Câu hỏi:
12/07/2024 1,183Đố vui. Em hãy dựa vào thông tin dưới mỗi bức ảnh để tính tuổi của các nhà bác học sau:
Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
+) Quan sát bức ảnh đầu tiên, người ta viết thông tin nhà bác học Archimedes (287 – 212 trước Công nguyên) có nghĩa là nhà bác học này sinh năm 287 trước Công nguyên và mất năm 212 trước Công nguyên. Hay nói cách khác là nhà bác học Archimedes sinh năm – 287 và mất vào năm – 212.
Khi đó, ta có tuổi của nhà bác học Archimedes là: (– 212) – (– 287) = 75 tuổi.
(Để tính tuổi, ta lấy năm mất trừ đi năm sinh).
+) Tương tự, quan sát bức ảnh thứ hai, ta thấy nhà bác học Pythagoras sinh năm 570 trước Công nguyên và mất năm 495 trước Công nguyên, có nghĩa là nhà bác học này sinh năm – 570 và mất năm – 495.
Khi đó, ta có tuổi của nhà bác học Pythagoras là: (– 495) – (– 570) = 75 tuổi.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Tính:
a) (– 10) – 21 – 18;
b) 24 – (– 16) + (– 15);
c) 49 – [15 + (– 6)];
d) (– 44) – [(– 14) – 30].
Câu 2:
Tính một cách hợp lí:
a) 10 – 12 – 8;
b) 4 – (– 15) – 5 + 6;
c) 2 – 12 – 4 – 6;
d) – 45 – 5 – (– 12) + 8.
Câu 3:
Tính một cách hợp lí:
a) (– 215) + 63 + 37;
b) (– 147) – (13 – 47).
Câu 4:
Múi giờ của các vùng trên thế giới
Bản đồ sau cho biết múi giờ của các vùng trên thế giới. Việt Nam ở múi giờ + 7.
a) Xác định múi giờ của các thành phố sau: Bắc Kinh (Beijing), Mát-xcơ-va (Moscow), Luân Đôn (London), Niu Oóc (New York), Lốt An-giơ-lét (Los Angeles).
b) Cho biết Hà Nội và mỗi thành phố sau cách nhau bao nhiêu giờ: Bắc Kinh, Mát-xcơ-va, Luân Đôn, Niu Oóc, Lốt An-giơ-lét.
c) Biết thời gian ở Hà Nội đang là 8 giờ sáng, hãy tính giờ ở Bắc Kinh, Mát-xcơ-va, Luân Đôn, Niu Oóc, Lốt An-giơ-lét.
Câu 5:
Nhiệt độ lúc 6 giờ là – 3 °C, đến 12 giờ nhiệt độ tăng 10 °C, đến 20 giờ nhiệt độ lại giảm 8 °C. Nhiệt độ lúc 20 giờ là bao nhiêu?
Câu 6:
Nhiệt độ lúc 17 giờ là 5 °C đến 21 giờ nhiệt độ giảm đi 6 °C. Viết phép tính và tính nhiệt độ lúc 21 giờ.
Câu 7:
Tính giá trị biểu thức:
a) (– 12) – x với x = – 28;
b) a – b với a = 12, b = – 48.
Dạng 4: Một số bài tập nâng cao về lũy thừa
31 câu Trắc nghiệm Toán 6 KNTT Bài 1: Tập hợp có đáp án
10 Bài tập Các bài toán thực tế về số nguyên âm (có lời giải)
10 Bài tập Ứng dụng bội chung và bội chung nhỏ nhất để giải các bài toán thực tế (có lời giải)
19 câu Trắc nghiệm Toán 6 KNTT Bài 1: Tập hợp có đáp án (Phần 2)
Đề kiểm tra giữa học kì 2 Toán 6 có đáp án (Mới nhất) (Đề 1)
Dạng 4. Quy tắc dấu ngoặc có đáp án
Bài tập: Tập hợp. Phần tử của tập hợp chọn lọc, có đáp án
về câu hỏi!