Câu hỏi:
12/07/2024 528Kiều đối thoại với những ai? Phân tích diễn biến tâm trạng của Kiều qua lời đối thoại trong đoạn trích “Trao duyên”
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Trong đoạn trích, Kiều đối thoại ba người, là với Vân, với chính mình và với Kim Trọng:
•Với Vân: Kiều đã nhờ cậy Vân chấp nhận mối duyên tình và trả lễ cho chàng Kim hộ mình vì nàng đã phải chọn chữ hiếu thay cho chữ tình. Với Vân, Kiều mang sự biết ơn chân thành, yên tâm, thanh thản bớt nỗi day dứt trong lòng khi bội thề với Kim Trọng, vì nàng tin tưởng Vân sẽ giúp mình thực hiện lời thề, giữ mối lương duyên này với Kim Trọng.
=> Khi lựa chọn chữ hiếu thay chữ tình và quyết định bán mình chuộc cha và em, trong lòng Kiều giằng xé và day dứt đầy mâu thuẫn. Mãi cho đến khi Vân nhận lời thì mâu thuẫn được giải quyết tạm thời trong lòng của Kiều.
•Với chính mình: tâm trạng giằng xé đầy mâu thuẫn, đau đớn tột cùng khi không trọn tình yêu và lời thề với Kim Trọng. Trò chuyện với chính mình, Kiều đã trách thân phận, có duyên mà không có phận với chàng Kim "phận bạc như vôi" và xác định rằng cuộc đời mình sẽ là "nước chảy hoa trôi lỡ làng".
•Với Kim Trọng: Khát vọng tình yêu mãnh liệt với hiện thực phũ phàng, Kiều ngất đi trong hình bóng Kim Trọng Ôi Kim Lang…, Kiều tự trách than và đau đớn, coi mình như một kẻ phụ bạc, phản bội lời thề.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Vì sao Kiều cho mình là người “mệnh bạc” trong đoạn trích “Trao duyên”?
Câu 2:
Hãy tìm những từ ngữ cho thấy Kiều nghĩ đến cái chết trong đoạn trích “Trao duyên”. Việc tập trung dày đặc những từ ngữ đó có ý nghĩa gì?
Câu 3:
Nhận xét cách sử dụng ngôn ngữ của Kiều trong đoạn trích “Trao duyên” khi dùng những lí lẽ trao duyên.
Câu 4:
Nhận xét về mối quan hệ giữa tình cảm và lí trí, nhân cách và thân phận của Kiều qua đoạn trích “Trao duyên”.
Câu 5:
Theo em hiểu “của chung” khác “của tin” như thế nào? Trong đoạn trích “Trao duyên”, Kiều trao kỉ vật trong tâm trạng ra sao?
Câu 6:
Hành động “lạy” của Thúy Kiều trong đoạn trích “Trao duyên” có ý nghĩa gì?
Câu 7:
Trong đoạn trích “Trao duyên”, Kiều đã nhắc đến những lí lẽ nào để trao duyên?
về câu hỏi!