Câu hỏi:
12/07/2024 2,160Đọc thông tin trong bài, quan sát hình 1.3, em hãy trình bày:
- Đặc điểm của lãnh địa phong kiến Tây Âu
- Mối quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô trong xã hội phong kiến.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Yêu cầu số 1: Đặc điểm của lãnh địa phong kiến
- Các lãnh địa phong kiến được hình thành vào khoảng thế kỉ IX, đây là vùng đất đai rộng lớn của các lãnh chúa.
- Đặc điểm về cơ cấu: đất đai trong lãnh địa được chia thành 2 phần: đất của lãnh chúa và đất khẩu phần.
+ Lãnh chúa xây dựng lâu đài kiên cố, có hào sâu, tường bao quanh.
+ Đất khẩu phần là vùng đất đai ngoài lâu đài, chủ yếu là đất canh tác, được lãnh chúa giao cho nông nô cày cấy và thu tô, thuế.
- Mỗi lãnh địa phong kiến là một đơn vị hành chính - kinh tế biệt lập, khép kín, thuộc về một lãnh chúa:
+ Lãnh chúa có toàn quyền quyết định trên vùng đất đai của họ như một “ông vua”, có quân đội riêng, tự đặt ra luật lệ trong lãnh địa.
+ Trong lãnh địa, kinh tế nông nghiệp là chủ yếu. Ngoại trừ muối và sắt được mua từ ngoài, mọi thứ cần dùng như lương thực, thực phẩm, công cụ lao động hay quần áo, giày dép đều do nông nô tự sản xuất trong lãnh địa. => Đời sống kinh tế trong lãnh địa khép kín, tự cung tự cấp.
Yêu cầu số 2: Mối quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô trong xã hội phong kiến là quan hệ bóc lột thông qua: tô, thuế
- Lãnh chúa bóc lột nông nô bằng địa tô và những thứ thuế cho họ tự đặt ra như thuế thân, thuế cưới xin, thuế xay bột, săn bắn,...
- Nông nô lệ thuộc lãnh chúa về thân phận và ruộng đất. Họ canh tác trên khu đất lãnh chúa cho họ thuê và phải nộp tô rất nặng, có khi lên đến 1/2 số sản phẩm thu được mỗi vụ.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Kể tên hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến Tây Âu trung đại và nêu mối quan hệ giữa hai giai cấp đó
Câu 2:
Hãy sưu tầm thông tin, tìm hiểu về hội chợ Tây Âu thời trung đại và hiện tại. Trên cơ sở đó, viết một đoạn văn ngắn mô tả về một hội chợ truyền thống ở Tây Âu.
Câu 3:
Bức tranh khắc gỗ “ Người cầu, người đánh, người làm” mô tả những tầng lớp trong xã hội phong kiến ở Tây Âu. Tác phẩm nghệ thuật có từ thời “Trung cổ” này dẫn dắt chúng ta bắt đầu chuyến hành trình khám phá lịch sử Tây Âu sau khi đế chế La Mã sụp đổ: Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu đã diễn ra như thế nào?
“Người cầu, người đánh, người làm”, tranh khắc gỗ năm 1492, Jacob Maydenback, Đức
Câu 4:
Đọc thông tin trong bài, quan sát lược đồ 1.2, em hãy:
- Nêu những việc làm của người Giéc-man (German) khi tràn vào lãnh thổ đế chế La Mã.
- Trình bày những sự kiện chủ yếu về quá trình hình thành xã hội phong kiến Tây Âu.
Câu 6:
Đọc thông tin trong bài và tư liệu 1.5, quan sát hình 1.6, 1.7, em hãy phân tích vai trò của thành thị đối với sự phát triển của Tây Âu trung đại.
về câu hỏi!