Câu hỏi:

25/05/2022 1,216

Phân biệt đơn vị và thứ nguyên trong Vật lí.

Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).

20 đề Toán 20 đề Văn Các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Đơn vị

Thứ nguyên

- Đơn vị đo lường là đại lượng vật lý được xác định làm đơn vị chuẩn và được dùng thống nhất trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật hiện hành để xác định trọng lượng, khối lượng, kích thước hay trạng thái… của một sự vật, hiện tượng.

- Đơn vị đo lường bao gồm các đơn vị cơ bản, đơn vị dẫn xuất, đơn vị hợp pháp. Trong các đơn vị đo có một số đơn vị mà độ lớn được chọn độc lập với những đơn vị khác, đó là những đơn vị cơ bản như: mét, giây, kilogam…

- Hệ thống đơn vị đo lường chính xác và được sử dụng phổ biến nhất là hệ thống đo lường quốc tế hay còn được gọi là hệ thống đo lường SI.

Ví dụ:

+ Đơn vị của chiều dài là m, đơn vị thời gian là s. Đơn vị dẫn xuất tốc độ là m/s.

+ Đơn vị hợp pháp của tốc độ là m/s.

- Thứ nguyên của một đại lượng là quy luật nêu lên sự phụ thuộc của đơn vị đo đại lượng đó vào các đơn vị cơ bản.

- Thứ nguyên của một đại lượng X được biểu diễn dưới dạng [X].

- Thứ nguyên là sự tổng quát hóa của đơn vị, trong đó ta không còn coi trọng đến sự thể hiện cụ thể của đơn vị nữa mà chỉ xét đến bản chất của đơn vị đó. Thí dụ như km, inch, μm, dặm, hải lý là các đơn vị khác nhau nhưng chúng có một bản chất chung, đó là khoảng cách hay chiều dài, như vậy các đơn vị này có cùng thứ nguyên.

- [X] có thể được biểu diễn bằng một đơn thức lập bởi tích của các thứ nguyên cơ bản với số mũ nào đó. Các số mũ này có thể dương hay âm. Cách biểu diễn này được gọi là công thức thứ nguyên. Ví dụ:

Gia tốc là sự biến đổi của vận tốc trong một đơn vị thời gian:

Phân biệt đơn vị và thứ nguyên trong Vật lí (ảnh 1)

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Bảng 3P.1 thể hiện kết quả đo đường kính của một viên bi thép bằng thước kẹp có sai số dụng cụ là 0,02 mm. Tính sai số tuyệt đối, sai số tương đối và biểu diễn kết quả phép đo có kèm theo sai số.

Bảng 3P.1 thể hiện kết quả đo đường kính của một viên bi thép bằng thước kẹp có sai số dụng cụ là 0,02 mm. Tính sai số tuyệt đối (ảnh 1)

Xem đáp án » 25/05/2022 62,288

Câu 2:

Bảng 3.4 thể hiện kết quả đo khối lượng của một túi trái cây bằng cân đồng hồ. Em hãy xác định sai số tuyệt đối ứng với từng lần đo, sai số tuyệt đối và sai số tương đối của phép đo. Biết sai số dụng cụ là 0,1 kg.

Bảng 3.4 thể hiện kết quả đo khối lượng của một túi trái cây bằng cân đồng hồ. Em hãy xác định sai số tuyệt đối ứng với từng lần đo, sai số tuyệt (ảnh 1)

Sai số tuyệt đối của phép đo: Δm=Δm¯+Δmdc=?

Sai số tương đối của phép đo: δm=Δmm¯.100%=?

Kết quả phép đo: m=m¯±Δm

Xem đáp án » 25/05/2022 5,300

Câu 3:

Lực cản không khí tác dụng lên vật phụ thuộc vào tốc độ chuyển động của vật theo công thức F=kv2. Biết thứ nguyên của lực là MLT2. Xác định thứ nguyên và đơn vị của k trong hệ SI.

Xem đáp án » 25/05/2022 2,922

Câu 4:

Hãy phân tích thứ nguyên và thiết lập mối liên hệ giữa đơn vị của các đại lượng khối lượng riêng ρ, công suất P , áp suất p với đơn vị cơ bản.

Xem đáp án » 25/05/2022 2,283

Câu 5:

Quan sát Hình 3.3, em hãy xác định sai số dụng cụ của hai thước đo.

Quan sát Hình 3.3, em hãy xác định sai số dụng cụ của hai thước đo (ảnh 1)

Xem đáp án » 25/05/2022 1,958

Câu 6:

Kể tên một số đại lượng vật lí và đơn vị của chúng mà các em đã được học trong môn Khoa học tự nhiên.

Xem đáp án » 25/05/2022 1,622

Câu 7:

Quan sát Hình 3.2 và phân tích các nguyên nhân gây ra sai số của phép đo trong các trường hợp được nêu.

Quan sát Hình 3.2 và phân tích các nguyên nhân gây ra sai số của phép đo trong các trường hợp được nêu (ảnh 1)

Xem đáp án » 25/05/2022 1,554

Bình luận


Bình luận