Câu hỏi:
13/07/2024 958Nỗi nhớ của người xa quê trong câu ca dao Anh đi anh nhớ quê nhà / Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương có gì tương đồng với nỗi nhớ món cơm hến của tác giả?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Khi xa quê, người ta thường nhớ về những thứ quen thuộc, gắn với sinh hoạt hằng ngày, hoặc nhớ về những điều mà chỉ quê mình mới có. Câu ca dao Anh đi anh nhớ quê nhà... nói đến nỗi nhớ của người xa quê về món ăn dân dã canh rau muống, cà dầm tương. Bài tản văn Chuyện cơm hến cũng nói về món ăn dân dã của Huế. Tác giả bộc lộ, khi xa Huế, nhớ món cơm hến đến đứt sợi tóc, đi nước ngoài về phải ăn cho được tô cơm hến. Cả hai văn bản đều nói đến nỗi nhớ quê qua món ăn đã làm nên khẩu vị riêng của người dân mỗi vùng miền.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Chỉ ra biện pháp tu từ được dùng trong các câu văn sau và nêu tác dụng:
a. Gió vẫn như múa, như ca, như chạy, như nấp bên ngoài cái mùng vải thơm mùi nắng.
b. Chỉ có tiếng biển mới mênh mông một nỗi nhớ bờ như thế.
Câu 2:
Xác định các biện pháp tu từ được dùng trong câu văn dưới đây và nêu tác dụng của những biện pháp tu từ đó:
Đã lâu rồi nhưng tôi không thể nào quên bữa tiệc hôm ấy ở làng Vân, với những vết sáng xanh biếc đầy bí ẩn nhảy múa trên gương mặt của những thực khách ngồi chìm trong bóng tối; trông nó giống như một cuộc tiệc của một bộ lạc bán khai nào đó trong ánh lửa rừng đêm thẳm của lịch sử nhân loại.
Câu 3:
Liệt kê những từ ngữ địa phương trong đoạn trích. Cho biết tác dụng của việc sử dụng những từ ngữ địa phương đó.
Câu 4:
Theo em, vì sao người xứ biển thích ngủ đằng trước nhà? Sở thích này thể hiện điều gì ở con người đất Mũi?
Câu 5:
Nói về phong cách ẩm thực của người Huế, tác giả cho rằng Người Huế ăn giống như học bài học cuộc đời. Em hiểu thế nào về cách nói đó?
Câu 6:
Việc người dân gọi tên cái cồn nổi là Cồn Hến cho thấy cách cấu tạo địa danh của cư dân bản địa. Em biết những địa danh nào cũng được cấu tạo theo cách như vậy?
về câu hỏi!