Câu hỏi:
13/07/2024 2,530Chỉ ra những nét tương đồng giữa hình ảnh người cháu trong bài thơ Tiếng gà trưa và hình ảnh người con trong bài thơ Gặp lá cơm nếp.
Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
Những nét tương đồng giữa hình ảnh người cháu trong bài thơ Tiếng gà trưa và hình ảnh người con trong bài thơ Gặp lá cơm nếp:
- Đều là những người lính xa nhà đi chiến đấu để bảo vệ quê hương, đất nước.
- Tình cảm với gia đình, người thân rất sâu sắc. Một tiếng gà trưa bên xóm nhỏ, một mùi hương lá cây cơm nếp trên rừng Trường Sơn cũng gợi cho những người lính nhớ về bà, về mẹ, về những kỉ niệm tuổi thơ êm đềm bên bà, bên mẹ, được yêu thương, chăm sóc, che chở.
- Tình cảm yêu kính bà, yêu kính mẹ gắn liền với tình yêu làng xóm, yêu quê hương, đất nước. Chính vì vậy, những người lính đã lên đường chiến đấu để mang lại cuộc sống bình yên cho người thân, cho nhân dân.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Trong hai dòng thơ sau, nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó:
Mắt như suối biếc
Vai đầy núi non...
Câu 2:
Trong bài thơ, khi đứng nhìn biển cả, người bố có những suy tư, cảm xúc như thế nào?
Câu 3:
Xác định biện pháp tu từ trong các dòng thơ dưới đây và nêu tác dụng của chúng:
Cam Xã Đoài mọng nước
Giọt vàng như mật ong.
Câu 4:
Nhận xét về đặc điểm hình thức của đoạn thơ trên các phương diện như số tiếng trong mỗi dòng thơ, cách gieo vần, ngắt nhịp.
Câu 5:
Đọc bài thơ Mùa cam trên đất Nghệ của Phạm Tiến Duật và trả lời các câu hỏi:
Mùa ngọt dần lên ngọn
Gió heo may chớm sang
Trái hồng vừa trắng cát
Vườn cam cũng hoe vàng
Cam Xã Đoài mọng nước
Giọt vàng như mật ong
Bổ cam ngoài cửa trước
Hương bay vào nhà trong
Bà mẹ thôn Nghi Vạn
Con tòng quân vắng nhà
Trẩy cam mỗi buổi sáng
Bồn chồn nhớ con xa
- “Cam này thơm lại ngọt
Các con ăn mẹ gọt
[...] Các con mẹ đi mãi
Không ăn cam vườn nhà
Đã có phần cây quả
Của các mẹ quê xa”
Ra trận là dũng sĩ
Bên mẹ thành trẻ con
Bầu sữa quê ta đó
Rót vào chùm quả ngon.
(Phạm Tiến Duật, Vầng trăng quầng lửa, NXB Văn học, Hà Nội, 1970, tr. 27 - 28)
Xác định thể thơ của bài thơ Mùa cam trên đất Nghệ. Nhận xét về cách gieo vần, ngắt nhịp của bài thơ.
Câu 6:
Tiếng gà trưa gợi người cháu nhớ về tuổi thơ được bà yêu thương. Nêu cảm nhận của em về tình cảm của bà dành cho người cháu.
Câu 7:
Nêu cảm nhận của em về tình cảm của người lính dành cho những người mẹ và quê hương.
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 4)
Đề thi Giữa Học kì 1 Văn 7 CTST - Đề 02 có đáp án
Đề kiểm tra Cuối Học kì 1 Văn 7 Cánh diều - Đề 01 có đáp án
Đề thi Giữa Học kì 1 Văn 7 KNTT có đáp án (Đề 1)
Đề thi cuối học kì 1 Văn 7 CTST - Đề 02 có đáp án
Đề thi Học kì 1 Văn 7 KNTT có đáp án (Đề 1)
Đề thi Giữa Học kì 1 Văn 7 CTST - Đề 01 có đáp án
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 Cánh diều có đáp án (Đề 5)
về câu hỏi!