Bài tập Khái niệm và nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự Việt Nam có đáp án

17 người thi tuần này 4.6 709 lượt thi 21 câu hỏi

🔥 Đề thi HOT:

515 người thi tuần này

25 câu Trắc nghiệm KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 7 có đáp án

3.7 K lượt thi 25 câu hỏi
288 người thi tuần này

25 câu Trắc nghiệm KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 6 có đáp án

4.1 K lượt thi 25 câu hỏi
285 người thi tuần này

25 câu Trắc nghiệm KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 8 có đáp án

2.4 K lượt thi 25 câu hỏi
214 người thi tuần này

20 câu Trắc nghiệm KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 5 có đáp án

2.9 K lượt thi 20 câu hỏi
162 người thi tuần này

25 câu Trắc nghiệm KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 9 có đáp án

1.5 K lượt thi 25 câu hỏi
158 người thi tuần này

Đề kiểm tra Giữa kì 1 Kinh tế và Pháp luật 10 có đáp án - Đề 1

8.9 K lượt thi 26 câu hỏi
126 người thi tuần này

25 câu Trắc nghiệm KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 1 có đáp án

4.1 K lượt thi 25 câu hỏi
123 người thi tuần này

Đề kiểm tra giữa kì 1 KTPL 10 năm 2023 có đáp án (Đề 1)

5.6 K lượt thi 15 câu hỏi

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 2:

Em hãy đọc thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi:

Trường hợp 1. Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, luật hình sự có nhiệm vụ bảo vệ các quan hệ xã hội cơ bản và quan trọng nhất, đó là: bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, Nhà nước, bảo về trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa. Quan hệ xã hội được luật hình sự điều chỉnh là quan hệ giữa nhà nước và người phạm tội khi người đó thực hiện hành vi mà Bộ luật Hình sự quy định là tội phạm. Luật hình sự chỉ điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến tội phạm và hình phạt.

Trường hợp 2. M đã sử dụng tài khoản mạng xã hội đăng tải nhiều nội dung sai sự thật, xuyên tạc, nói xấu chính quyền nhằm chống phá Đảng và Nhà nước, gây hoang mang trong nhân dân. M bị Toà án nhân dân tuyên phạt 7 năm tù về tội phát tán thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (khoản 1 Điều 117 Bộ luật Hình sự y".

Câu hỏi:

1/ M đã có hành vi vi phạm pháp luật như thế nào? M đã phải gánh chịu hậu quả
pháp lí gì?

2/ Pháp luật hình sự có vị trí, vai trò như thế nào trong hệ thống pháp luật Việt Nam?


Câu 7:

Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau đề trả lời câu hỏi:

1. Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật Hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự; Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự (Điều 2 Bộ luật Hình sự).

2. Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật (khoản 1 Điều 31 Hiến pháp năm 2013).

3. V (17 tuổi) và H (19 tuổi) yêu nhau. Vĩ V có thai nên hai người quyết định tổ chức đám cưỡi và về chung sống. Hàng xâm nói V và H phạm tội tạo hơn vì cả hai chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên, trong Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) không quy định tội tảo hôn. Do đó, V và H chỉ bị xử lí hành chính về hành vi vi phạm điều kiện

Câu hỏi:

1/ Yêu cầu tuân thủ pháp luật được thể hiện như thế nào trong quy định tại Điều 2 Bộ luật Hình sự và khoản 1 Điều 31 Hiến pháp?

2/ Vì sao V và H chỉ bị xử lí hành chính về hành vi vi phạm điều kiện kết hôn?

3/ Tại sao pháp luật hình sự cần có nguyên tắc pháp chế?


Câu 9:

Em hãy đọc thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi:

1. Dân chủ là quyền làm chủ của nhân dân, sự tham gia rộng rãi của nhân dân vào quá trình quản lí nhà nước, quản lí xã hội. Nguyên tắc dân chủ là nguyên tắc hiến định được thể hiện tại nhiều điều trong Hiến pháp. Khoản 1 Điều 30 Hiến pháp năm 2013 quy định: "Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân". Luật hình sự coi việc đấu tranh phòng chống tội phạm là sự nghiệp của toàn dân. Khoản 3 Điều 4 Bộ luật Hình sự quy định: "Mọi công dân có nghĩa vụ tích cực tham gia phòng, chống tội phạm". Bộ luật Hình sự còn dành hẳn Chương XV quy định về các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chữ của công dân.

2. Tức giận vì bị bà H làm đơn tố cáo việc gia đình minh xây nhà lẫn chiếm đất, ông C đã đánh bà H bị thương nặng. Qua điều tra của cơ quan có thẩm quyền, ông C bị bắt và đưa ra xét xử về tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo (Điều 166 Bộ luật Hình sự) và tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác (Điều 134 Bộ luật Hình sự).

3. Trong quá trình xây dựng Bộ luật Hình sự năm 2015, nhiều văn bản của các cá nhân, tổ chức được gửi đến Ban soạn thảo để góp ý, sửa đổi, bổ sung các quy định trong dự thảo luật. Nhiều ý kiến hợp li đã được Ban soạn thảo ghi nhận.

Câu hỏi:

1/ Trong trường hợp trên, pháp luật hình sự đã bảo vệ quyền tổ cáo của bà H như
thế nào? Ông C đã bị xử lí về các tội danh nào?

2/ Việc các cá nhân, tổ chức tham gia góp ý xây dựng Bộ luật Hình sự chứng tỏ điều gì?


Câu 12:

Em hãy đọc thông tin và các tình huống sau đề trả lời câu hỏi:

1. Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây: 1/ Người phạm tội tuy thầy trước hành vi của minh có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được; 2/ Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó (Điều 11 Bộ luật Hình sự).

2. Cho rằng M (15 tuổi) nói xấu minh trên mạng xã hội, A (16 tuổi) rủ một nhóm bạn đánh M khiến M bị chấn thương nặng.

3. Do nhiều việc, lại đông bệnh nhân, Y tá P đã phát nhằm thuốc cho người bệnh. Hậu quả bệnh nhân bị ngộ độc do phản ứng thuốc.

4. Đang đi đúng phần đường của mình, anh C bị một xe đi ngược chiều phóng nhanh, lấn đường đâm phải. Kết quả người đi lẫn đường bị thương nặng. Qua điều tra, xác minh, anh C không có lỗi.

Câu hỏi:

1/ A, y tá P và anh C, ai bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Vì sao?

2/ Em hãy chỉ ra lỗi trong hành vi của A và y tá P trong các trường hợp trên.

3/ Em hãy nêu sự cần thiết và ý nghĩa của nguyên tắc có lỗi trong pháp luật hình sự. Nêu ví dụ minh hoạ.


4.6

142 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%