Việt Nam.
C. thực dân Pháp thiết lập xong bộ máy cai trị ở Việt Nam.
D. thực dân Pháp căn bản hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam.
Câu 9:
Người đứng đầu trong phái chủ chiến của triều đình Huế là ai?
A. Phan Thanh Giản.
B. Nguyễn Trường Tộ.
C. Tôn Thất Thuyết.
D. Phan Đình Phùng.
Câu 10:
Năm 1858, tại mặt trận Đà Nẵng, quân dân Việt Nam đã sử dụng chiến thuật gì chống lại liên quân Pháp - Tây Ban Nha?
A. Đánh điểm diệt viện.
B. Đánh nhanh thắng nhanh.
C. Chinh phục từng gói nhỏ.
D. Vườn không nhà trống.
Câu 11:
Cuộc chiến đấu của quân dân Việt Nam ở Gia Định (1859) buộc thực dân Pháp phải chuyển sang thực hiện kế hoạch nào?
A. Tiến công ra Bắc Kì.
B. Chinh phục từng gói nhỏ.
C. Đánh nhanh thắng nhanh.
D. Vừa đánh vừa đàm.
Câu 12:
Năm 1906, Phan Châu Trinh và nhóm sĩ phu tiến bộ ở Quảng Nam đã
A. mở cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì.
B. thành lập Duy tân hội.
C. thành lập Việt Nam Quang phục hội.
D. tổ chức phong trào Đông du.
Câu 13:
Trong thời gian diễn ra Chiến tranh thế giới thứ nhất, tư sản người Việt đã cho xuất bản tờ báo nào để bênh vực quyền lợi về chính trị và kinh tế cho người trong nước?
A. An Nam trẻ, Đại Việt.
B. Diễn đàn bản xứ, Đại Việt.
C. Đại Việt, Tiền phong.
D. Người kinh doanh, Chuông rè.
Câu 14:
Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược (1858 - 1884) có đặc điểm gì?
A. Kết hợp chặt chẽ đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị và ngoại giao.
B. Lan rộng từ Bắc vào Nam theo sự mở rộng địa bàn xâm lược của thực dân Pháp.
C. Từ chống ngoại xâm đến kết hợp chống ngoại xâm và phong kiến đầu hàng.
D. Hình thành một mặt trận thống nhất do các văn thân, sĩ phu tiến bộ lãnh đạo.
Câu 15:
Tác giả của câu nói “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam, thì mới hết người Nam đánh Tây” là
A. Nguyễn Trung Trực.
B. Trương Định.
C. Nguyễn Tri Phương.
D. Hoàng Diệu.
Câu 16:
Nội dung nào không phản ánh đúng thủ đoạn của thực dân Pháp trong việc chuẩn bị kế hoạch tấn công Bắc Kì năm 1873?
A. Phái gián điệp ra Bắc Kì để điều tra tình hình bố phòng của Việt Nam.
B. Lôi kéo một số tín đồ công giáo lầm lạc, kích động họ nổi dậy chống triều đình.
C. Hậu thuẫn cho Giăng Đuy-puy gây rối ở Hà Nội.
D. Vu cáo triều đình Huế vi phạm Hiệp ước Nhâm Tuất (1862).
Câu 17:
Nông dân Việt Nam tham gia đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược và thống trị (từ năm 1858) trước hết vì
A. địa vị chính trị.
B. độc lập dân tộc.
C. tinh thần cách mạng.
D. quyền lợi giai cấp.
Câu 18:
Phương pháp đấu tranh “Vô bạo động, bạo động tắc tử. Vô vọng ngoại, vọng ngoại tắc ngu” của Phan Châu Trinh được hiểu như thế nào?
