Câu hỏi:
12/06/2022 406Vậy di sản văn hóa là gì? Việt Nam có những loại hình di sản nào? Công tác bản tồn và phát huy di sản văn hóa được tiến hành như thế nào? Trách nhiệm của tổ chức và cá nhân ra sao?
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (600 trang - chỉ từ 140k).
Quảng cáo
Trả lời:
* Khái niệm di sản văn hóa:
- Di sản văn hoá là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do một cộng đồng người sáng tạo và tích luỹ trong một quá trình lịch sử lâu dài được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau.
- Mỗi cộng đồng đều có những di sản văn hoá riêng, đặc trưng cho cộng đồng đó.
* Các loại hình di sản văn hóa ở Việt Nam:
- Căn cứ trên tiêu chí: khả năng thỏa mãn nhu cầu của con người, các di sản văn hóa được chia thành 2 loại là:
+ Di sản văn hóa vật chất
+ Di sản văn hóa tinh thần.
- Căn cứ trên tiêu chí: hình thái biểu hiện của di sản, các di sản văn hóa được chia thành 2 loại là:
+ Di sản văn hóa vật thể
+ Di sản văn hóa phi vật thể
* Các giải pháp bảo tồn và phát huy di sản văn hóa:
- Tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo tồn di sản
- Đầu tư cho cơ sở vật chất
- Tăng cường biện pháp bảo vệ di sản
* Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân:
- Nhà nước:
+ Ban hành các văn bản pháp quy về di sản văn hoá.
+ Tổ chức, quản lí di sản văn hoá.
+ Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn hoá.
+ Đầu tư cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá.
- Tổ chức xã hội:
+ Thực hiện quản lí di sản văn hoá theo phân cấp
+ Cung cấp nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá.
- Nhà trường:
+ Đào tạo, nâng cao nhận thức của người học về giá trị di sản văn hoá.
+ Phát huy giá trị di sản văn hoá thông qua các hoạt động giáo dục.
+ Tham gia nghiên cứu để nhận diện rõ hơn các giá trị của di sản; đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản.
- Cộng đồng:
+ Trực tiếp tham gia bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá.
+ Khai thác, sử dụng di sản văn hoá hợp lí vì mục tiêu phát triển bền vững.
+ Giao lưu, quảng bá các giá trị của di sản văn hoá.
- Công dân:
+ Chấp hành luật pháp, chính sách, quy định về bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hoá.
+ Trực tiếp tham gia bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá.
+ Sẵn sàng đóng góp và vận động người khác cùng tham gia bảo tồn, phát huy giá trị của di sản.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nêu một số giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá.
Câu 2:
Phân tích cơ sở khoa học của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá.
Câu 3:
Hãy phân tích mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá. Lấy ví dụ minh hoạ.
Câu 4:
Theo em, những di sản của Việt Nam có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của đất nước và cộng đồng sinh sống ở vùng di sản? Em cần làm gì để góp phần giữ gìn và phát huy giá trị của các di sản?
Câu 5:
Câu 6:
Nếu là đại diện cho học sinh Việt Nam giới thiệu về một di sản nổi tiếng của đất nước với bạn bè quốc tế, em sẽ chọn di sản nào? Vì sao? Tìm hiểu thông tin và giới thiệu về di sản đó theo cách của em (làm bài thuyết trình, xây dựng đoạn phim ngắn, thiết kế đồ hoạ,...).
Câu 7:
Có quan điểm cho rằng: di sản văn hoá vật thể là các công trình, di tích nên chỉ có giá trị về kiến trúc. Em có đồng ý với quan điểm này không? Thông qua một ví dụ cụ thể, hãy giải thích vì sao em đồng ý hoặc không đồng ý.
về câu hỏi!