Câu hỏi:
12/07/2024 394Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau đề trả lời câu hỏi:
1. Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật Hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự; Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự (Điều 2 Bộ luật Hình sự).
2. Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật (khoản 1 Điều 31 Hiến pháp năm 2013).
3. V (17 tuổi) và H (19 tuổi) yêu nhau. Vĩ V có thai nên hai người quyết định tổ chức đám cưỡi và về chung sống. Hàng xâm nói V và H phạm tội tạo hơn vì cả hai chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên, trong Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) không quy định tội tảo hôn. Do đó, V và H chỉ bị xử lí hành chính về hành vi vi phạm điều kiện
Câu hỏi:
1/ Yêu cầu tuân thủ pháp luật được thể hiện như thế nào trong quy định tại Điều 2 Bộ luật Hình sự và khoản 1 Điều 31 Hiến pháp?
2/ Vì sao V và H chỉ bị xử lí hành chính về hành vi vi phạm điều kiện kết hôn?
3/ Tại sao pháp luật hình sự cần có nguyên tắc pháp chế?
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Yêu cầu số 1: Yêu cầu về pháp luật được thể hiện trong quy định tại Điều 2 Bộ luật Hình sự và khoảng 1 Điều 31 Hiến pháp:
- Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật Hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự;
- Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
Yêu cầu số 2: V và H chỉ bị xử lí hành chính về hành vi vi phạm điều kiện kết hôn vì: trong Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) không quy định tội tảo hôn.
Yêu cầu số 3: Pháp luật hình sự cần có nguyên tắc pháp chế vì: đây là nguyên tắc đảm bảo tính nghiêm minh triệt để của Luật Hình sự Việt Nam. Thể hiện ở việc xét xử hình sự phải đúng người, đúng tội, không bỏ lọt tội phạm, không xử oan người vô tội, hình phạt phải tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Hãy chỉ ra tác hại và hậu quả của các hành vi vi phạm pháp luật hình sự sau:
a. Đua xe trái phép.
b. Trộm cắp tài sản của công dân.
c. Trả thù người tố cáo.
d. Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân.
e. Vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới.
Câu 2:
Em hãy viết bài chia sẻ quan điểm cá nhân về vai trò của pháp luật hình sự trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Câu 3:
Em hãy phân tích tác hại, hậu quả có thể xảy ra nếu Y, N thực hiện ý định của mình.
a. Để có tiền chơi điện tử, Y có ý định trộm xe đạp bán lấy tiền.
b. Muốn có tiền tiêu xài nên N định giúp B mang chiếc xe máy ăn trộm đi tiêu thụ hộ để được trả tiền công như B đã hứa.
Câu 4:
Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào dưới đây về tội phạm? Vi sao?
a. Tất cả những hành vi nguy hiểm cho xã hội đều là tội phạm.
b. Một hành vi bị coi là tội phạm khi có dấu hiệu lỗi và gây nguy hiểm cho xã hội.
c. Trong một số trường hợp, hành vi đe doạ sẽ gây ra thiệt hại cho xã hội cũng là hành vi nguy hiểm cho xã hội.
d. Đối với mỗi tội danh, người phạm tội sẽ bị áp dụng nhiều hình phạt chính.
e. Hình phạt được áp dụng dựa trên hậu quả của hành vi phạm tội.
g. Mục đích của hình phạt là trừng trị người phạm tội.
Câu 5:
Trong thời gian chấp hành án tù tại trại giam, anh X thật sự ăn năn, hối lỗi về việc làm của mình nền tích cực học tập, tự giác chấp hành nội quy sinh hoạt, lao động của trại giam. Anh đã được giảm án 3 năm tù và được ra tù trước thời hạn.
Em hãy viết một đoạn văn chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ của bản thân về trường hợp anh X.
Câu 6:
Trường hợp nào sau đây phải chịu trách nhiệm hình sự? Vì sao?
- Trường hợp a. Q (14 tuổi) đẩy cửa, không nhìn thấy một cậu bé đang trốn sau cánh cửa, làm cậu bé ngã gãy chân, tỉ lệ thương tích 15%.
- Trường hợp b. O (15 tuổi) thiếu tiền chơi điện tử nên rủ T lấy cắp xe đạp trị giá 3 triệu đồng để bán lấy tiền.
- Trường hợp c. Do mâu thuẫn cá nhân, N (16 tuổi) đã đánh bạn bị thương (tỉ lệ thương tích 9%).
- Trường hợp d. Phát hiện chiếc xe Dream (trị giá 8 triệu đồng) trước cổng nhà một người dân, Y (16 tuổi)bẻ khoả lẫy cấp xe, còn H (14 tuổi) đứng cảnh giới.
Câu 7:
Em hãy đọc thông tin, tình huống sau để trả lời câu hỏi:
1. Cơ sở của trách nhiệm hình sự: Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật Hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự (khoản 1, Điều 2 Bộ luật Hình sự).
2. Thấy N (18 tuổi) tham gia đua xe, A (18 tuổi) đi theo cỗ vũ. Nhìn thấy công an, N phỏng xe bỏ chạy và đâm vào người qua đường làm nạn nhân bị xây xát nhẹ. N và A cùng bị bắt. A bị xử phạt vi phạm hành chính do hành vi cổ vũ đua xe trái phép. N bị đưa ra xét xử vì phạm tội đua xe trái phép theo quy định tại Điều 266 Bộ luật Hình sự.
Câu hỏi:
1/ Hành vi vi phạm pháp luật của A và N đã gây tác hại như thế nào đối với xã hội?
2/ Vì sao N bị đưa ra xét xử, còn A chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính?
3/ Em hãy chỉ ra các dấu hiệu sau trong hành vi vi phạm pháp luật của N
- Tính nguy hiểm cho xã hội
- Tính có lỗi
- Tính trái pháp luật
- Tính chịu hình phạt.
25 câu Trắc nghiệm KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 7 có đáp án
25 câu Trắc nghiệm KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 6 có đáp án
25 câu Trắc nghiệm KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 8 có đáp án
20 câu Trắc nghiệm KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 5 có đáp án
25 câu Trắc nghiệm KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 9 có đáp án
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Kinh tế và Pháp luật 10 có đáp án - Đề 1
25 câu Trắc nghiệm KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 1 có đáp án
Đề kiểm tra giữa kì 1 KTPL 10 năm 2023 có đáp án (Đề 1)
về câu hỏi!