A. Phản đối bạo động vũ trang, đề xướng việc cầu viện nước ngoài để giành độc lập.
B. Phản đối bạo động vũ trang, đề xướng giành độc lập bằng phương pháp đấu tranh ôn hòa.
C. Phản đối việc cầu viện nước ngoài, cổ vũ cho phương pháp bạo động vũ trang.
D. Phản đối phương pháp bạo động vũ trang và cầu viện nước ngoài.
Câu 19:
Lãnh đạo khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896) là
A. Hoàng Hoa Thám và Phan Đình Phùng.
B. Nguyễn Thiện Thuật và Đinh Công Tráng.
C. Phan Đình Phùng và Cao Thắng.
D. Phan Đình Phùng và Đinh Công Tráng
Câu 20:
Sau khi ba tỉnh miền Đông Nam Kì rơi vào tay quân Pháp, nhân dân các tỉnh Đông Nam Kì có thái độ như thế nào?
A. Các đội nghĩa quân chống Pháp tự giải tán, nhân dân bỏ đi nơi khác sinh sống.
B. Các đội nghĩa binh tiếp tục chiến đấu, phong trào “tị địa” diễn ra sôi nổi.
C. Nhân dân vừa sợ giặc Pháp, vừa sợ triều đình nên bỏ đi nơi khác sinh sống.
D. Nhân dân chán ghét triều đình, không còn tha thiết đấu tranh chống Pháp.
Câu 21:
Đẩy mạnh cướp bóc ruộng đất để lập nên các đồn điền trồng lúa, cà phê… là chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp trong lĩnh vực nào?
A. Công nghiệp nặng.
B. Công nghiệp chế biến
C. Nông nghiệp chế biến.
D. Nông nghiệp.
Câu 22:
Vừa mới ra đời giai cấp công nhân Việt Nam đã được kế thừa
A. học thuyết của chủ nghĩa Mác - Lênin.
B. tư tưởng của Cách mạng tháng Mười Nga.
C. truyền thống yêu nước và ý chí đấu tranh bất khuất của dân tộc.
D. tư tưởng của các trào lưu cứu nước ở các nước thuộc địa.
Câu 23:
Chỉ huy quân đội triều đình kháng chiến chống thực dân Pháp đánh chiếm thành Hà Nội lần thứ hai (1882) là
A. Tổng đốc Nguyễn Tri Phương.
B. Tổng đốc Hoàng Diệu.
C. Tổng đốc Trương Quang Đản.
D. Tổng đốc Vi Văn Định.
Câu 24:
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX thất bại chủ yếu là do
A. thực dân Pháp được sự giúp đỡ của nhiều nước tư bản.
B. triều đình nhà Nguyễn thiếu quyết tâm kháng chiến
C. nhân dân không đoàn kết với triều đình nhà Nguyễn.
D. triều đình nhà Nguyễn không đứng lên kháng chiến.
Câu 25:
Phong trào Đông du do Phan Bội Châu khởi xướng diễn ra trong khoảng thời gian từ năm
A. 1905 đến 1906.
B. 1906 đến 1908.
C. 1905 đến 1908.
D. 1908 đến 1912.
Câu 26:
Tôn Thất Thuyết thay mặt vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần vương khi đang ở
A. Kinh đô Huế.
B. Căn cứ Ba Đình.
C. Sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị).
D. Đồn Mang Cá (Huế).
Câu 27:
Nội dung nào không phản ánh đúng nhận xét khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương?
A. Có vua Hàm Nghi trực tiếp tham gia lãnh đạo.
B. Có lãnh đạo tài giỏi, lực lượng tham gia đông đảo.
C. Địa bàn hoạt động rộng khắp 4 tỉnh Bắc Trung Kì.
D. Diễn ra trong thời gian dài, gây cho Pháp nhiều tổn thất.
Câu 28:
Trong giai đoạn 1897 - 1914, thực dân Pháp tiến hành
A. bình định Việt Nam.
B. cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
C. xâm lược Việt Nam.
D. cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai.
Câu 29:
Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên (1917) là
A. Lương Ngọc Quyến và Đội Cấn.
B. Thái Phiên và Trần Cao Vân.
C. Đề Nắm và Hoàng Hoa Thám.
D. Lương Văn Can và Nguyễn Quyền
Câu 30:
Hai xu hướng trong phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX có sự khác nhau về
A. tư tưởng.
B. mục đích.
C. phương pháp.
D. tầng lớp lãnh đạo.
Câu 31:
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914), thực dân Pháp coi trọng việc xây dựng hệ thống giao thông vận tải vì nhằm
A. phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của tư bản Pháp.
B. xây dựng Việt Nam thành khu kinh tế tự trị.
C. muốn nền kinh tế Việt Nam bị lệ thuộc vào nền kinh tế Pháp.
D. phục vụ công cuộc khai thác lâu dài và mục đích quân sự.
Câu 32:
Phan Bội Châu cùng các đồng chí của ông thành lập Hội Duy tân vào năm
A. 1905.
B. 1907.
C. 1906.
D. 1904.
Câu 33:
“Một trong những tiến bộ của phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX là ở quan niệm về phạm trù yêu nước”. Đây là nhận định
A. đúng, vì hoạt động của các sĩ phu gắn liền với khái niệm “dân quyền”, “dân chủ”.
B. sai, phạm trù yêu nước thương dân luôn ăn sâu vào tư tưởng người dân Việt Nam.
C. đúng, vì các sĩ phu đã đưa ra vấn đề yêu nước phải gắn với xây dựng xã hội tiến bộ.
D. sai, vì khuynh hướng cứu nước mới của các sĩ phu không đem đến sự thành công.
Câu 34:
Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1914 có điểm gì mới so với phong trào yêu nước trước đó?
A. Do giai cấp tư sản dân tộc lãnh đạo.
B. Sử dụng hình thức đấu tranh vũ trang.
C. Gắn cứu nước với canh tân đất nước.
D. Xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất.
Câu 35:
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam, tư bản Pháp tập trung đầu tư nhiều nhất vào lĩnh vực nào?
A. Công nghiệp hóa chất.
B. Chế tạo máy.
C. Luyện kim.
D. Khai thác mỏ.
Câu 36:
Nội dung nào không phản ánh đúng những nhân tố tác động đến quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước mới cho dân tộc của Nguyễn Tất Thành?
A. Yếu tố thời đại: chủ nghĩa xã hội đã trở thành một hệ thống trên thế giới.
B. Yếu tố dân tộc: đất nước đang bị khủng hoảng về con đường cứu nước.
C. Yếu tố cá nhân: sớm có chí “đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào”.
D. Yếu tố quê hương: nơi có truyền thống yêu nước đấu tranh bất khuất.
Câu 37:
Sự thất bại của các khuynh hướng trong phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đặt ra yêu cầu bức thiết là phải
A. thành lập một chính đảng của giai cấp tiên tiến.
B. xây dựng một mặt trận thống nhất dân tộc.
C. tìm ra con đường cứu nước mới cho dân tộc.
D. đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
Câu 38:
Những nhà tư sản tiêu biểu nhất của Việt Nam đầu thế kỉ XX là
A. Trương Văn Bền và Nguyễn Quyền.
B. Nguyễn Sơn Hà và Đặng Thai Mai.
C. Nguyễn Hữu Thu và Bạch Thái Bưởi.
D. Lương Văn Can và Nguyễn Quyền.
Câu 39:
Điểm khác biệt của khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913) so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương (1885 - 1896) là về
A. phương pháp đấu tranh.
B. lực lượng chủ yếu.
C. xuất thân của người lãnh đạo.
D. kết quả đấu tranh.
Câu 40:
“Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam là
A. mục đích của phong trào Đông du.
B. mục đích của phong trào Duy tân.
C. chủ trương của Hội Duy tân.
D. chủ trương của Việt Nam Quang phục hội
1 Đánh giá
100%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com