Câu hỏi:
13/07/2024 1,963Tìm một số từ láy trong bài thơ và nêu tác dụng của các từ láy đó.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Một số từ láy trong bài thơ và tác dụng của các từ láy đó:
- Dập dồn: diễn tả những lớp sóng xô nhau liên tục, nhanh, mạnh trên biển cả. Những câu chuyện của hai bố con được so sánh với trạng thái dập dồn của những con sóng biển, cho thấy đó là những câu chuyện tuôn trào không dứt với nhiều cung bậc cảm xúc.
- Khấp khởi: vui mừng rộn rã nhưng kín đáo. Trong bài thơ, từ này diễn tả trạng thái cảm xúc của người bố khi cùng con nhìn về tương lai.
- Bát ngát. Theo Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê Chỉ biên), bát ngát vốn có nghĩa “rộng lớn đến mức tầm mắt không sao bao quát hết được” Trong dòng thơ Diều con lên bát ngát, từ bát ngát gợi lên một không gian cao rộng, nơi cánh diều chao liệng và bay lên cao mãi. Hình ảnh này cũng mang ý nghĩa tượng trưng cho khát vọng bay cao, bay xa của con đến những chân trời mới.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Trong hai dòng thơ sau, nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó:
Mắt như suối biếc
Vai đầy núi non...
Câu 2:
Trong bài thơ, khi đứng nhìn biển cả, người bố có những suy tư, cảm xúc như thế nào?
Câu 3:
Xác định biện pháp tu từ trong các dòng thơ dưới đây và nêu tác dụng của chúng:
Cam Xã Đoài mọng nước
Giọt vàng như mật ong.
Câu 4:
Nhận xét về đặc điểm hình thức của đoạn thơ trên các phương diện như số tiếng trong mỗi dòng thơ, cách gieo vần, ngắt nhịp.
Câu 5:
Tiếng gà trưa gợi người cháu nhớ về tuổi thơ được bà yêu thương. Nêu cảm nhận của em về tình cảm của bà dành cho người cháu.
Câu 6:
Đọc bài thơ Mùa cam trên đất Nghệ của Phạm Tiến Duật và trả lời các câu hỏi:
Mùa ngọt dần lên ngọn
Gió heo may chớm sang
Trái hồng vừa trắng cát
Vườn cam cũng hoe vàng
Cam Xã Đoài mọng nước
Giọt vàng như mật ong
Bổ cam ngoài cửa trước
Hương bay vào nhà trong
Bà mẹ thôn Nghi Vạn
Con tòng quân vắng nhà
Trẩy cam mỗi buổi sáng
Bồn chồn nhớ con xa
- “Cam này thơm lại ngọt
Các con ăn mẹ gọt
[...] Các con mẹ đi mãi
Không ăn cam vườn nhà
Đã có phần cây quả
Của các mẹ quê xa”
Ra trận là dũng sĩ
Bên mẹ thành trẻ con
Bầu sữa quê ta đó
Rót vào chùm quả ngon.
(Phạm Tiến Duật, Vầng trăng quầng lửa, NXB Văn học, Hà Nội, 1970, tr. 27 - 28)
Xác định thể thơ của bài thơ Mùa cam trên đất Nghệ. Nhận xét về cách gieo vần, ngắt nhịp của bài thơ.
Câu 7:
Nêu cảm nhận của em về tình cảm của người lính dành cho những người mẹ và quê hương.
về câu hỏi!