Câu hỏi:
13/07/2024 3,350Đọc bài thơ Tiếng ve của Thanh Thảo và trả lời các câu hỏi:
Tiếng ve bùng lên
Cồn cào như lửa
Tiếng ve màu đỏ
Cháy trong vòm cây
[...] Tiếng ve thức giấc
Long lanh ánh ngày
Tiếng ve toả chậm
Mùi hoa ngất say
Tiếng ve loáng thoáng
Đuôi sóc chuyền cây
Tiếng ve dai dằng
Cưa ngang rừng dày
Tiếng ve xanh ngát
Trầm trầm mây bay
Tiếng ve loá mắt
Trảng tranh nắng đầy
Tiếng ve trên cao
Oà như thác đồ
Tiếng ve len lỏi
Suối chảy một mình
Giai điệu thành hình
Qua từng âm sắc
Tiếng ve nín bặt
Trái tim tiếp lời.
(Thanh Thảo, Dấu chân qua trảng cỏ,
NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2015, tr. 67 - 69)
Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Kẻ bảng vào vở và điền thông tin về bài thơ Tiếng ve theo mẫu sau:
Đặc điểm thể thơ |
Số tiếng trong mỗi dòng |
|
|
Số dòng trong mỗi khổ |
|
|
|
Cách gieo vần |
|
|
|
Cách ngắt nhịp |
|
|
|
Hình ảnh |
|
|
|
Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
Đặc điểm thể thơ |
Số tiếng trong mỗi dòng |
4 tiếng / dòng |
Ngắn gọn, phù hợp với nhịp tiếng ve xôn xao rừng vắng. |
Số dòng trong mỗi khổ. |
- Khổ 1 và 3:4 dòng - Khổ 2: 12 dòng - Khổ 4và 5:2 dòng
|
- Khổ 2 gồm 12 dòng kéo dài như tiếng ve không dứt, như niềm say mê, chìm đắm trong khúc nhạc thiên nhiên của nhà thơ. - Khổ 4,5 ngắn, chỉ gồm 2 dòng: tiếng ve như dần ngưng lặng để tâm hồn lên tiếng. |
|
Cách gieo vần |
Vần chân: cây- ngày – say - dày - bay - đầy, mình -hình |
Vần chân nối nhau miên man như tiếng ve, như những liên tưởng không dứt của nhà thơ. |
|
Cách ngắt nhịp |
Tiếng ve/trên cao Oà/như thác đổ Tiếng ve /len lỏi Suối chảy/một mình |
Trên nền nhịp 2/2 đều đặn, nhịp 1/3 trong dòng thơ Oà /như thác đổ nhấn mạnh khoảnh khắc tiếng ve đột nhiên bật lên thành tiếng đồng loạt, vang dội. |
|
Hình ảnh |
|
Khu rừng già tràn ngập tiếng ve, cây xanh mát, sóc chuyền cành, mây bay, suối chảy,... |
Thiên nhiên trong trẻo, hoang sơ mà vẫn gần gũi, ấm áp. |
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Trong hai dòng thơ sau, nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó:
Mắt như suối biếc
Vai đầy núi non...
Câu 2:
Trong bài thơ, khi đứng nhìn biển cả, người bố có những suy tư, cảm xúc như thế nào?
Câu 3:
Xác định biện pháp tu từ trong các dòng thơ dưới đây và nêu tác dụng của chúng:
Cam Xã Đoài mọng nước
Giọt vàng như mật ong.
Câu 4:
Nhận xét về đặc điểm hình thức của đoạn thơ trên các phương diện như số tiếng trong mỗi dòng thơ, cách gieo vần, ngắt nhịp.
Câu 5:
Đọc bài thơ Mùa cam trên đất Nghệ của Phạm Tiến Duật và trả lời các câu hỏi:
Mùa ngọt dần lên ngọn
Gió heo may chớm sang
Trái hồng vừa trắng cát
Vườn cam cũng hoe vàng
Cam Xã Đoài mọng nước
Giọt vàng như mật ong
Bổ cam ngoài cửa trước
Hương bay vào nhà trong
Bà mẹ thôn Nghi Vạn
Con tòng quân vắng nhà
Trẩy cam mỗi buổi sáng
Bồn chồn nhớ con xa
- “Cam này thơm lại ngọt
Các con ăn mẹ gọt
[...] Các con mẹ đi mãi
Không ăn cam vườn nhà
Đã có phần cây quả
Của các mẹ quê xa”
Ra trận là dũng sĩ
Bên mẹ thành trẻ con
Bầu sữa quê ta đó
Rót vào chùm quả ngon.
(Phạm Tiến Duật, Vầng trăng quầng lửa, NXB Văn học, Hà Nội, 1970, tr. 27 - 28)
Xác định thể thơ của bài thơ Mùa cam trên đất Nghệ. Nhận xét về cách gieo vần, ngắt nhịp của bài thơ.
Câu 6:
Tiếng gà trưa gợi người cháu nhớ về tuổi thơ được bà yêu thương. Nêu cảm nhận của em về tình cảm của bà dành cho người cháu.
Câu 7:
Nêu cảm nhận của em về tình cảm của người lính dành cho những người mẹ và quê hương.
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 4)
Đề thi Giữa Học kì 1 Văn 7 CTST - Đề 02 có đáp án
Đề kiểm tra Cuối Học kì 1 Văn 7 Cánh diều - Đề 01 có đáp án
Đề thi Giữa Học kì 1 Văn 7 KNTT có đáp án (Đề 1)
Đề thi cuối học kì 1 Văn 7 CTST - Đề 02 có đáp án
Đề thi Học kì 1 Văn 7 KNTT có đáp án (Đề 1)
Đề thi Giữa Học kì 1 Văn 7 CTST - Đề 01 có đáp án
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 Cánh diều có đáp án (Đề 5)
về câu hỏi!