Bài tập Tổ chức hoạt động của doanh nghiệp nhỏ có đáp án

  • 463 lượt xem

  • 16 câu hỏi


Câu 2:

Em hãy đọc tiếp câu chuyện về doanh nghiệp nhỏ AH để trả lời câu hỏi:

Giai đoạn 1: Chuẩn bị đầy đủ các thông tin cần thiết để thành lập doanh nghiệp

Khi được hỏi về các thông tin cần chuẩn bị khi thành lập công ty, anh H - chủ doanh nghiệp nhỏ AH cho biết:

-      Phải lựa chọn loại hình doanh nghiệp để bắt đầu khởi nghiệp. Anh H cân nhắc chọn loại hình doanh nghiệp nào trong số các loại hình doanh nghiệp kinh tế tư nhân: doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần. Anh tìm hiểu kĩ đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp này và quyết định chọn loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phù hợp với điều kiện cụ thể về vốn của anh và gia đình. Ở loại hình này, anh chỉ phải chịu trách nhiệm pháp lí với một số vốn điều lệ của công ty mà anh đăng kí, không ảnh hưởng đến tài sản chung của gia đình.

-      Anh H lưu ý một số vấn đề:

+ Chuẩn bị thủ tục gồm: Bản sao chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu của tất cả thành viên góp vốn/cổ đong sáng lập.

+ Lựa chọn tên công ty: Anh H chọn tên công ty là AH được ghéo từ tên của anh là H và tên vợ anh là A.

+ Xác định địa chỉ trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của công ty: chính là địa cỉ ngôi nhà nơi gia đình anh đang sinh sống.

+ Xác định vốn điều lệ để đăng kí kinh doanh: vì là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nên vốn điều lệ chỉ một mình anh phải thực hiện bằng giá trị đất và nhà anh đang ở trên cơ sở anh phải chuyển quyền sở hữu và sử dụng thành tài sản của công ty và sẽ ghi vào điều lệ công ty.

+ Xác định chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty là giám đốc.

+ Xác định ngành nghề kinh doanh được chuẩn hóa theo quy định của pháp luật về đăng kí kinh doanh là ngành công nghiệp sản xuất hàng dệt.

Câu hỏi:

1/ Em hãy cho biết anh H đã chuẩn bị các thông tin cần thiết để thành lập doanh nghiệp như thế nào.

2/ Hãy tóm tắt nội dung các bước chuẩn bị thông tin để thành lập doanh nghiệp.


Câu 7:

Em hãy đọc tiếp câu chuyện của doanh nghiệp nhỏ AH để trả lời câu hỏi:

Giai đoạn 2: Tiến hành sản xuất

    Đề đạt năng suất và hiệu quả cao trong sản xuất, anh H phải xác định rõ cơ cấu sản xuất gồm: bộ phận sản xuất chính trực tiếp tạo ra sản phẩm; bộ phận phụ trợ bảo đảm cho sản xuất chính tiến hành đều đặn, liên tục; bộ phận sản xuất phụ tận dụng phế liệu, phế phẩm của sản xuất chính để tạo ra sản phẩm phụ và bộ phận phục vụ cung ứng bảo quản, cấp phát, vận chuyển nguyên vật liệu, thành phẩm, kho tảng....

    Trên cơ sở đó, anh bố trí nhân công cho từng công việc phù hợp với khả năng và sở trưởng của họ, tạo điều kiện thuận lợi để người lao động làm việc với năng suất, chất lượng lao động tốt nhất.

    Đồng thời, doanh nghiệp phải làm tốt công tác quản lí kĩ thuật gồm: kĩ thuật thiết kế sản phẩm, kĩ thuật sản xuất ra sản phẩm và bảo đảm cho hệ thống máy móc thiết bị sản xuất hoạt động liên tục, hiệu quả, an toàn.

    Đặc biệt, doanh nghiệp rất chú trọng đến quản lí chất lượng sản phẩm: kiểm tra chất lượng từng công đoạn về chất liệu, mẫu mã, đúng quy cách hoạ tiết, màu sắc, ...

Câu hỏi: Em hãy nêu những bước cơ bản giúp doanh nghiệp AH hoạt động sản xuất hiệu quả.


Câu 9:

Em hãy đọc tiếp câu chuyện của doanh nghiệp nhỏ AH để trả lời câu hỏi:

Câu chuyện. Khi được hỏi về bài học thành công của doanh nghiệp, anh H vui vẻ chia sẻ: Có nhiều tiêu chí để đánh giá sự thành công của một doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp AH đề cao tiêu chi hiệu quả kinh doanh thể hiện ở việc tăng doanh thu, thị phần, lợi nhuận, thu nhập, tạo việc làm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, đóng góp ngân sách, quy mô sản xuất kinh doanh được mở rộng. Đồng thời còn dựa trên tiêu chi văn hoá thể hiện ở tầm nhìn, giá trị mang lại cho cộng đồng, xã hội, tạo ra môi trường làm việc nhân văn, khuyến khích sự sáng tạo, thân thiện với môi trường....

