Bài tập Gia đình có đáp án

548 lượt thi 14 câu hỏi

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 1:

Em hãy đọc câu chuyện sau để trả lời câu hỏi:

THỦY CHUNG

Anh là Đàm Trọng Tuấn - giáo viên dạy Toán, chị là Dư Phương Liên - giáo viên dạy Văn cùng trường. Một năm sau ngày gặp nhau, họ tiến tới hôn nhân. Biến cố ập đến khi chị bị u não trong lúc đang mang thai. Bác sĩ khuyên anh nên đưa chị sang Singapore để chữa bệnh với chi phi khoảng 500 triệu đồng. Vào năm 2007, đó là một mỗn tiền không hề nhỏ với cặp vợ chồng giáo viên trẻ. Em trai anh làm việc bên Nhật, hứa sẽ bằng mọi giá thu xếp cho chị có tiền mồ.

Hai ngày sau, bác sĩ gọi cho anh, nói rằng bác sĩ Việt Nam nhận mỗ cho chị nhưng với tỉ lệ tử vong trên 90%; nếu sống, có nguy cơ liệt toàn thân. Le lói hi vọng về một phép màu, anh quyết định để bác sĩ mổ cho chị. Ca mồ thành công. Tinh mạng của chị tạm an toàn. Nhưng từ một cô giáo xinh đẹp, trẻ trung, mới 26 tuổi, chị trở thành một người phụ nữ khuyết tật, miệng mèo, hỏng một bên mắt, liệt một nửa bên mặt, chân không đứng vững. Chị bỏ nghề, lấy việc chăm con, dạy con học làm niềm vui cho minh.

Cuộc đời vẫn chưa ngừng thử thách chị. Vài năm sau, chị lại nhập viện mỗ khối u bên não phải. Cứ như thế, chị sống chung với các loại u bướu ở não và dọc tuỷ sống. U cứ lớn lên lại mổ. Các chức năng cơ thể chị ngày một yếu. Chị hỏng nốt mắt còn lại, liệt mặt, sờ không có cảm giác đau, hai tai cũng hỏng nốt, chân đi cà nhắc, giọng méo mó. Bao nhiêu lần mổ là bấy nhiêu lần sức khoẻ của chị, tiền bạc, công sức của gia đình hao hụt thêm. Chán nản, mệt mỏi, không biết bao nhiêu lần chị đòi ly hôn. Mỗi lần như vậy, anh chỉ lẳng lặng lăng đi chỗ khác. Bố mẹ chồng và cả các em anh luôn yêu quý và rất thương chị. Khi ấy, chị đã lấy tình yêu thương của gia đình làm lẽ sống cho minh.

15 năm anh cùng chị chiến đấu với bệnh tật, không một lời oán thán. Anh chấp nhận nó một cách nhẹ nhàng, trân quý những gì mình đang có. Mặc dù vợ ốm đau gần như suốt quãng thời gian hôn nhân nhưng anh không nhìn những thiệt thòi của mình là bất hạnh gì ghê gớm. Nhìn cuộc sống đủ đầy anh tạo dựng cho vợ con, ai cũng bảo, hiểm có người đàn ông nào được như thế. Trong đớn đau bệnh tật, chị lấy niềm đam mê từ việc viết và đọc đề giải toả nỗi lòng khi không nghe được, không nói được. Chị giống như một ngọn lửa nhỏ truyền cảm hứng cho những người cùng cảnh ngộ, cho cả người khoẻ mạnh. Còn anh, với sự bao dung và lòng nhẫn nại vô bờ, đã làm chỗ dựa vững chắc để chị sống một cuộc đời ý nghĩa.

Câu hỏi:

1/ Chia sẻ suy nghĩ, cảm nhận của em về tình cảm gia đình trong câu chuyện trên. Em hiểu thế nào là gia đình?

2/ Trong gia đình anh Tuấn và chỉ Liên có những mối quan hệ gì?

3/ Gia đình anh Tuấn, chị Liên đã thực hiện những chức năng gì của gia đình?


