Câu hỏi:
12/07/2024 1,037Em hãy đọc trường hợp sau để trả lời câu hỏi:
Trường hợp. Thời còn trẻ, ông bà vốn đều là con nhà khá giả. Ngày đó, ông thích một người con gái khác. Người ấy là con gái một người lái đò nên gia đình ông không ưng thuận vì không "môn đăng hộ đối". Ông lấy bà, một đám cưới không tình yêu, chỉ là "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy". Từ ngày lấy ông, bà dần quên mất tên mình vì theo tục lệ, gia đình, làng xóm gọi bà bằng tên của ông. Bà hiền lành, chăm chỉ và nhẫn nhịn, chiều theo mọi sở thích, thói quen của ông. Lấy nhau 5 năm không có con, bà nuốt nước mắt vào lòng, mang trầu cau đi hỏi vợ cho chồng. Bà âm thầm như một cái bóng, chứng kiến hạnh phúc của chồng bên người mới, lặng lẽ yêu thương các con chồng như con ruột của mình.
Các con dần trưởng thành, đưa người yêu về ra mắt bố mẹ. Ông cười: "Miễn sao các con yêu thương nhau là bố mẹ đồng ý". Các con lần lượt đăng ki kết hôn, tổ chức cưới hỏi theo nếp sống mới. Hạnh phúc gia đình được tạo dựng từ những cuộc hôn nhân tự nguyện và bình đẳng. Vợ chồng con cháu yêu thương, tôn trọng nhau, quây quần trong mái ấm gia đình. Chứng kiến những đổi thay tốt đẹp ấy, vui vầy bên hạnh phúc con cháu, lòng bà nguôi dần những xót xa ngày xưa.
Câu hỏi:
1/ Cuộc hôn nhân của ông bà trong trường hợp trên có những đặc điểm gì?
2/ Em hãy so sánh hôn nhân của ông bà và hôn nhân của con cháu trong câu chuyện trên, từ đó chỉ ra đặc điểm của chế độ hôn nhân ở Việt Nam hiện nay.
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Yêu cầu số 1: Cuộc hôn nhân của ông bà trong trường hợp trên có đặc điểm: là cuộc hôn nhân không có tình yêu, không tự nguyện, không tiến bộ; không phải hôn nhân một vợ một chồng và vợ chồng không bình đẳng.
Yêu cầu số 2:
- Hôn nhân của con cháu trái ngược với ông bà, có đầy đủ đặc điểm của “hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng và vợ chồng bình đẳng”.
- Đặc điểm của chế độ hôn nhân ở Việt Nam hiện nay:
+ Hôn nhân tự nguyện
+ Hôn nhân tiến bộ
+ Hôn nhân một vợ một chồng
+ Vợ chồng bình đẳng trong hôn nhân.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Em hãy sưu tầm và chia sẻ những câu ca dao, tục ngữ về hôn nhân.
Câu 2:
Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào sau đây? Vì sao?
a. Nếu yêu nhau, nam nữ có thể sống chung với nhau mà không cần phải đăng kí kết hôn vi đó chỉ là sự ràng buộc hình thức.
b. Chỉ cần đủ tuổi là nam nữ có thể kết hôn.
c. Tình yêu chân chính cần hướng tới hôn nhân.
d. Mặc dù đủ các điều kiện kết hôn nhưng cũng không nên kết hôn nếu không có tình yêu với nhau.
Câu 3:
Em hãy viết nhận xét về một trường hợp vi phạm Luật Hôn nhân và gia đình ở địa phương em và rút ra bài học cho bản thân.
