Câu hỏi:
13/07/2024 625Vì sao những lời góp ý của người qua đường không giúp người thợ mộc bán được cày?
Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
Những lời góp ý của người qua đường không giúp người thợ mộc bán được cày vì:
- Họ chỉ là những người qua đường, không phải người thực sự có nhu cầu mua cày. Ngoài ra, họ có thể chỉ góp ý cho vui chuyện, chứ hoàn toàn không có hiểu biết về điều mình góp ý hoặc không có thiện chí giúp anh thợ mộc. Người thợ mộc đã không đẽo cày căn cứ vào hiểu biết thực tế, nhất là hiểu biết về nhu cầu của người dùng.
- Thông tin người qua đường cung cấp không được người thợ mộc kiểm chứng, suy xét thấu đáo (đặc biệt là lời góp ý đẽo cày cho voi phá hoang trên ngàn) nên việc đẽo cày theo những ý kiến như vậy là hoàn toàn viển vông, phi thực tế.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của câu “Một nghề cho chín, hơn chín mười nghề.”? Em rút ra bài học gì cho bản thân từ câu tục ngữ trên?
Câu 2:
Hãy giải thích ý nghĩa thành ngữ ếch ngồi đáy giếng. Đặt một câu có sử dụng thành ngữ này.
Câu 3:
"Nói người chẳng nghĩ đến ta, thử sờ lên gáy xem xa hay gần." - hình thức của câu tục ngữ này có gì khác so với các câu còn lại?
Câu 4:
Thầy bói xem voi là một thành ngữ khá phổ biến. Em hãy nêu một tình huống có thể dùng thành ngữ này.
Câu 7:
Đọc truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi và trả lời các câu hỏi:
Nhân buổi vãn khách, năm ông thây bói1 ngồi chuyện gẫu với nhau. Thầy nào
cũng phàn nàn không biết hình dáng con voi nó ra thế nào. Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm ông thầy chung nhau tiền biếu người quản tượng, xin được xem voi. Thầy thì sờ vòi, thầy thì sờ đuôi. Đoạn, năm thầy ngồi lại tán với nhau. Thầy sờ vòi bảo:
- Tưởng con voi nó thế nào, hoá ra nó sun sun như con đỉa ấy, các bác ạ.
Thầy sờ ngà bảo:
- Không phải, nó chân chẵn như cái đòn càn2.
Thầy sờ tai bảo:
- Đâu có, nó bè bè như cái quạt thóc ấy.
Thầy sờ chân cãi:
- Ai bảo, nó sừng sững như cái cột nhà.
Thầy sờ đuôi vội nói:
- Các thầy nói đều không đúng cả. Chính là nó tua tủa như cái chổi sể3 cùn.
Năm thầy, thầy nào cũng cho là mình nói đúng, không ai chịu ai, cuối cùng
thành ra xô xát, đánh nhau toạc đầu, chảy máu.
(Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam, tập III, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1999, tr. 659 - 660)
1 Thầy bói: người hành nghề mê tín, chuyên đoán trước việc lành dữ cho người khác. Xưa, thầy bói thường là người khiếm thị.
2 Đòn càn: dụng cụ làm bằng tre nguyên ống, vát nhọn hai đầu, thường dùng để xóc những bó lúa, rơm, rạ,... mà gánh.
3 Chổi sể: loại chổi thường được làm bằng các nhánh cây bện lại, dùng để quét sân.
Sau khi tiếp xúc với con voi, năm ông thầy bói đã lần lượt so sánh con voi với những thứ họ đã biết. Theo em, họ có tự tin về những điều mình nói không? Vì sao?
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 4)
Đề thi Giữa Học kì 1 Văn 7 CTST - Đề 02 có đáp án
Đề kiểm tra Cuối Học kì 1 Văn 7 Cánh diều - Đề 01 có đáp án
Đề thi Giữa Học kì 1 Văn 7 KNTT có đáp án (Đề 1)
Đề thi cuối học kì 1 Văn 7 CTST - Đề 02 có đáp án
Đề thi Học kì 1 Văn 7 KNTT có đáp án (Đề 1)
Đề thi Giữa Học kì 1 Văn 7 CTST - Đề 01 có đáp án
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 Cánh diều có đáp án (Đề 5)
về câu hỏi!