Câu hỏi:
12/07/2024 1,795Em hãy viết một bài thuyết trình bày tỏ suy nghĩ về tình yêu tuổi học trò.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
(*) Tham khảo:
- Người ta thường nói "mối tình năm 17 tuổi là mối tình đi suốt cuộc đời bạn” có lẽ là sẽ đúng. Một mối tình ngây thơ, khờ dại tuổi học trò, một tình yêu tinh khiết, trong sáng. Chắc có lẽ mỗi chúng ai cũng sẽ trải qua mối tình năm 17 tuổi này. Có người cho rằng mối tình tuổi học trò này không tốt, cũng có người cho rằng đây là một tình yêu chân thành nhất của con người, chúng ta cùng tìm hiểu về vấn đề này
- Định nghĩa tình yêu tuổi học trò:
+ Tình yêu tuổi học trò là một tình yêu trong sáng, hồn nhiên và đơn giản
+ Tình yêu tuổi học trò là một tình yêu ngộ ngĩnh với nhất những biểu hiện chân thành
+ Tình yêu tuổi học trò đơn giản là chờ nhau đi học, cùng nhau ăn vặt, cùng nhau dạo chơi, …
- Mặt tích cực và tiêu cực của tình yêu học trò:
* Tích cực:
+ Về mặt tâm lí: Đây là một trong những lộ trình phát triển bản thân và giúp hoàn thiện tâm lí bản thân hơn; Tình yêu tuổi học trò sẽ giúp con người trở nên vị tha, thấu hiểu và đồng cảm hơn; Giúp hoàn thiện một cách, lối sống và suy nghĩ hơn
+ Về mặt học tập: Giúp giải tỏa phiền muộn và bớt căng thẳng hơn trong học tập; Giúp đỡ nhau trong học tập, trao đổi và cố gắng học để không thua kém người kia; Có một người bạn tri kỉ, chia sẻ và thấu hiểu mọi chuyện buồn vui
* Mặt tiêu cực:
+ Sao nhãng việc học hành: khi yêu ở tuổi học sinh, nếu cả hai biết đặt việc học lên hàng đầu, thì tình yêu sẽ là chất xúc tác giúp cả hai tiến bộ hơn.Tuy nhiên, trường hợp ấy khá ít, đa số tình yêu tuổi học trò sẽ khiến các bạn sao nhãng việc học tập. Bởi khi ấy mọi thời gian bạn đã dành cho người kia, luôn suy nghĩ, nhớ nhung, nhắn tin, chat mạng rồi trao nhau những stt nhớ nhung... thì còn lấy đâu thời gian dành cho việc học.
+ Thiếu kinh nghiệm cuộc sống: khi nảy sinh tình yêu với người kia ở tuổi học trò, lúc ấy, bạn chỉ muốn dành trọn cho người đó mà chẳng cần suy nghĩ nhiều. Chính sự non nớt trong suy nghĩ, trong trải nghiệm sống, nhiều cô cậu học sinh đã mắc phải những sai lầm, mà người chịu thiệt thòi chính là bản thân các bạn.Tình yêu ở tuổi học trò, chỉ dùng cảm xúc, không dùng lí trí, khi yêu chẳng nghĩ ngợi, chẳng cân nhắc là đúng hay sai. Chính sự thiếu kinh nghiệm này đã dẫn đến nhiều trường hợp tình yêu không được bền lâu, dễ dàng chia tay sau một thời gian ngắn.
+ Dễ để lại hậu quả về tình dục: tuổi học trò là giai đoạn cơ thể bắt đầu thay đổi ở cả nam và nữ. Lúc này sự tò mò, muốn biết nhiều về chuyện ấy là nguyên do dẫn đến những hậu quả khó lường, mà người cuối cùng phải chịu tổn thương chính là các bạn nữ. Vì vậy nếu không tỉnh táo khi yêu ở tuổi học trò rất dễ khiến xảy ra những câu chuyện đáng buồn.
+ Nông nổi, bồng bột, dễ làm chuyện mà không suy nghĩ: sự nông nổi của tuổi mới lớn, sự tò mò về mọi thứ xung quanh, cộng với sự thiếu tâm lý của các bậc phụ huynh đã dẫn đến nhiều câu chuyện thương tâm ở các em học sinh.Yêu nhau thề nguyền sống chết, song bố mẹ không đồng ý, cấm đoán, dẫn đến nhiều cặp đôi rủ nhau tự tử hoặc bỏ đi. Có thể nói tình yêu tuổi học trò có quá nhiều hệ lụy nếu không cân nhắc kỹ và có đủ thông minh khi yêu.
