Câu hỏi:
15/06/2022 355Em hãy đọc thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi:
1. Hoà giải tại cộng đồng áp dụng đối với: người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng theo quy định của Bộ luật Hình sự; khi người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại đã tự nguyện hoà giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự (Điều 94 Bộ luật Hình sự).
2. B (16 tuổi) bị cơ quan công an bắt giữ về hành vi phóng xe máy nhanh, vượt ẩu nên gây tai nạn giao thông khiến chị H đi đường bị thương nặng (tỉ lệ thương tích 12%), xe máy bị hỏng. Sau khi gây tai nạn, B và gia đình đưa chị H vào viện điều trị, sửa chữa xe máy, bồi thường thiệt hại. Trước sự ăn năn hối lỗi của B và sự quan tâm của gia đình B, chị H đã đề nghị Cơ quan điều tra xem xét miễn trách nhiệm hình sự cho B. Cơ quan điều tra quyết định miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng biện pháp hoà giải tại cộng đồng đối với B.
Câu hỏi:
1/ Cơ quan điều tra căn cứ vào những yếu tố nào để quyết định áp dụng biện pháp hoà giải tại cộng đồng đối với B? Việc áp dụng biện pháp hoà giải tại cộng đồng nhằm mục đích gì?
2/ Theo em, biện pháp hoà giải tại cộng đồng tạo điều kiện như thế nào để giúp
người dưới 18 tuổi phạm tội sửa chữa sai lầm trong cuộc sống sau này?
Quảng cáo
Trả lời:
Yêu cầu số 1:
- Cơ quan điều tra căn cứ vào các yếu tố sau để ra quyết định áp dụng biện pháp hoà giải cộng đồng đối với B:
+ Độ tuổi – B 16 tuổi
+ B đã nhận thức được hậu quả do hành vi của mình gây ra và cố gắng khắc phục hậu quả đó (đưa chị H vào viện điều trị, sửa chữa xe máy hỏng và bồi thường thiệt hại cho chị H)
+ B được chị H đề nghị cơ quan điều tra xem xét miễn trách nhiệm hình sự cho B.
- Việc áp dụng biện pháp hoà giải tại cộng đồng nhằm:
+ Giải quyết mâu thuẫn giữa người phạm tội và người bị hại
+ Giải quyết các vấn đề phát sinh từ hành vi phạm tội trên tinh thần tự nguyện của hai bên, trước sự chứng kiến của chính quyền địa phương
+ Ngăn ngừa các hậu quả xấu khác có thể nảy sinh
+ Tạo điều kiện để người dưới 18 tuổi phạm tội được sống trong cộng đồng, được gia đình, chính quyền giáo dục, được tạo điều kiện học tập và phát triển để trở thành công dân có ích cho xã hội.
Yêu cầu số 2: Theo em, biện pháp hoà giải tại cộng đồng tạo điều kiện để giúp người dưới 18 tuổi phạm tội sửa chữa sai lầm trong cuộc sống sau này: không bị gán mác tội phạm, có thể sống cuộc sống như bao bạn bè bình thường; nhận thức được hậu quả và trách nhiệm phải chịu khi phạm tội nên sẽ không tái phạm nữa, trở thành công dân có ích cho xã hội.
Hot: Đề thi cuối kì 2 Toán, Văn, Anh.... file word có đáp án chi tiết lớp 1-12 form 2025 (chỉ từ 100k). Tải ngay
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Em hãy viết và chia sẻ với các bạn về các biện pháp phòng ngừa vi phạm pháp luật đối với người dưới 18 tuổi.
Câu 2:
Những nhận định về nguyên tắc xét xử đối với người dưới 18 tuổi phạm tội sau đây đúng hay sai? Vì sao?
a. Việc xử lí người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ căn cứ vào độ tuổi và khả năng nhận thức của họ.
b. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hinh sự về mọi tội phạm.
c. Việc áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục đối với người dưới 18 tuổi phạm tội không thể thực hiện được mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm để trở thành công dân có ích cho xã hội.
d. Không áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính đối với người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi.
Câu 3:
Chủ thể nào dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự? Vì sao?
a. Ph (15 tuổi) đi xe máy không đội mũ bảo hiểm.
b. S (16 tuổi) và (N 13 tuổi) cùng nhau lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người hàng xóm mới chuyển đến rồi đem bán.
c. L (15 tuổi) và Tr (14 tuổi) cùng xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của bạn V cùng khu phố.
Câu 4:
Em hãy tìm hiểu một vụ án về người dưới 18 tuổi phạm tội và chia sẻ bài học em rút ra từ câu chuyện đó.
Câu 5:
Em hãy đưa ra lời khuyên cho các bạn trong những trường hợp sau:
a. Bố mẹ li hôn, L (15 tuổi) buồn chán, đi bụi đời với đám bạn xấu. Thấy vậy, ông U - người thường xuyên vận chuyển hàng lậu qua biên giới rủ L cùng làm để có tiền ăn chơi.
b. Thấy hai bạn nữ đánh nhau ở công trường, V rù các bạn dừng xe xem và quay video định đưa lên mạng xã hội.
c. Mặc dù biết chú Đ hàng xóm thường xuyên tổ chức đánh bạc tại nhà riêng nhưng M sợ không dám tố giác vì nhiều lần bị chủ đe doạ.
d. H (16 tuổi) cùng G (17 tuổi) vào rừng kiếm củi. Trong lúc nghỉ chân, H đào được rất nhiều khoai nên đã bảo G đốt củi nướng khoai ăn. G băn khoăn vi sợ có thể gây ra chảy rừng.
Câu 6:
Em hãy đọc thông tin, tinh huống sau để trả lời câu hỏi:
1. Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự đối với những tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một số điều của Bộ luật Hình sự.
2. S (17 tuổi) và H (13 tuổi) là đồng phạm trong vụ trộm cắp tài sản trị giá 150 triệu đồng. Thời điểm phạm tội, H 13 tuổi 6 tháng và S 17 tuổi. S bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản, còn H chỉ bị xử lí hành chính.
Câu hỏi:
1/ Vì sao S và H cùng tham gia vụ trộm cắp tài sản nhưng chỉ có S bị truy cứu trách
nhiệm hình sự, còn H bị xử lí hành chính?
2/ Tại sao khi xử lí hành vi vi phạm pháp luật hình sự phải xác định rõ tuổi của
người vi phạm?
Câu 7:
Em hãy kể về một trường hợp dưới 18 tuổi phạm tội mà em biết và chia sẻ bài học rút ra từ trường hợp này.
Bộ 4 đề thi học kì 2 KTPL 10 Chân trời sáng tạo cấu trúc mới có đáp án - Đề 4
Đề kiểm tra cuối học kì 2 Kinh tế pháp luật 10 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
10 câu Trắc nghiệm KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 16 có đáp án
25 câu Trắc nghiệm KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 11 có đáp án
10 câu Trắc nghiệm KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 14 có đáp án
10 câu Trắc nghiệm KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 20 có đáp án
10 câu Trắc nghiệm KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 19 có đáp án
10 câu Trắc nghiệm KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 17 có đáp án
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận