Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (600 trang - chỉ từ 140k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Khi học tập môn Hóa học, chúng ta cần chú ý thực hiện các hoạt động sau:
+ Thu thập tìm kiếm kiến thức bằng cách tự quan sát thêm các thí nghiệm, các hiện tượng trong tự nhiên, trong cuộc sống…
+ Xử lý thông tin: với mỗi thí nghiệm hay hiện tượng quan sát được đều cần rút ra được kết luận, nhận xét về hiện tượng đó.
+ Vận dụng: Đem những kết luận, bài học để vận dụng lý giải thực tiễn, hiểu sâu về bài học.
+ Ghi nhớ: học thuộc những nội dung quan trọng.
Ví dụ: Quan sát đinh sắt để ngoài không khí ẩm, sau một thời gian thấy đinh sắt bị rỉ ⇒ đinh sắt tiếp xúc với oxi trong không khí và hơi nước tạo thành rỉ sắt. Từ hiện tượng thực tiễn này, chúng ta sẽ có phương pháp bảo vệ các vật dụng bằng sắt trong đời sống như sơn, để nơi khô ráo,…
- Phương pháp học tốt môn hóa học:
Học tốt môn hóa học là nắm vững và có khả năng vận dụng thành thạo kiến thức đã học. Nếu muốn làm được như vậy, cần phải:
+ Biết làm thí nghiệm hóa học, biêt quan sát hiện tượng trong thí nghiệm, trong thiên nhiên cũng như trong cuộc sống.
+ Có hứng thú say mê môn Hóa học, chủ động tiếp nhận kiến thức, chú ý rèn luyện phương pháp tư duy, óc sáng tạo.
+ Phải đọc thêm sách, rèn luyện khả năng đọc sách, cách đọc sách, cách ghi nhớ kiến thức có chọn lọc.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Hạt nhân nguyên tử có cấu tạo như thế nào? Những nguyên tử cùng loại có cùng số hạt nào trong hạt nhân? Tại sao khối lượng hạt nhân nguyên tử được coi là khối lượng nguyên tử?
Câu 2:
Phân tử là gì? Phân tử của hợp chất gồm những nguyên tử như thế nào, có gì khác so với phân tử của đơn chất? Lấy ví dụ minh họa
Câu 4:
Hỗn hợp là gì? Chất tinh khiết là gì? Nước tự nhiên là chất hay hỗn hợp?
Câu 6:
Chất là gì? Vật thể là gì? Phân loại vật thể và lấy ví dụ minh họa?
về câu hỏi!