Câu hỏi:
08/04/2021 148Cho m gam hỗn hợp G gồm Mg và Al có tỉ lệ mol 4 : 5 vào dung dịch HNO3 20%. Sau khi các kim loại tan hết có 6,72 lít hỗn hợp X gồm NO, N2O, N2 bay ra (đktc) và được dung dịch T. Thêm một lượng O2 vừa đủ vào X, sau phản ứng được hỗn hợp khí Y. Dẫn Y từ từ qua dung dịch KOH dư, có 4,48 lít hỗn hợp khí Z đi ra (đktc). Tỉ khối của Z đối với H2 bằng 20. Nếu cho dung dịch NaOH vào dung dịch T thì lượng kết tủa lớn nhất thu được là (m + 39,1) gam. Biết HNO3 dùng dư 20% so với lượng cần thiết. Nồng độ phần trăm của Al(NO3)3 trong T gần nhất với
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Khi thêm O2 vừa đủ vào Y thu được các khí NO2, N2O, N2. Dẫn qua dung dịch KOH dư thì NO2 bị hấp thụ khí còn lại là N2O và N2.
=> nNO = nNO2 = 0,3 – 0,2 = 0,1 mol
Áp dụng đường chéo cho hỗn hợp Z:
Mà nN2O + nN2 = nZ = 0,2 mol => nN2O = 0,15 và nN2 = 0,05
Đặt: nMg = 4x và nAl = 5x (mol) => nMg(OH)2 = 4x và mAl(OH)3 = 5x
m kết tủa max = mKL + mOH- => m + 39,1 = m + 17(4x.2 + 5x.3) => x = 0,1
=> nMg = 0,4 mol và nAl = 0,5 mol
Ta thấy: 2nMg + 3nAl > 3nNO + 8nN2O + 10nN2 => Có tạo muối NH4NO3
Bảo toàn e: 2nMg + 3nAl = 3nNO + 8nN2O + 10nN2 + 8nNH4NO3
=> 2.0,4 + 3.0,5 = 3.0,1 + 8.0,15 + 10.0,05 + 8nNH4NO3
=> nNH4NO3 = 0,0375 mol
Công thức tính nhanh: nHNO3 pư = 4nNO + 10nN2O + 12nN2 + 10nNH4NO3 = 2,875 mol
=> nHNO3 bđ = 2,875 + 2,875.(20/100) = 3,45 mol
=> m dd HNO3 = 3,45.63.(100/20) = 1086,75 gam
m dd sau pư = mMg + mAl + m dd HNO3 – mNO – mN2O – mN2
= 0,4.24 + 0,5.27 + 1086,75 – 0,1.30 – 0,15.44 – 0,05.28 = 1098,85 gam
Ta có: nAl(NO3)3 = nAl = 0,5 mol
→ %mAl = (0,5.213/1098,85).100% = 9,69% gần nhất với 9,7%
Đáp án cần chọn là: D
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Cho a gam Al tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng thì thu được 0,896 lít hỗn hợp khí X, gồm N2O và NO ở đktc, tỷ khối của X so với hiđro bằng 18,5. Tìm giá trị của a
Câu 3:
Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol CuO và 0,1 mol Cu tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng, dư thu được V lít khí NO2 (đktc). Giá trị của V là:
Câu 4:
Hoà tan đến phản ứng hoàn toàn 0,1 mol FeS2 vào HNO3 đặc nóng dư. Thể tích NO2 bay ra (ở đktc, biết rằng N+4 là sản phẩm khử duy nhất của N+5) là
Câu 5:
Cho 6,4 gam Cu tan vừa đủ trong 200ml dung dịch HNO3 thu được khí X gồm NO và NO2, (không còn sản phẩm khử nào khác của N+5). Nồng độ mol/lít của dung dịch HNO3 đã dùng là
Câu 6:
Cho 1,35 gam hỗn hợp gồm Cu, Mg, Al tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí gồm 0,01 mol NO và 0,04 mol NO2 (không còn sản phẩm khử nào khác của N+5). Khối lượng muối trong dung dịch là
Câu 7:
Để nhận biết ion NO3- người ta thường dùng Cu và dung dịch H2SO4 loãng và đun nóng, bởi vì :
về câu hỏi!