* Kết luận:
- Nhận thức đúng đắn về tình yêu học trò
- Nếu có yêu trong thời gian đi học thì không nên làm ảnh hưởng đến việc học tập
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào sau đây? Vì sao?
a. Nếu không có sự hoà hợp về tâm hồn và khát khao gần gũi, chia sẻ thì đó không phải là tình yêu đôi lứa.
b. Không nên quan hệ tình dục khi không có ý định gắn bó cùng nhau lâu dài.
c. Quan hệ tình dục sớm là điều hoàn toàn bình thường, nhất là trong xã hội hiện đại.
d. Tuổi học trò mà không yêu thì thật là đáng tiếc!
Câu 2:
Em sẽ xử lí như thế nào nếu là các bạn trong những tình huống sau:
- Tình huống a. Trong lớp, Q rất quý C vì C học giỏi, lại thường giúp đỡ Q. Một lần, Q được C tặng bưu thiếp, trong đó có viết dòng chữ “Tớ yêu cậu”. Q cũng không rõ tình cảm mình dành cho C có phải là tình yêu không nên rất bối rối, không biết phải làm thế nào.
- Tình huống b. Vội làm quen và yêu một người qua mạng xã hội nhưng khi gặp mặt, B nhận thấy người đó có nhiều điểm không phù hợp nên đã nói lời chia tay. Tuy nhiên, người đó vẫn tìm mọi cách theo đuổi và đe dọa khiến B rất lo sợ nhưng không biết phải làm gì.
- Tình huống c. D và T là đôi bạn gái thân thiết. Gần đây, D thấy T có những biểu hiện rất lạ: quan tâm quá mức tới D (nắm tay, vuốt tóc, ôm, tặng quà, ghen tức khi thấy D nói chuyện thân mật với các bạn nam, …). D rất ngại ngần, không biết nên ứng xử như thế nào với T.
Câu 3:
Em hãy thiết kế một áp phích tuyên truyền về một số điều cần tránh trong tình yêu.
Câu 4:
Em có lời khuyên gì dành cho các bạn trong mỗi trường hợp sau?
a. B rất thích một bạn cùng lớp nhưng bạn ấy không thích mình nên cảm thấy rất đau khổ vì điều đó.
b. Một bạn cùng lớp tỏ tình khiến G cảm thấy rất khó chịu và định công khai chuyện này lên mạng xã hội.
c. Đ và V yêu nhau nhưng bố mẹ hai bên đều ngăn cấm quyết liệt với lí do: Các bạn đan học lợp 10, việc yêu đương sẽ ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập. Hai bạn lên kế hoạch bỏ học, trốn nhà đi làm thuê ở một nơi thật xa.
d. P và Q yêu nhau khi đang học lớp 10. Vì mải yêu đương nên cả hai đều học hành sa sút.
Câu 5:
Em hãy nhận xét hành vi của các nhân vật sau:
a. Cho rằng mình đã gặp được tình yêu “sét đánh", S liền tỏ tinh ngay lập tức với một bạn nữ mới làm quen qua mạng.
b. K yêu tới hai người cùng một lúc vì cho rằng làm thế đề dự phòng, nhỡ một trong hai người rời bỏ mình thì vẫn còn người yêu thương mình.
c. Mặc dù nhiều bạn chê người yêu của H không xinh, nhà nghèo nhưng H vẫn luôn bảo vệ người yêu mình, vì theo H đó là cô gái giàu nghị lực, học giỏi và tốt bụng.
d. Q luôn yêu cầu người yêu phải nghe theo mình mọi việc và cho rằng, đó mới là sự hòa hợp trong tình yêu.
Câu 6:
Em hãy đọc trường hợp sau để trả lời câu hỏi:
Trường hợp. T là một cô gái xinh đẹp, duyên dáng, thông minh nhưng bị câm điếc bẩm sinh. Một lần vào trang mạng dành cho người khuyết tật, cô bắt gặp P, chàng trai Pháp cũng bị tật nguyền như mình. Họ đã dùng ngôn ngữ kí hiệu qua cử chỉ của bàn tay để trò chuyện. Cùng với thời gian, mối quan hệ gữa hai người ngày càng tiến triển, từ quen biết sơ sơ trở thành tình bạn, rồi từ tình bạn biến thành tình yêu ngày càng sâu sắc. Khát khao vượt qua thế giới ảo để gặp người yêu trong đời thực, P đã đề dành tiền, mua vé máy bay từ Pa-ri tới Thành phố Hồ Chí Minh. Anh đã nhận ra T ngay giữa đám đông chen chúc ở sân bay. Họ bật khóc trong vòng tay nhau. Sau thời gian tìm hiểu, đám cưới đã diễn ra cho một chuyện tình giữa hai con người tật nguyền nhưng có tình yêu vẹn nguyên, cao đẹp.
Câu hỏi:
1/ T và P đã vượt qua những khó khăn gì để đến được với nhau?
2/ Tình yêu giữa T và P có phải là tình yêu chân chính không? Vì sao?
về câu hỏi!