Câu hỏi:
12/07/2024 1,598Đóng vai một nhà sử học, em hãy khai thác và phân tích những thông tin sử liệu trong các hình 10 - 12 (tr.13) thông qua việc vận dụng một số phương pháp cơ bản của Sử học.
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (600 trang - chỉ từ 140k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Khai thác và phân tích thông tin trong sử liệu: Lá đề gắn trên ngói úp nóc trang trí hình rồng ở Hoàng thành Thăng Long (hình 10):
+ Chất liệu của hiện vật: gốm nung
+ Hiện vật được gắn lên các viên ngói dùng để lợp mái những cung điện tại Hoàng thành Thăng Long
+ Hình tượng trang trí: lá đề, rồng
+ Ý nghĩa của các hoa văn trang trí: hình tượng lá đề là biểu trưng cho sự giác ngộ Phật giáo (vì theo sử tích của Phật giáo, Đức Phật đã thành đạo dưới gốc cây bồ đề); hình tượng rồng tượng trưng cho quyền lực của hoàng gia
- Khai thác và phân tích thông tin trong sử liệu: Tuyên ngôn Độc lập (hình 11):
+ Người soạn thảo: Chủ tịch Hồ Chí Minh
+ Thời gian công bố: ngày 2/9/1945
+ Nội dung: nêu lên cơ sở pháp lí và cơ sở thực tiễn cho nền độc lập của nhân dân Việt Nam; tố cáo tội ách của thực dân Pháp trong quá trình cai trị Việt Nam và khẳng định quyết tâm bảo vệ nền độc lập của nhân dân Việt Nam.
- Khai thác và phân tích thông tin trong sử liệu: một tờ tiền của Việt Nam (hình 12):
+ Chất liệu: giấy
+ Tên nước: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
+ Mệnh giá (giá trị tiền): 10.000 đồng.
+ Hình ảnh in trên tờ tiền: chân dung chủ tịch Hồ Chí Minh
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Kể tên một số loại hình sử liệu. Lấy một ví dụ cho mỗi loại hình sử liệu đó.
Câu 2:
Khai thác Tư liệu 3 (tr.8) em hãy chỉ ra điểm giống và khác nhau trong nội dung hai tâm bia. Theo em vì sao có sự khác nhau đó?
Câu 3:
Khai thác Tư liệu 3 (tr.8) em hãy chỉ ra điểm giống và khác nhau trong nội dung hai tâm bia. Theo em vì sao có sự khác nhau đó?
Câu 4:
Sưu tầm một số tư liệu có liên quan đến quá khứ của gia đình/ quê hương em và viết đoạn văn ngắn giới thiệu về những tư liệu đó. Thông qua những tư liệu đó, em biết được điều gì về gia đình/ quê hương em trong quá khứ? Cho biết cảm nhận/ cảm xúc của em khi biết được những điều này.
Câu 5:
Trình bày về đối tượng nghiên cứu, chức năng, nhiệm vụ của Sử học. Nêu ví dụ cụ thể.
Câu 6:
Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng ở Hà Nội được xây dựng trong thời gian từ năm 1898 đến năm 1902. Trong suốt hơn một thế kỉ qua, cây cầu này đã “chứng kiến” nhiều sự kiện, quá trình lịch sử quan trọng của Thủ đô và đất nước. Cây cầu chính là một hiện vật lịch sử. Việc khai thác thông tin từ những hiện vật như vậy có vai trò như thế nào trong nghiên cứu lịch sử?
Câu 7:
Em hoặc nhóm bạn hãy tìm đọc một cuốn truyện/ một cuốn sách lịch sử, sau đó giới thiệu với bạn cùng lớp (tên sách, tên giả, năm ra đời, nội dung chủ yếu,...). Điều gì ở cuốn sách/ cuốn truyện đó khiến em thích nhất?
về câu hỏi!