Câu 3:

Em hãy đọc câu chuyện sau để trả lời câu hỏi:

CHUYỆN VỀ MỘT GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC

Gia đình ông C được nhiều người biết đến bởi nếp sống “Tam đại đồng đường" đầm ấm, hoà thuận. Chia sẻ bí quyết giữ gìn gia đình hạnh phúc, ông bà cho biết: Quen nhau, yêu nhau và nên duyên, chung sống gần 50 năm, ông bà vẫn xưng hô anh - em ngọt ngào. Dù có lúc "cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt" nhưng tinh nghĩa vợ chồng như cây cau và dây trầu, quấn vào nhau chẳng thể tách rời. Ông đi bộ đội xa nhà, bà một nách ba con, vượt bao khó khăn, gian khổ đề nuôi dạy các con khôn lớn. Khi các con vừa thành đạt thì bà lại mắc bệnh tai biến. Ông trở thành "cây gậy" cho bà vịn vào, dò dẫm đi từng bước. Ốm đau, bệnh tật khiến bà đôi lúc câu gắt nhưng ông luôn nhường nhịn, động viên bà. Nhìn cảnh ông chăm sóc, bón cho bà từng thia cháo, ai cũng cảm phục.

Các con của ông bà cũng nổi tiếng về sự chăm chỉ, ngoan ngoãn, hiếu thảo. Gia cảnh khó khăn, các con ngoài giờ học còn đi làm thêm kiếm tiền trang trải cuộc sống. Giờ đây, ai cũng thành đạt, trở thành bác sĩ, kĩ sư, giáo viên và đều có một gia đình hạnh phúc. Kế thừa truyền thống gia đình, các cháu của ông bà đều ngoan ngoãn, giỏi giang. Ông bà, con cháu quây quần trong ngôi nhà chung, đầm ấm và hạnh phúc. Ngoài giờ đi làm, đi học, con cháu sum vầy, cũng làm công việc gia đình, chia sẻ, chuyện trò, chăm sóc nhau.

Câu hỏi:

1/ Em hãy nêu những yếu tố tạo nên hạnh phúc trong gia đình ông C.

2/ Theo em, thế nào là một gia đình hạnh phúc?


Câu 4:

Em hãy đọc các trường hợp sau để trả lời câu hỏi:

Trường hợp 1. Anh T là một diễn viên nổi tiếng, được khán giả nhớ đến qua nhiều vai diễn. Thế nhưng số phận không may mắn đã đến với anh. Bé B - con trai anh ngay từ khi ra đời đã mắc căn bệnh hiểm nghèo apert - xương sớm cục bộ, căn bệnh khiến các ngón tay, ngón chân dinh nhau, xương sọ bị đóng kín sớm. Đi cùng với sự phát triển của cơ thể thi cần phải có nhiều đợt phẫu thuật để tách rời các ngón tay, ngón chân và nói xương sọ.... Bằng tình yêu con vô bờ bến, anh T gác lại công việc và bắt đầu hành trinh chữa bệnh cùng con suốt 15 năm. Anh không chỉ là một người cha mà còn là người bạn của bé B. “Ông bố, bà mẹ nào cũng mong con minh khoe mạnh, xinh xắn. Những khi số phận rơi vào mình, không thể cứ ngồi ủ rũ, trông cho. Minh phải là chỗ dựa cho con, truyền cho con sự tự tin, nghị lực, lạc quan". Chính niềm tin đó đã tạo nên điều kì diệu. Hành trình 15 năm miệt mài không ngừng nghỉ cùng con trai, bệnh của B đã gần khỏi, trái ngọt đầu tiên chính là ước mơ của bố con B hằng ấp ủ cuối cùng cũng trở thành hiện thực: cậu bé là một trong năm tân sinh viên xuất sắc nhất thi đỗ vào Khoa Jazz, bộ môn Piano của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.

Trường hợp 2. Về nhà chồng chưa được bao lâu, bố ruột qua đời, mẹ bị tai biến, đôi mắt gần như không thể thấy được xung quanh, chị D không đành, quyết định về bên mẹ, "làm đôi mắt cho mẹ". Về với mẹ, chị dành toàn bộ thời gian chăm lo từng miếng ăn, giấc ngủ, kiên nhẫn túc trực bên mẹ mỗi ngày. Đáp lại tình thương và sự chăm sóc của chị, đến một ngày, bà chập chững đi lại được, chị vỡ oà hạnh phúc. Trải qua nhiều biến cố, chồng chị quyết định về sống chung với chị. Tuy cái nghèo vẫn còn đeo bám nhưng điều chị sợ nhất là một ngày thức dậy không còn mẹ trên đời. Vậy nên, làm bất cứ điều gi cho mẹ vui, khoẻ, chị đều không nề hà.