Câu 4:
Em hãy đọc các trường hợp sau để trả lời câu hỏi:
Trường hợp 1/ Anh K và chị O học tiểu học cùng nhau, anh K theo bố mẹ sang định cư tại Mỹ. Khi về thăm quê, anh K có gặp lại chị O, cả hai nối lại tình bạn. Sau một thời gian trao đổi, liên hệ với nhau qua mạng xã hội, chị O tỏ ý muốn sang định cư tại Mỹ và nhờ anh K giúp đỡ bằng cách đồng ý kết hôn với chị. Hai bên sẽ li hôn sau khi chị O được nhập quốc tịch và cư trú tại Mỹ.
Trường hợp 2/ Ông bà nội của D sinh được 6 người con, bố D là con thứ hai, cô V là con út. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông bà đã cho cô V làm con nuôi. Bố mẹ nuôi của cô V đã đưa cô vào vùng kinh tế mới để làm ăn, vì thế cô V ít được gặp gỡ anh chị em ruột của mình. D đang học đại học, yêu M cùng trường. Khi D dẫn M về nhà chơi thi mọi người hỏi thăm mới biết M chính là con đẻ của cô V. Gia đình đã phân tích mối quan hệ huyết thống giữa D và M và yêu cầu phải chấm dứt quan hệ yêu đương. Tuy nhiên D vẫn cùng M đi đăng kí kết hôn rồi cùng nhau lên thành phố, xa cả hai quê đề mọi người không biết gì về mối quan hệ của hai người.
Câu hỏi:
1/ Em hãy chỉ ra những hành vi vi phạm quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn trong từng trường hợp trên.
2/ Em hãy nêu thêm các ví dụ minh hoạ những hành vi vi phạm chế độ hôn nhân
theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
Câu 5:
Em hãy đọc bài thơ, trường hợp sau để trả lời câu hỏi:
Trường hợp. Anh K và chị H tổ chức đám cưới. Do bận rộn chuẩn bị hôn lễ, họ quên việc phải ra Uỷ ban nhân dân xã đăng kí kết hôn. Bố anh K nói rằng, việc đăng kí kết hôn không quan trọng mà điều quan trọng là các con ông sống với nhau có hạnh phúc không. Biết chuyện, chú anh K nhắc nhờ anh chị cần phải thực hiện ngay thủ tục pháp lí đó. Chú giải thích, đây là quy định của pháp luật nhằm đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên, tránh những rắc rối không đáng có về sau này.
Câu hỏi:
1/ Chia sẻ suy nghĩ, cảm nhận của em về tình cảm vợ chồng trong bài thơ “Em soi gương".
2/ Em đồng tình với ý kiến của bố hay chú của anh K? Nêu hiểu biết của em về các
thủ tục pháp lí trước khi tổ chức đám cưới.
Câu 6:
Em có lời khuyên gì dành cho các bạn trong các trường hợp sau?
a. T và Đ yêu nhau. Mặc dù chưa có việc làm nhưng hai người vẫn quyết định lấy nhau vì cho rằng mình đã đủ tuổi kết hôn.
b. Mặc dù không yêu K nhưng L vẫn quyết định lấy K khi vừa tốt nghiệp trung học phổ thông vì cho rằng có như thế mới ổn định cuộc sống.
Câu 7:
Em hãy cùng các bạn trong nhóm xây dựng và biểu diễn một tiểu phẩm có nội dung về hôn nhân (Tư vấn về thủ tục đăng kí kết hôn hoặc sân khấu hoá kịch bản từ bài thơ "Ra toà" của Vương Trọng, vấn đề hỗn nhân đồng giới, ...).
25 câu Trắc nghiệm KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 7 có đáp án
25 câu Trắc nghiệm KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 6 có đáp án
25 câu Trắc nghiệm KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 8 có đáp án
20 câu Trắc nghiệm KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 5 có đáp án
25 câu Trắc nghiệm KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 9 có đáp án
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Kinh tế và Pháp luật 10 có đáp án - Đề 1
25 câu Trắc nghiệm KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 1 có đáp án
Đề kiểm tra giữa kì 1 KTPL 10 năm 2023 có đáp án (Đề 1)
về câu hỏi!