Câu hỏi:
12/07/2024 662Qua miêu tả của nhà thơ, hình ảnh người lính hiện lên trong đoạn thơ có đặc điểm như thế nào?
Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
Qua miêu tả của nhà thơ, hình ảnh người lính hiện lên trong đoạn thơ giản dị, khiêm nhường nhưng cũng rất đỗi cao đẹp, thiêng liêng:
- Hành trang của anh chẳng có gì ngoài một chiếc ba lô con cóc, một tấm áo mang màu xanh tươi dung dị của cỏ cây.
- Ngoại hình: Làn da sốt rét gợi về cuộc sống gian nan, cực nhọc trên chiến trường và trong những chặng đường hành quân. Đây cũng là đặc điểm chung của hình ảnh người lính trong thơ ca kháng chiến:
Giọt giọt mồ hôi rơi
Trên má anh vàng nghệ.
(Tố Hữu, Cá nước)
Quân xanh màu lá, dữ oai hùm.
(Quang Dũng, Tây Tiến)
Nhưng trên môi người lính luôn nở nụ cười lạc quan và rất đỗi hiền hoà. Dường như mọi gian khổ, hi sinh đối với anh chỉ nhẹ tựa lông hồng.
Dáng ngồi lặng lẽ của anh thể hiện đức khiêm nhường, âm thầm cống hiến, âm thầm hi sinh. Anh ra đi để lại mùa hoa rực rỡ. Dáng hình anh hoà với dáng hình xứ sở, làm nên mùa xuân cho đất nước.
- Tình cảm của người lính: Hai dòng thơ Dài bao thương nhớ / Mùa xuân nhân gian có thể hiểu là nỗi thương nhớ những mùa xuân nhân gian tươi đẹp của người lính đã hi sinh, cũng có thể hiểu là nỗi nhớ thương những người con anh dũng dài theo năm tháng của nhân gian.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Trong hai dòng thơ sau, nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó:
Mắt như suối biếc
Vai đầy núi non...
Câu 2:
Trong bài thơ, khi đứng nhìn biển cả, người bố có những suy tư, cảm xúc như thế nào?
Câu 3:
Xác định biện pháp tu từ trong các dòng thơ dưới đây và nêu tác dụng của chúng:
Cam Xã Đoài mọng nước
Giọt vàng như mật ong.
Câu 4:
Nhận xét về đặc điểm hình thức của đoạn thơ trên các phương diện như số tiếng trong mỗi dòng thơ, cách gieo vần, ngắt nhịp.
Câu 5:
Đọc bài thơ Mùa cam trên đất Nghệ của Phạm Tiến Duật và trả lời các câu hỏi:
Mùa ngọt dần lên ngọn
Gió heo may chớm sang
Trái hồng vừa trắng cát
Vườn cam cũng hoe vàng
Cam Xã Đoài mọng nước
Giọt vàng như mật ong
Bổ cam ngoài cửa trước
Hương bay vào nhà trong
Bà mẹ thôn Nghi Vạn
Con tòng quân vắng nhà
Trẩy cam mỗi buổi sáng
Bồn chồn nhớ con xa
- “Cam này thơm lại ngọt
Các con ăn mẹ gọt
[...] Các con mẹ đi mãi
Không ăn cam vườn nhà
Đã có phần cây quả
Của các mẹ quê xa”
Ra trận là dũng sĩ
Bên mẹ thành trẻ con
Bầu sữa quê ta đó
Rót vào chùm quả ngon.
(Phạm Tiến Duật, Vầng trăng quầng lửa, NXB Văn học, Hà Nội, 1970, tr. 27 - 28)
Xác định thể thơ của bài thơ Mùa cam trên đất Nghệ. Nhận xét về cách gieo vần, ngắt nhịp của bài thơ.
Câu 6:
Tiếng gà trưa gợi người cháu nhớ về tuổi thơ được bà yêu thương. Nêu cảm nhận của em về tình cảm của bà dành cho người cháu.
Câu 7:
Nêu cảm nhận của em về tình cảm của người lính dành cho những người mẹ và quê hương.
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 4)
Đề thi Giữa Học kì 1 Văn 7 CTST - Đề 02 có đáp án
Đề kiểm tra Cuối Học kì 1 Văn 7 Cánh diều - Đề 01 có đáp án
Đề thi Giữa Học kì 1 Văn 7 KNTT có đáp án (Đề 1)
Đề thi cuối học kì 1 Văn 7 CTST - Đề 02 có đáp án
Đề thi Học kì 1 Văn 7 KNTT có đáp án (Đề 1)
Đề thi Giữa Học kì 1 Văn 7 CTST - Đề 01 có đáp án
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 Cánh diều có đáp án (Đề 5)
về câu hỏi!