Trường hợp 3. Cư dân mạng bày tỏ sự xúc động khi xem video ghi lại cảnh hai anh em chia tay nhau. Họ đều đã lớn tuổi, anh trai H 101 tuổi, em gái T 96 tuổi, sống cách nhau khoảng một tiếng đi xe. Ông H bị ngã chấn thương ở hông. Vì say xe, bà T không đến thăm anh trai được nên hằng ngày chỉ biết gọi điện hỏi thăm. Biết được nỗi lo của em gái, khi đô bệnh, ông H đã nhờ con trai chở đến thăm em. Anh em gặp nhau mừng mừng tủi tủi, đến khi ông H ra về, bà cổ chạy theo, dũi tiền vào tay anh trai: "Anh cầm lấy mua cái gì ngon ngon mà ăn!".

Câu hỏi:

1/ Các thành viên trong gia đình đã thể hiện tình cảm, trách nhiệm của mình đối với gia đình như thế nào qua các trường hợp trên?

2/ Em hãy nêu trách nhiệm của các thành viên trong gia đình theo 4 mối quan hệ sau: 1/ Vợ - chồng; 2/ Cha mẹ - con; 3/ Ông bà - cháu, 4/ Anh, chị, em.

3/ Bản thân em cần có trách nhiệm gì trong gia đình? Hãy nêu các trách nhiệm cụ thể theo bảng gợi ý sau:

Thành viên trong gia đình

Trách nhiệm của em

Ông bà

 

Cha mẹ

 

Anh, chị, em

 


Câu 13:

Sân khấu hoá kịch bản về chủ đề “Tinh yêu, hôn nhân và gia đình" theo chuỗi hoạt động sau:

Hoạt động 1: Xác định nội dung, lựa chọn tác phẩm gắn với chủ đề bài học (có thể tim kiếm tác phẩm trong Chương trình, sách giáo khoa hoặc tự sáng tác).

Hoạt động 2: Tìm kiếm, xử li thông tin (có thể tìm kiếm thông tin về tác phẩm qua mạng xã hội và các nguồn khác, từ đó phân tích, lọc và tổng hợp thông tin đã tim kiếm).

Hoạt động 3: Xây dựng ý tưởng, sáng tác kịch bản sân khấu chuyển thể từ tác phẩm (có thể chuyển thể sát hoặc không sát nguyên tác nhưng phải đảm bảo nội dung giáo dục); Thống nhất kịch bản chuyển thể; Dự kiến số lượng nhân vật, phân cảnh cho kịch bản, Sáng tác kịch bản cho từng phân cảnh; Hoàn thành kịch bản, chuyển thể, ghép phần chuyển thể từng phân cảnh.

Hoạt động 4: Chuẩn bị và tập kịch: Phân vai; Làm đạo cụ sân khấu và trang phục (nên tận dụng đồ dùng có sẵn, phế liệu); Hỗ trợ âm thanh (có thể tải về từ Intemet); Lên kế hoạch tập kịch (thời gian, địa điểm); Tập kịch.

Hoạt động 5: Diễn kịch: Đại diện nhóm giới thiệu tiểu phẩm: Nêu rõ tên nhóm, tên tiểu phẩm, tên diễn viên; Biểu diễn tiểu phẩm.

Hoạt động 6: Đánh giá, nhận xét. Cả lớp nhận xét, trao đổi, binh phẩm về phần biểu diễn của từng nhóm; Binh chọn cho các tiết mục theo một số hạng mục gợi ý sau: 1/ Kịch bản hay nhất, 2/ Diễn xuất tốt nhất, 3/ Trang phục đẹp nhất, Cả nhân nhóm chia sẻ về những điều thú vị, bất ngờ, hài hước, đáng nhớ, những cảm xúc trong quá trình trải nghiệm sáng tác kịch bản và chuẩn bị biểu diễn.

Hoạt động 7: Chia sẻ cảm nhận, rút ra bài học: Cá nhân nhóm chia sẻ cảm nhận về các nhân vật, bài học rút ra qua vở kịch: Kịch bản nói về vấn đề gi? Em có cảm nhận gì khi xem vở kịch? Em rút ra bài học gì qua vở kịch?


4.6

110 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%