Câu hỏi:
15/06/2022 1,333Em hãy đọc trường hợp sau để trả lời câu hỏi:
Trường hợp 1/ Yêu nhau khi còn đang học lớp 10, Y và T quyết định nghỉ học để kết hôn. Tuy nhiên, Uỷ ban nhân dân xã không cấp giấy chứng nhận kết hôn cho hai bạn.
Trường hợp 2/ Tốt nghiệp đại học, về dạy cùng trường, anh Q và chị V quyết định tiến tới hôn nhân sau một thời gian tìm hiểu và yêu nhau. Mặc dù gia đình hai bên không đồng ý nhưng anh Q và chị V vẫn được Uỷ ban nhân dân xã cấp giấy chứng nhận kết hôn.
Câu hỏi:
1/ Vì sao ở trường họp 1, Uỷ ban nhân dân xã không cấp giấy chứng nhận kết hôn cho Y và T mặc dù hai bạn yêu nhau?
2/ Vì sao ở trường hợp 2, Uỷ ban nhân dân xã vẫn cấp giấy chứng nhận kết hôn cho anh Q và chị V mặc dù gia đình hai bên không đồng ý?
3/ Em hãy nêu thêm ví dụ về các trường hợp kết hôn tuân thủ hoặc không tuân thủ
quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn.
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Yêu cầu số 1: Ở trường hợp 1, Ủy ban nhân dân xã không cấp giấy chứng nhận kết hôn cho Y và T dù hai bạn yêu nhau vì hai bạn chưa đủ tuổi đăng kí kết hôn.
Yêu cầu số 2: sỞ trường hợp 2, Ủy ban nhân dân xã vẫn cấp giấy chứng nhận kết hôn cho anh Q và chị H dù gia đình hai bên không đồng ý vì: hai anh chị yêu nhau; đủ tuổi đăng kí kết hôn (đã tốt nghiệp Đại học và đi làm cùng nhau); tự nguyện kết hôn với nhau…
Yêu cầu số 3: Ví dụ về trường hợp không tuân thủ quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn:
- V và Q kết hôn khi cả hai bạn mới học lớp 12.
- Chị B mới bước qua tuổi 17, so với bạn trang lứa trông chị B có vẻ chững chạc và lớn hơn hẳn. Bố mẹ chị muốn chị sớm có gia đình nên đã mai mối cho chị lấy anh T làng bên, lớn hơn chị 5 tuổi làm chồng. Chị B đã đồng ý kết hôn với anh T.
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Em hãy sưu tầm và chia sẻ những câu ca dao, tục ngữ về hôn nhân.
Câu 2:
Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào sau đây? Vì sao?
a. Nếu yêu nhau, nam nữ có thể sống chung với nhau mà không cần phải đăng kí kết hôn vi đó chỉ là sự ràng buộc hình thức.
b. Chỉ cần đủ tuổi là nam nữ có thể kết hôn.
c. Tình yêu chân chính cần hướng tới hôn nhân.
d. Mặc dù đủ các điều kiện kết hôn nhưng cũng không nên kết hôn nếu không có tình yêu với nhau.
Câu 3:
Em hãy viết nhận xét về một trường hợp vi phạm Luật Hôn nhân và gia đình ở địa phương em và rút ra bài học cho bản thân.
Câu 4:
Em hãy đọc các trường hợp sau để trả lời câu hỏi:
Trường hợp 1/ Anh K và chị O học tiểu học cùng nhau, anh K theo bố mẹ sang định cư tại Mỹ. Khi về thăm quê, anh K có gặp lại chị O, cả hai nối lại tình bạn. Sau một thời gian trao đổi, liên hệ với nhau qua mạng xã hội, chị O tỏ ý muốn sang định cư tại Mỹ và nhờ anh K giúp đỡ bằng cách đồng ý kết hôn với chị. Hai bên sẽ li hôn sau khi chị O được nhập quốc tịch và cư trú tại Mỹ.
Trường hợp 2/ Ông bà nội của D sinh được 6 người con, bố D là con thứ hai, cô V là con út. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông bà đã cho cô V làm con nuôi. Bố mẹ nuôi của cô V đã đưa cô vào vùng kinh tế mới để làm ăn, vì thế cô V ít được gặp gỡ anh chị em ruột của mình. D đang học đại học, yêu M cùng trường. Khi D dẫn M về nhà chơi thi mọi người hỏi thăm mới biết M chính là con đẻ của cô V. Gia đình đã phân tích mối quan hệ huyết thống giữa D và M và yêu cầu phải chấm dứt quan hệ yêu đương. Tuy nhiên D vẫn cùng M đi đăng kí kết hôn rồi cùng nhau lên thành phố, xa cả hai quê đề mọi người không biết gì về mối quan hệ của hai người.
Câu hỏi:
1/ Em hãy chỉ ra những hành vi vi phạm quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn trong từng trường hợp trên.
2/ Em hãy nêu thêm các ví dụ minh hoạ những hành vi vi phạm chế độ hôn nhân
theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
Câu 5:
Em hãy đọc bài thơ, trường hợp sau để trả lời câu hỏi:
Trường hợp. Anh K và chị H tổ chức đám cưới. Do bận rộn chuẩn bị hôn lễ, họ quên việc phải ra Uỷ ban nhân dân xã đăng kí kết hôn. Bố anh K nói rằng, việc đăng kí kết hôn không quan trọng mà điều quan trọng là các con ông sống với nhau có hạnh phúc không. Biết chuyện, chú anh K nhắc nhờ anh chị cần phải thực hiện ngay thủ tục pháp lí đó. Chú giải thích, đây là quy định của pháp luật nhằm đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên, tránh những rắc rối không đáng có về sau này.
Câu hỏi:
1/ Chia sẻ suy nghĩ, cảm nhận của em về tình cảm vợ chồng trong bài thơ “Em soi gương".
2/ Em đồng tình với ý kiến của bố hay chú của anh K? Nêu hiểu biết của em về các
thủ tục pháp lí trước khi tổ chức đám cưới.
Câu 6:
Em có lời khuyên gì dành cho các bạn trong các trường hợp sau?
a. T và Đ yêu nhau. Mặc dù chưa có việc làm nhưng hai người vẫn quyết định lấy nhau vì cho rằng mình đã đủ tuổi kết hôn.
b. Mặc dù không yêu K nhưng L vẫn quyết định lấy K khi vừa tốt nghiệp trung học phổ thông vì cho rằng có như thế mới ổn định cuộc sống.
Câu 7:
Em hãy cùng các bạn trong nhóm xây dựng và biểu diễn một tiểu phẩm có nội dung về hôn nhân (Tư vấn về thủ tục đăng kí kết hôn hoặc sân khấu hoá kịch bản từ bài thơ "Ra toà" của Vương Trọng, vấn đề hỗn nhân đồng giới, ...).
25 câu Trắc nghiệm KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 7 có đáp án
25 câu Trắc nghiệm KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 6 có đáp án
25 câu Trắc nghiệm KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 8 có đáp án
20 câu Trắc nghiệm KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 5 có đáp án
25 câu Trắc nghiệm KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 9 có đáp án
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Kinh tế và Pháp luật 10 có đáp án - Đề 1
25 câu Trắc nghiệm KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 1 có đáp án
Đề kiểm tra giữa kì 1 KTPL 10 năm 2023 có đáp án (Đề 1)
về câu hỏi!