Câu hỏi:

11/07/2024 416

Em hãy đọc thông tin và các tình huống sau đề trả lời câu hỏi:

1. Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây: 1/ Người phạm tội tuy thầy trước hành vi của minh có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được; 2/ Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó (Điều 11 Bộ luật Hình sự).

2. Cho rằng M (15 tuổi) nói xấu minh trên mạng xã hội, A (16 tuổi) rủ một nhóm bạn đánh M khiến M bị chấn thương nặng.

3. Do nhiều việc, lại đông bệnh nhân, Y tá P đã phát nhằm thuốc cho người bệnh. Hậu quả bệnh nhân bị ngộ độc do phản ứng thuốc.

4. Đang đi đúng phần đường của mình, anh C bị một xe đi ngược chiều phóng nhanh, lấn đường đâm phải. Kết quả người đi lẫn đường bị thương nặng. Qua điều tra, xác minh, anh C không có lỗi.

Câu hỏi:

1/ A, y tá P và anh C, ai bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Vì sao?

2/ Em hãy chỉ ra lỗi trong hành vi của A và y tá P trong các trường hợp trên.

3/ Em hãy nêu sự cần thiết và ý nghĩa của nguyên tắc có lỗi trong pháp luật hình sự. Nêu ví dụ minh hoạ.

Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).

20 đề Toán 20 đề Văn Các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Yêu cầu số 1:  

- A, y tá P bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì hành vi vi phạm của mình, xâm hại tới các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ.

- Anh C không bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì anh C không có lỗi. Tai nạn xảy ra là hậu quả của việc phóng nhanh, vượt ẩu, lấn đường của xe đi ngược chiều.

Yêu cầu số 2:

- A bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì A có lỗi. Lỗi của A là cố ý gây tổn hại cho sức khoẻ người khác.

- Y tá P bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì y P có lỗi. Lỗi của y tá P là vô ý do cẩu thả, gây hậu quả nguy hại cho xã hội.

Yêu cầu số 3:

* Sự cần thiết và ý nghĩa của nguyên tắc có lỗi trong pháp luật hình sự

- Sự cần thiết của nguyên tắc có lỗi trong pháp luật hình sự dựa trên cơ sở:

+ Lỗi là một trong bốn dấu hiệu bắt buộc phải có trong hành vi phạm tội của tội phạm (tỉnh nguy hiểm cho xã hội, tính có lỗi, tính trái pháp luật hình sự và tính chịu hình phạt). Lỗi phản ánh tỉnh chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.

+ Một người chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi nguy hiểm cho xã hội do họ thực hiện, gây ra thiệt hại hoặc đe doạ gây ra thiệt hại đáng kể cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ, khi hành vi đó được thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý. Lỗi là một trong những cơ sở của trách nhiệm hình sự, không có lỗi thì không có tội.

- Ý nghĩa của nguyên tắc có lỗi thể hiện: Nguyên tắc có lỗi không cho phép quy tội khách quan, có nghĩa là không truy cứu trách nhiệm hình sự một người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội khi chưa xác định được lỗi của họ, không được xác định tội danh và xem xét hậu quả để xác định hình phạt khi chưa xác định lỗi của người phạm tội, bảo đảm đúng người, đúng tội, tránh làm oan cho người vô tội.

- Ví dụ minh họa: Vì muốn có tiền để đánh bạc nên anh H đã đến nhà anh B giả vờ hỏi mượn xe máy loại xe Wave trị giá 15 triệu đồng để đi thăm người ốm. Khi anh B cho H mượn xe thì anh H đã đi xe máy này đến cửa hàng mua bán xe máy và bán được 5 triệu đồng và H lấy số tiền này để đánh bạc.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Hãy chỉ ra tác hại và hậu quả của các hành vi vi phạm pháp luật hình sự sau:

a. Đua xe trái phép.

b. Trộm cắp tài sản của công dân.

c. Trả thù người tố cáo.

d. Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân.

e. Vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới.

