Câu hỏi:
12/07/2024 256Em hãy đọc thông tin, trường hợp sau đề trả lời câu hỏi:
1. Án tích là hậu quả pháp lí của việc phạm tội, là đặc điểm xấu về nhân thân của người bị kết án và áp dụng hình phạt. Án tích được ghi, lưu lại trong li lịch tư pháp trong thời gian luật định. Án tích chỉ đặt ra khi một người vi phạm luật hình sự, có bản án về tội phạm mà mình thực hiện. Người được xoá án tích coi như chưa bị kết án.
2. Khi 15 tuổi, M bị Toà kết án do phạm tội rất nghiêm trọng. Sau khi ra tù, M luôn cố gắng học tập, rèn luyện, tuân thủ pháp luật để trở thành công dân có ích cho xã hội. Tuy nhiên, M rất lo vì sợ sau này trong lí lịch tư pháp của mình có ghi án tích. Khi M xin ý kiến tư vấn của Trung tâm hỗ trợ pháp lí thì được biết rằng trường hợp của mình được coi là không có án tích vi khi kết án M dưới 16 tuổi.
Câu hỏi:
1/ Án tích là gì? Việc xoá án tích sẽ đem lại điều gì đối với người dưới 18 tuổi phạm tội khi tái hoà nhập cộng đồng?
2/ Vì sao M không có án tích?
3/ Em hãy nêu ý nghĩa của việc xoá án tích đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Yêu cầu số 1:
- Án tích là: Án tích là hậu quả pháp lý của việc phạm tội và là một trong những hình thức thực hiện trách nhiệm hình sự. Đây là đặc điểm xấu về nhân thân của người bị kết án nhưng không có tính vĩnh viễn. Án tích tồn tại trong quá trình người phạm tội bị kết án về một tội phạm cho đến khi được xóa án tích.
- Việc xoá án tích sẽ đem lại nhiều điều đối với người dưới 18 tuổi phạm tội khi tái hoà nhập cộng đồng: giúp những người phạm tội không bị mặc cảm trong quá trình hòa nhập cộng đồng, xã hội.
Yêu cầu số 2: M không có án tích vì: khi kết án M dưới 16 tuổi, sau khi ra tù, M luôn cố gắng học tập, rèn luyện, tuân thủ pháp luật để trở thành công dân có ích cho xã hội.
Yêu cầu số 3: Ý nghĩa của việc xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi phạm tội:
- Xóa án tích thể hiện sự nhìn nhận của pháp luật vào chiều hướng thay đổi tích cực của người phạm tội, khích lệ, động viên họ nhìn nhận ra điều sai trái mà mình đã mắc phải, đồng thời cho họ một cơ hội làm lại cuộc đời.
- Xóa án tích còn có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình học tập, lao động và ảnh hưởng đến đời sống của những người này, nhất là đối với người phạm tội chưa thành niên.
- Việc xóa án sẽ giúp cho những người đã từng lầm lỡ có cơ hội làm lại cuộc đời, xóa đi cảm giác mặc cảm, bởi quá khứ tội lỗi của mình và tránh được kì thị của người khác, dễ dàng hòa nhập với cộng đồng.
- Ngoài ra, việc xóa án tích còn mang tính phòng ngừa tội phạm cao. Bởi lẽ, xóa án tích đã góp phần động viên người bị kết án tích cực cải tạo, học tập, lao động và ngăn ngừa họ phạm tội mới để nhanh chóng trở thành người lương thiện, có ích cho xã hội.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Em hãy viết và chia sẻ với các bạn về các biện pháp phòng ngừa vi phạm pháp luật đối với người dưới 18 tuổi.
Câu 2:
Chủ thể nào dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự? Vì sao?
a. Ph (15 tuổi) đi xe máy không đội mũ bảo hiểm.
b. S (16 tuổi) và (N 13 tuổi) cùng nhau lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người hàng xóm mới chuyển đến rồi đem bán.
c. L (15 tuổi) và Tr (14 tuổi) cùng xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của bạn V cùng khu phố.
