Câu hỏi:
13/07/2024 6,921Cho cơ hệ như hình 1. Vật 1 là một khối lập phương (đặc và không thấm nước) có cạnh a = 10cm được làm bằng vật liệu đồng chất có trọng lượng riêng d = 1,25.104 N/m3. Vật 2 được nối với một sợi dây vắt qua ròng rọc cố định. Thanh cứng AC, đồng chất, mảnh, tiết diện đều, có chiều dài AC = 20cm; B là điểm treo của vật 1 trên thanh AC; vật 1 chìm hoàn toàn trong bình đựng nước. Biết trọng lượng riêng của nước là dn = 104N/m3. Coi các sợi dây nhẹ, không giãn; bỏ qua mọi ma sát và khối lượng của ròng rọc
1. Nếu bỏ qua khối lượng của thanh AC, để hệ ở trạng thái cân bằng và thanh AC nằm ngang thì AB = 15cm. Tìm khối lượng m2 của vật 2
2. Nếu thanh AC có khối lượng m = 75g, để hệ ở trạng thái cân bằng và thanh AC nằm ngang thì AB phải có giá trị bằng bao nhiêu (với m2 tìm được ở phần trên)?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Vẽ hình, biểu diễn lực.
- Điều kiện cân bằng cho vật m1
P1 = FA + T => T = P1 - FA
- Điều kiện cân bằng cho vật m2
T2 = P2
- Điều kiện cân bằng của thanh AC (đối với điểm C) là :
CB.T = CA.T2
<=> (P1 - FA)CB = P2.CA
<=> (d.a3 - dn.a3)CB = 10m2.CA
2. - Vẽ hình, biểu diễn lực.
- Điều kiện cân bằng cho vật m1
P1 = FA + T => T = P1 - FA
- Điều kiện cân bằng cho vật m2
T2 = P2
- Gọi P là trọng lượng của thanh AC, điểm đặt của P tại điểm O (trung điểm của AC).
- Điều kiện cân bằng của thanh AC (đối với điểm C) là:
P.CO + T.CB = T2.CA
<=> P.CO + (P1 - FA).CB = P2.CA
- Vậy độ dài của đoạn AB là :
AB = 20 – 2 = 18 cm
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Có hai bình đựng cùng một loại chất lỏng. Một học sinh lần lượt múc từng ca chất lỏng từ bình 2 đổ vào bình 1 và đo nhiệt độ cân bằng của chất lỏng trong bình 1 sau mỗi lần đổ rồi ghi vào bảng số liệu như dưới đây:
Tính nhiệt độ t (0C) và nhiệt độ của chất lỏng trong mỗi ca lấy từ bình 2 đổ vào bình 1. Coi nhiệt độ và khối lượng của chất lỏng ở mỗi ca lấy từ bình 2 đều như nhau. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường và bình chứa
Câu 2:
Cho mạch điện như hình 3. Biết R là một biến trở tiết diện đều với con chạy C di chuyển được từ M đến N và ngược lại. Điện trở r = 1Ω, đèn Đ1 ghi 6V-6W. Bỏ qua điện trở các dây nối, ampe kế lí tưởng. Đặt vào hai đầu mạch điện AB một hiệu điện thế không đổi U = 36V
1. Cho R = 35Ω
a, Xác định phần điện trở MC của biến trở để đèn Đ1 sáng bình thường
b, Xác định vị trí con chạy C trên biến trở (so với vị trí M) để số chỉ ampe kế đạt giá trị nhỏ nhất
2. Thay ampe kế bằng đèn Đ2 ghi 6V-12W, thay đèn Đ1 bằng một điện trở R1 = 6Ω như hình 4. Tìm giá trị nhỏ nhất của R để đèn Đ2 sáng bình thường
Câu 3:
Cho mạch điện AB như hình 2. Biết R1 = 1Ω, R2 = 2Ω các biến trở R3 và R4. Bỏ qua điện trở các dây nối. Đặt vào hai đầu mạch AB hiệu điện thế không đổi U = 6V
1. Với trường hợp R3 = 2,5Ω, R4 = 3,5Ω. Mắc vào hai điểm C và D một vôn kế lí tưởng. Xác định số chỉ của vôn kế
2. Với trường hợp R3 = 2,5Ω. Mắc vào hai điểm C và D một ampe kế lí tưởng. Xác định giá trị của R4 để số chỉ của ampe kế là 0,75A và chiều dòng điện qua ampe kế từ C đến D
3. Với trường hợp R3 = R0 (không đổi). Thay đổi giá trị của biến trở R4, khi R4 = R5 hoặc R4 = R6 thì công suất tỏa nhiệt trên biến trở R4 có giá trị như nhau và bằng P, khi R4 = R7 thì công suất toả nhiệt trên biến trở R4 đạt giá trị lớn nhất là Pmax . Cho biết ; R5 + R6 = 6,5Ω và R5 > R6 . Tìm R0, R5, R6, R7
Câu 4:
Cho xy là trục chính của một thấu kính, S là nguồn sáng điểm, S’ là ảnh của S qua thấu kính. Các điểm H, K tương ứng là chân đường vuông góc hạ từ S và S’ xuống xy như hình 5. Gọi F và F’ là hai tiêu điểm của thấu kính, với FH < F’H. Tại thời điểm ban đầu, cho biết SH = 5cm, HF = 10cm, KF’ = 40cm
1. Xác định tiêu cự của thấu kính
2. Hệ đang ở vị trí như thời điểm ban đầu. Giữ thấu kính cố định, dịch chuyển nguồn sáng S theo phương song song với xy, chiều ra xa thấu kính với tốc độ bằng 15cm/s thì tốc độ trung bình của ảnh tạo bởi thấu kính trong 1s đầu tiên bằng bao nhiêu?
về câu hỏi!