Xem đáp án » 11/07/2024 3,307

Câu 2:

Em hãy viết bài chia sẻ quan điểm cá nhân về vai trò của pháp luật hình sự trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Xem đáp án » 12/07/2024 2,257

Câu 3:

Em hãy phân tích tác hại, hậu quả có thể xảy ra nếu Y, N thực hiện ý định của mình.

a. Để có tiền chơi điện tử, Y có ý định trộm xe đạp bán lấy tiền.

b. Muốn có tiền tiêu xài nên N định giúp B mang chiếc xe máy ăn trộm đi tiêu thụ hộ để được trả tiền công như B đã hứa.

Xem đáp án » 11/07/2024 1,538

Câu 4:

Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào dưới đây về tội phạm? Vi sao?

a. Tất cả những hành vi nguy hiểm cho xã hội đều là tội phạm.

b. Một hành vi bị coi là tội phạm khi có dấu hiệu lỗi và gây nguy hiểm cho xã hội.

c. Trong một số trường hợp, hành vi đe doạ sẽ gây ra thiệt hại cho xã hội cũng là hành vi nguy hiểm cho xã hội.

d. Đối với mỗi tội danh, người phạm tội sẽ bị áp dụng nhiều hình phạt chính.

e. Hình phạt được áp dụng dựa trên hậu quả của hành vi phạm tội.

g. Mục đích của hình phạt là trừng trị người phạm tội.

Xem đáp án » 11/07/2024 1,536

Câu 5:

Trong thời gian chấp hành án tù tại trại giam, anh X thật sự ăn năn, hối lỗi về việc làm của mình nền tích cực học tập, tự giác chấp hành nội quy sinh hoạt, lao động của trại giam. Anh đã được giảm án 3 năm tù và được ra tù trước thời hạn.

Em hãy viết một đoạn văn chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ của bản thân về trường hợp anh X.

Xem đáp án » 12/07/2024 1,202

Câu 6:

Trường hợp nào sau đây phải chịu trách nhiệm hình sự? Vì sao?

- Trường hợp a. Q (14 tuổi) đẩy cửa, không nhìn thấy một cậu bé đang trốn sau cánh cửa, làm cậu bé ngã gãy chân, tỉ lệ thương tích 15%.

- Trường hợp b. O (15 tuổi) thiếu tiền chơi điện tử nên rủ T lấy cắp xe đạp trị giá 3 triệu đồng để bán lấy tiền.

- Trường hợp c. Do mâu thuẫn cá nhân, N (16 tuổi) đã đánh bạn bị thương (tỉ lệ thương tích 9%).

- Trường hợp d. Phát hiện chiếc xe Dream (trị giá 8 triệu đồng) trước cổng nhà một người dân, Y (16 tuổi)bẻ khoả lẫy cấp xe, còn H (14 tuổi) đứng cảnh giới.

Xem đáp án » 11/07/2024 1,194

Câu 7:

Em hãy đọc thông tin, tình huống sau để trả lời câu hỏi:

1. Cơ sở của trách nhiệm hình sự: Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật Hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự (khoản 1, Điều 2 Bộ luật Hình sự).

2. Thấy N (18 tuổi) tham gia đua xe, A (18 tuổi) đi theo cỗ vũ. Nhìn thấy công an, N phỏng xe bỏ chạy và đâm vào người qua đường làm nạn nhân bị xây xát nhẹ. N và A cùng bị bắt. A bị xử phạt vi phạm hành chính do hành vi cổ vũ đua xe trái phép. N bị đưa ra xét xử vì phạm tội đua xe trái phép theo quy định tại Điều 266 Bộ luật Hình sự.

Câu hỏi:

1/ Hành vi vi phạm pháp luật của A và N đã gây tác hại như thế nào đối với xã hội?

2/ Vì sao N bị đưa ra xét xử, còn A chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính?

3/ Em hãy chỉ ra các dấu hiệu sau trong hành vi vi phạm pháp luật của N

- Tính nguy hiểm cho xã hội

- Tính có lỗi

- Tính trái pháp luật

- Tính chịu hình phạt.

Xem đáp án » 15/06/2022 967

Bình luận


Bình luận