Câu hỏi:
12/07/2024 6,971Em hãy xác định một biểu hiện chưa tự giác, tích cực học tập của bản thân. Lập kế hoạch khắc phục điểm chưa tự giác, tích cực đó theo gợi ý dưới đây:
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Lưu ý: Học sinh tự tìm hiểu để hoàn thành bài tập. Các em có thể tham khảo bài mẫu dưới đây
Biểu hiện chưa tự giác |
Biện pháp rèn luyện |
Thời gian thực hiện |
Kết quả |
- Mải chơi game nên quên học bài, làm bài tập về nhà |
- Lập và thực hiện theo thời gian biểu để cân đối giữa thời gian học và giải trí. |
Ngay từ hôm nay |
- Thời gian học tập và vui chơi được phân bổ hợp lí. Kết quả học tập được cải thiện. |
Lười và rất “sợ” học tiếng Anh |
- Tìm ra phương pháp học tập phù hợp với bản thẩn (ví dụ: học qua hoạt hình, truyện tranh…) - Siêng năng, kiên trì. - Chủ động lập kế hoạch cụ thể. |
Trong 3 tháng cuối năm 2022 |
- Kết quả học tập được cải thiện. - Đã không còn tâm lí “sợ học” môn tiếng Anh nữa. |
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Bạn nào dưới đây đã học tập tự giác, tích cực? Vì sao?
a) Q thường nhờ các bạn học giỏi trong lớp làm giúp bài tập rồi chép lại.
b) A luôn thích đọc tác phẩm văn học, sưu tầm những câu chuyện, câu nói hay để vận dụng vào việc viết văn. Nhờ vậy, kĩ năng viết văn của bạn ngày càng được nâng cao.
c) B thích môn tiếng Anh nên thường xuyên mang sách tiếng Anh ra làm bài tập trong các giờ học khác, B cho rằng: “Môn học này rất quan trọng trong thời kỳ hội nhập. Các môn học còn lại là môn phụ nên chỉ cần biết là đủ."
d) Buổi tối, N thường xuyên ngồi vào bàn học đúng giờ nhưng tay vẫn cầm điện thoại để nhắn tin và chỉ tập trung học bài khi bố mẹ thúc giục, kiểm tra.
e) Thấy T ngủ gật trong giờ học, P nhắc bạn cần tập trung nghe cô giảng bài.
Câu 2:
Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
a) Luôn chủ động thực hiện nhiệm vụ học tập mà không cần ai nhắc nhở là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực.
b) Chỉ cần tự giác, tích cực học tập khi tới các kì kiểm tra.
c) Chỉ cần xây dựng kế hoạch học tập còn việc thực hiện thì tùy thuộc vào hoàn cảnh.
d) Tự giác, tích cực học tập giúp em rèn luyện tính tự lập, tự chủ và tích lũy kiến thức cho bản thân.
Câu 3:
Xử lý tình huống:
a) Tuy có rất nhiều bài tập cần hoàn thành nhưng M vẫn muốn đi dự sinh nhật của bạn thân vì đã hứa với bạn.
Nếu là M, em sẽ làm gì?
b) K học giỏi và luôn hòa đồng, chia sẻ suy nghĩ, kinh nghiệm học tập của mình với các bạn trong lớp. Thấy vậy, một số bạn nói rằng K hay khoe khoang.
Nếu là K, em sẽ nói thế nào để các bạn hiểu mình?
c) Trong giờ học ngữ văn, mặc dù hiểu bài và biết câu trả lời nhưng C không giơ tay phát biểu.
Nếu là bạn cùng lớp với C, em sẽ khuyên bạn điều gì?
d) Đầu năm học, S chuyển đến lớp học mới nên nhút nhát, rụt rè, ít phát biểu ý kiến xây dựng bài.
Nếu là bạn học cùng lớp với S, em sẽ làm gì để giúp bạn thay đổi, tích cực trong học tập?
Câu 4:
Em hãy viết về một tấm gương học tập tự giác, tích cực mà em biết. Em học tập được điều gì từ tấm gương đó.
Câu 5:
Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:
a, Việc tự giác, tích cực học tập đã đem lại điều gì cho Tuấn và Yến?
b, Em hãy cho biết ý nghĩa của học tập tự giác, tích cực.
Câu 6:
Em hãy cùng các bạn nghe/hát bài “Hổng dám đâu” và cho biết bạn nhỏ trong bài hát đã tự giác học tập như thế nào?
“Trên cành cao chim hót mời em chơi giữa vườn xuân
Bao bạn thân lấp ló gọi em tung tăng sân nhà
Đá bóng với đá cầu, nhảy dây, bắn bi, trốn tìm.
Ôi hấp dẫn tuyệt vời nhưng mà em hổng dám đâu
Hổng dám đâu, em còn phải học bài […]
Hổng dám đâu.”
(Sáng tác: Nguyễn Văn Hiên)
về câu hỏi!