Câu 3:
Những nhận định về nguyên tắc xét xử đối với người dưới 18 tuổi phạm tội sau đây đúng hay sai? Vì sao?
a. Việc xử lí người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ căn cứ vào độ tuổi và khả năng nhận thức của họ.
b. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hinh sự về mọi tội phạm.
c. Việc áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục đối với người dưới 18 tuổi phạm tội không thể thực hiện được mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm để trở thành công dân có ích cho xã hội.
d. Không áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính đối với người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi.
Câu 4:
Em hãy tìm hiểu một vụ án về người dưới 18 tuổi phạm tội và chia sẻ bài học em rút ra từ câu chuyện đó.
Câu 5:
Em hãy đưa ra lời khuyên cho các bạn trong những trường hợp sau:
a. Bố mẹ li hôn, L (15 tuổi) buồn chán, đi bụi đời với đám bạn xấu. Thấy vậy, ông U - người thường xuyên vận chuyển hàng lậu qua biên giới rủ L cùng làm để có tiền ăn chơi.
b. Thấy hai bạn nữ đánh nhau ở công trường, V rù các bạn dừng xe xem và quay video định đưa lên mạng xã hội.
c. Mặc dù biết chú Đ hàng xóm thường xuyên tổ chức đánh bạc tại nhà riêng nhưng M sợ không dám tố giác vì nhiều lần bị chủ đe doạ.
d. H (16 tuổi) cùng G (17 tuổi) vào rừng kiếm củi. Trong lúc nghỉ chân, H đào được rất nhiều khoai nên đã bảo G đốt củi nướng khoai ăn. G băn khoăn vi sợ có thể gây ra chảy rừng.
Câu 6:
Em hãy kể về một trường hợp dưới 18 tuổi phạm tội mà em biết và chia sẻ bài học rút ra từ trường hợp này.
Câu 7:
Em hãy đọc các trường hợp sau để trả lời câu hỏi:
1. Thấy công an đến điều tra vụ mất xe máy do bác V bảo, C (15 tuổi) rất lo sợ. Từ một học sinh giỏi nhưng vì ham chơi điện tử, C đã lấy trộm xe của bác V. C rất ân hận và chia sẻ việc làm của mình với bố mẹ. Bố mẹ đã khuyên C nhận lỗi với bác V và bồi thường thiệt hại cho bác. Do nhân thân tốt, đã biết hối hận về việc làm của mình và tự nguyện khắc phục hậu quả, Cơ quan điều tra đã miễn trách nhiệm hình sự đối với C và ra quyết định áp dụng biện pháp giảm sát, giáo dục.
2. Biết T (15 tuổi) rất cần tiền để nộp viện phi chữa bệnh cho mẹ nên chủ M hàng xóm đã nhờ T chuyển gói hàng cho cô Y ở cuối ngõ và hứa trả số tiền công lớn. Trong lần chuyển hàng đầu tiên, T bị công an bắt giữ vì gói hàng chú M nhờ chuyển là ma tuý. điều tra và còn giúp đỡ cơ quan công an phá một vũ an đánh bạc ở khu phố của mình. Trong quá trình điều tra. T thành khẩn khai báo, cung cấp đầy đủ thông tin cho Cơ quan Nhận thấy T còn khả năng giáo dục, căn cứ nguyên tắc xử li đối với người dưới 18 tuổi phạm tội quy định tại Điều 91 Bộ luật Hình sự, Toà án đã quyết định miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng biện pháp giảm sát, giáo dục đối với T.
Câu hỏi:
1/ Vì sao cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng biện pháp giám sát, giáo dục đối với C và T?
2/ Em hãy nêu ý nghĩa của nguyên tắc xử lí đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong Bộ luật Hình sự.
về câu hỏi!