Câu hỏi:
24/12/2019 2,911Hỗn hợp E chứa ba peptit mạch hở được tạo bởi từ glyxin, alanin và valin, trong đó có hai peptit có cùng số nguyên tử cacbon; tổng số nguyên tử oxi của ba peptit là 10. Thủy phân hoàn toàn 23,06 gam E bằng 400 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng, lấy phần rắn đem đốt cháy cần dùng 0,87 mol O2, thu được Na2CO3và 1,50 mol hỗn hợp T gồm CO2, H2O và N2. Phần trăm khối lượng của peptit có khối lượng phân tử nhỏ nhất là:
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Đáp án B.
► Quy E về C₂H₃NO, CH₂ và H₂O với số mol x, y và z.
mE = 57x + 14y + 18z = 23,06(g)
Đốt muối cũng như đốt E
⇒ nO₂ = 2,25x + 1,5y = 0,87 mol
Bảo toàn nguyên tố Natri:
nNa₂CO₃ = 0,2 mol.
Bảo toàn nguyên tố Nitơ:
nN₂ = 0,5x mol
● Muối chứa x mol C₂H₄NO₂Na, y mol CH₂ và (0,4 – x) mol NaOH dư.
Đốt cho (2x + y – 0,2) mol CO₂ và nH₂O = (1,5x + y + 0,2) mol H₂O
⇒ nT = nCO₂ + nH₂O + nN₂ = (2x + y – 0,2) + (1,5x + y + 0,2) + 0,5x = 1,5 mol
⇒ Giải hệ có: x = 0,34 mol; y = 0,07 mol; z = 0,15 mol
► Số mắt xích trung bình = 0,34 ÷ 0,15 = 2,26
⇒ Phải chứa ít nhất 1 đipeptit.
⇒ ∑số mắt xích của 2 peptit còn lại = 10 – 3 – 2 = 5
Lại có, 2,26 ⇒ phải chứa peptit ≥ 3 mắt xích.
⇒ Cách chia duy nhất.
5 mắt xích còn lại cho 2 peptit là 5 = 2 + 3.
● Đặt n đipeptit = a; n tripeptit = b
⇒ nC₂H₃NO = 2a + 3b = 0,34 mol.
nH₂O = a + b = 0,15 mol
⇒ Giải hệ có: a = 0,11 mol; b = 0,04 mol
Do Ctb = (0,34 × 2 + 0,07) ÷ 0,15 = 5
⇒ Phải chứa Gly₂.
Lại có, 2 peptit chứa cùng số C
⇒ 2 peptit cùng số C là 2 peptit còn lại
(vì Gly₂ chỉ có 1 đồng phân )
Mặt khác, do nCH₂ : ntripeptit < 2
⇒ Chỉ ghép tối đa 1 CH₂ cho tripeptit
⇒ Tripeptit là Gly₃ hoặc Gly₂Ala
● Với Gly₃ thì đipeptit còn lại là Ala₂
⇒ Loại vì không chứa Val
● Với Gly₂Ala thì đipeptit còn lại là GlyVal
⇒ Thỏa mãn.
⇒ nGlyVal = (0,07 – 0,04) ÷ 3 = 0,01 mol
⇒ nGly₂ = 0,11 – 0,01 = 0,1 mol
► Peptit có PTK nhỏ nhất là Gly₂
⇒ %mGly₂ = 0,1 × 132 ÷ 23,06 × 100% = 57,24%
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 2 mol glyxin (Gly), 1 mol alanin (Ala), 1 mol Valin (Val), và 1 mol phenylalanin (Phe). Thủy phân không hoàn toàn X thu được đipeptit Val-Phe và tripeptit Gly-Ala-Val nhưng không thu được đipeptit Gly-Gly. Chất X có công thức là:
Câu 3:
Thủy phân không hoàn toàn a gam tetrapeptit Gly–Ala–Gly–Val trong môi trường axit, thu được 0,2 mol Gly–Ala, 0,3 mol Gly–Val, 0,3 mol Ala và m gam hỗn hợp 2 amino axit Gly và Val. Giá trị của m là:
Câu 5:
Cho 0,18 mol hỗn hợp X gồm glyxin và lysin phản ứng vừa đủ với 240 ml dung dịch HCl 1M. Nếu lấy 26,64 gam X trên phản ứng với 300 ml dung dịch KOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:
Câu 7:
Thủy phân tetrapeptit Gly–Gly–Ala–Ala trong môi trường axit sau phản ứng thu được hỗn hợp các tripeptit, đipeptit và các α–amino axit. Lấy 0,1 mol một tripeptit X trong hỗn hợp sau thủy phân đem đốt cháy thu được tổng khối lượng CO2 và H2O là m gam. Mặt khác, khi thủy phân hoàn toàn 62,93 gam X trong dung dịch NaOH loãng, dư sau phản ứng thu được 92,51 gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là:
41 câu Trắc nghiệm Hóa 12 Cánh diều Chủ đề 5: Pin điện và điện phân
15 câu trắc nghiệm Hóa 12 Kết nối tri thức Bài 15. Thế điện cực và nguồn điện hóa học có đáp án
150 câu trắc nghiệm Este - Lipit có đáp án (P1)
So sánh nhiệt độ sôi
15 câu trắc nghiệm Hóa 12 Kết nối tri thức Bài 16. Điện phân có đáp án
Bài luyện tập số 1
15 câu Trắc nghiệm Hóa 12 Cánh diều Bài 12: Điện phân có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Hóa 12 Cánh diều Bài 11: Nguồn điện hoá học có đáp án
về câu hỏi!