Biết mình chỉ là một doanh nghiệp nhỏ, phải cạnh tranh với nhiều đối thủ trên thương trường, anh H luôn trăn trở làm thế nào để doanh nghiệp trụ vững, đề khách hàng biết đến và tin tưởng sản phẩm của minh. Anh đã cùng các đồng nghiệp suy nghĩ, tim hiểu nhu cầu thị trường để thiết kế những mẫu sản phẩm mang phong cách riêng, chất liệu mềm mại thân thiện với con người và môi trường, màu sắc trang nhã, lịch sự, khiến người tiêu dùng ưa chuộng. Ngay khi mới thành lập doanh nghiệp, anh đã viết bài chia sẽ tầm nhìn và giá trị của doanh nghiệp tại phần giới thiệu của trang web doanh nghiệp, cam kết thực hiện tốt đạo đức kinh doanh, văn hoá kinh doanh, trách nhiệm đối với cộng đồng.... Nhờ vậy, thương hiệu doanh nghiệp AH ngày càng được nhiều người biết đến. Sản phẩm của doanh nghiệp đã có mặt ở nhiều siêu thị và bắt đầu được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.

Sau 10 năm hoạt động, anh H nhận thức rõ doanh nghiệp chỉ tồn tại, đứng vững khi tích cực tham gia vào chuỗi giá trị, liên kết với các hộ gia đình, cộng đồng các doanh nghiệp dệt trong xã. Anh động viên các gia đình trong xã bỏ vốn mua máy rồi thuê họ dệt gia công để tạo việc làm, tăng thu nhập cho các gia đình, góp phần phát triển kinh tế địa phương. Việc làm này giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cung cấp nhiều sản phẩm cho thị trưởng trong điều kiện nguồn vốn hạn hẹp, nâng cao doanh thu và thu nhập. Anh còn chủ động liên kết với các doanh nghiệp dệt ở địa phương cùng quảng bá hình ảnh về một thương hiệu làng nghề dệt nổi tiếng giúp cho việc quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp đến khắp mọi miền Tổ quốc.

Câu hỏi:

1/ Từ những chia sẻ của anh H, em rút ra được những bài học gì để dẫn đến thành công của doanh nghiệp nhỏ HA?

2/ Em hãy tìm hiểu và nêu lên những bài học thành công khác của các doanh nghiệp nhỏ.


Câu 10:

Cùng đọc tiếp chia sẻ của anh H về những bài học thất bại của doanh nghiệp AH:

Câu chuyện. Anh H cho biết, do bản thân còn ít kinh nghiệm quản lí doanh nghiệp lại thêm những khó khăn của một doanh nghiệp nhỏ trong quá trình kinh doanh, không tránh được những thất bại nhưng quan trọng là sau mỗi thắt bại anh đều cùng với các đồng nghiệp suy nghĩ, phân tích nguyên nhân, rút ra bài học để không vấp phải những thất bại tương tự.

Lúc mới hoạt động, sản phẩm đầu tiên doanh nghiệp AH bản chạy trên thị trường là loại khăn mặt trơn, khổ nhỏ, chất liệu mịn màng, thân thiện. Anh H rất tin tưởng vào chất lượng sản phẩm và nhu cầu của xã hội đối với sản phẩm của mình nên tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất mà không chú ý đến việc cải tiến mẫu mã, chất lượng để cung cấp cho thị trường những sản phẩm mới. Chỉ sau vài tháng, sản phẩm này chậm tiêu thụ, một số khách hãng quen thuộc chuyển sang mua những sản phẩm có chủng loại, mẫu mã mới do doanh nghiệp khác sản xuất. Doanh thu sụt giảm nhanh chóng khiến doanh nghiệp lâm vào khó khăn.

Do công nhân trong các phân xưởng dệt chủ yếu là người trong xã chuyên làm nghề nông, có thu nhập thấp nên khi trả lương cho họ từ 4 - 5 triệu đồng/tháng anh nghĩ chắc họ rất hài lòng nên anh ít quan tâm đến việc tăng lương cho họ. Anh H còn không tin tưởng vào khả năng nâng cao tay nghề của những lao động địa phương. Đa phần những lao động có tay nghề cao anh đều tuyển mộ người từ nơi khác đến khiến công nhân trong doanh nghiệp không có động lực tìm tòi học hỏi nâng cao tay nghề nên năng suất, hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp không cao.

Câu hỏi:

1/ Em hãy rút ra những bài học thất bại của doanh nghiệp từ sự chia sẻ của anh H.

2/ Theo em, còn bài học thất bại nào khác đối với doanh nghiệp nhỏ?

3/ Trong các bài học thất bại đó, em tâm đắc với bài học thất bại nào nhất? Vì sao?


0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận