Câu hỏi:
13/07/2024 289Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Ở đó có những căn nhà không bao giờ khép cửa. Những căn nhà không cả vách che đằng trước, vì chẳng ai thèm tham lam của ai cái gì. Không cần giới thiệu gì cả, bản chất của xứ sở chúng tôi là đây, những ngôi nhà nây1. Mưa Nam hay mưa Chướng2, nhà chỉ treo một cái rèm bằng mấy cái bao bố may ghép lại hoặc bằng lá chằm đóp3. Không cái gì cho người ta cái cảm giác thái bình, no ấm như thế, không có gì cho ta sự gần gũi, thân thuộc như thế. Những ngôi nhà tất rộng lòng, mở trong tầm nhìn của ta một chiếc giường, một cái bàn thờ gia tiên, cái bàn trà, một bức màn vải thêu hình hai con chim loan đậu trên cành trúc, thấy nhà nó hợp với con rạch4 nầy làm sao đâu, vì khi nước ròng5 rạch cũng cạn lòng, phơi đáy. Nó hợp với tính cách con người của vùng đất nầy làm sao đâu, vì người ở đây cũng sống khoảng khoát6, cởi mở, rộng rãi, hào sảng.
Người ấp7 Mũi ít khi làm buồng để ngủ, buồng chỉ để cho con gái, cho những cặp vợ chồng son, người xứ biển thích ngủ đằng trước nhà, chỉ cần cái mùng8, khỏi9 chiếu, áp cái lưng trần đỏ au xuống với sàn nhà bằng gỗ đước bóng như gương đồng vậy là được một giấc ngủ ngon. Mà đúng là ngủ ở ngoài nầy thì thích không chịu được.
Nhà bao nhiêu gian thì bấy nhiêu gian đầy gió. Trong cái mùi biển tanh nồng mặn mòi của những giàn lưới phơi trên giá, trong cái mùi khói ngọt bùng nhùng toả ra từ mẻ un?, dường như có nhà ăn cơm chiều trễ, nghe mùi béo ngậy của cá thòi lòi10 kho với nước cốt dừa. Và đâu đó chắc có vài người chuẩn bị lai rai11, rõ ràng là mùi thơm khô mực nướng trên lò than đang tàn.
[...] Gió vẫn như múa, như ca, như chạy, như nấp bên ngoài cái mùng vải thơm mùi nắng. Những chiếc tàu đánh cá ầm ì chạy qua, và tiếng biển, đúng là tiếng biển lướt trên những búp lá đẫm sương trong rừng đước, rì rào rất gần. Chỉ có tiếng biển mới mênh mông một nỗi nhớ bờ như thế.
(Nguyễn Ngọc Tư, Ngủ ở Mũi, in trong Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư,
NXB Trẻ và Thời báo Kinh tế Sài Gòn, TP. Hồ Chí Minh, 2006, tr. 159 - 161)
Nầy: này.
Mưa Nam, mưa Chướng: tương ứng mùa mưa, mùa khô ở Cà Mau.
Chằm đóp: tấm rèm kết bằng lá dừa (người Khơ-me gọi là chằm đốn).
Con rạch: đường dẫn nước từ sông vào đồng ruộng, thuyền bè có thể đi lại.
Nước ròng: vị trí thấp nhất của mực nước trong chu kì thuỷ triều.
Khoảng khoát: rộng và thoáng.
Ấp: làng, xóm nhỏ.
Mùng: màn.
Khỏi: không cần.
Mẻ un: củi, xơ dừa, vỏ quýt, vỏ bưởi,... được đốt cho khói bốc lên để đuổi muỗi.
Cá thòi lòi: còn gọi là cá leo cây, loài cá sống ở các bãi lầy cửa sông, có khả năng di
chuyển trên bùn.
Lai rai: uống rượu từ từ từng chút một, thường kèm theo đồ nhắm (nghĩa trong văn bản).
Những nét sinh hoạt nào của cư dân vùng đất Mũi Cà Mau được nói tới trong đoạn trích?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Đoạn trích nói về lối sinh hoạt của người dân đất Mũi như cách dựng nhà cửa, cách bài trí nhà cửa, thói quen ăn uống, sở thích ngủ đằng trước nhà,...
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Chỉ ra biện pháp tu từ được dùng trong các câu văn sau và nêu tác dụng:
a. Gió vẫn như múa, như ca, như chạy, như nấp bên ngoài cái mùng vải thơm mùi nắng.
b. Chỉ có tiếng biển mới mênh mông một nỗi nhớ bờ như thế.
Câu 2:
Xác định các biện pháp tu từ được dùng trong câu văn dưới đây và nêu tác dụng của những biện pháp tu từ đó:
Đã lâu rồi nhưng tôi không thể nào quên bữa tiệc hôm ấy ở làng Vân, với những vết sáng xanh biếc đầy bí ẩn nhảy múa trên gương mặt của những thực khách ngồi chìm trong bóng tối; trông nó giống như một cuộc tiệc của một bộ lạc bán khai nào đó trong ánh lửa rừng đêm thẳm của lịch sử nhân loại.
Câu 3:
Liệt kê những từ ngữ địa phương trong đoạn trích. Cho biết tác dụng của việc sử dụng những từ ngữ địa phương đó.
Câu 4:
Theo em, vì sao người xứ biển thích ngủ đằng trước nhà? Sở thích này thể hiện điều gì ở con người đất Mũi?
Câu 5:
Nói về phong cách ẩm thực của người Huế, tác giả cho rằng Người Huế ăn giống như học bài học cuộc đời. Em hiểu thế nào về cách nói đó?
Câu 6:
Nỗi nhớ của người xa quê trong câu ca dao Anh đi anh nhớ quê nhà / Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương có gì tương đồng với nỗi nhớ món cơm hến của tác giả?
Câu 7:
Việc người dân gọi tên cái cồn nổi là Cồn Hến cho thấy cách cấu tạo địa danh của cư dân bản địa. Em biết những địa danh nào cũng được cấu tạo theo cách như vậy?
về câu hỏi!