Câu hỏi:
13/07/2024 428Em có thiện cảm với mối hay kiến? Vì sao? Em có lí lẽ nào để biện hộ cho nhân vật còn lại không? Nếu có thì lí lẽ đó là gì?
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Em có thể trình bày quan điểm riêng.
- Nhân vật kiến có hiểu biết, nắm vững quy luật “có làm thì mới có ăn “Những kẻ chỉ biết hưởng thụ mà không lao động như mối thì của cải dẫu có bao nhiêu cũng sẽ hết.
- Nhân vật kiến biết lo xa. Vì biết rằng “sinh tồn là cuộc khó khăn” kiến luôn chăm chỉ, cố gắng tích luỹ để cuộc sống được đầy đủ, bền vững, dài lâu.
- Nhân vật kiến sống có trách nhiệm, không ích kỉ. Dù biết lao động vất vả có thể làm cơ thể gầy mòn, kiến vẫn luôn chăm chỉ, bởi sự vất vả đó có ích cho đàn, cho tổ, nói rộng ra là có ích cho cộng đồng, cho cả con cháu mai sau.
Nếu phải biện hộ cho nhân vật còn lại (mối), em thấy rằng mối cũng có lí một phần. Bởi thực tế là không ai mong muốn một cuộc sống vất vả; ai cũng mong muốn được sống an nhàn, ăn ngon, mặc đẹp. Tuy nhiên, nếu chỉ sống hưởng thụ mà không biết lao động, chỉ biết hưởng thụ cho mình mà không có trách nhiệm với gia đình, cộng đồng, đất nước, thì cuộc sống như vậy không chỉ không thể bền lâu, mà còn là cuộc sống vô ích.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của câu “Một nghề cho chín, hơn chín mười nghề.”? Em rút ra bài học gì cho bản thân từ câu tục ngữ trên?
Câu 2:
"Nói người chẳng nghĩ đến ta, thử sờ lên gáy xem xa hay gần." - hình thức của câu tục ngữ này có gì khác so với các câu còn lại?
Câu 3:
Hãy giải thích ý nghĩa thành ngữ ếch ngồi đáy giếng. Đặt một câu có sử dụng thành ngữ này.
Câu 4:
Thầy bói xem voi là một thành ngữ khá phổ biến. Em hãy nêu một tình huống có thể dùng thành ngữ này.
Câu 7:
Đọc truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi và trả lời các câu hỏi:
Nhân buổi vãn khách, năm ông thây bói1 ngồi chuyện gẫu với nhau. Thầy nào
cũng phàn nàn không biết hình dáng con voi nó ra thế nào. Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm ông thầy chung nhau tiền biếu người quản tượng, xin được xem voi. Thầy thì sờ vòi, thầy thì sờ đuôi. Đoạn, năm thầy ngồi lại tán với nhau. Thầy sờ vòi bảo:
- Tưởng con voi nó thế nào, hoá ra nó sun sun như con đỉa ấy, các bác ạ.
Thầy sờ ngà bảo:
- Không phải, nó chân chẵn như cái đòn càn2.
Thầy sờ tai bảo:
- Đâu có, nó bè bè như cái quạt thóc ấy.
Thầy sờ chân cãi:
- Ai bảo, nó sừng sững như cái cột nhà.
Thầy sờ đuôi vội nói:
- Các thầy nói đều không đúng cả. Chính là nó tua tủa như cái chổi sể3 cùn.
Năm thầy, thầy nào cũng cho là mình nói đúng, không ai chịu ai, cuối cùng
thành ra xô xát, đánh nhau toạc đầu, chảy máu.
(Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam, tập III, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1999, tr. 659 - 660)
1 Thầy bói: người hành nghề mê tín, chuyên đoán trước việc lành dữ cho người khác. Xưa, thầy bói thường là người khiếm thị.
2 Đòn càn: dụng cụ làm bằng tre nguyên ống, vát nhọn hai đầu, thường dùng để xóc những bó lúa, rơm, rạ,... mà gánh.
3 Chổi sể: loại chổi thường được làm bằng các nhánh cây bện lại, dùng để quét sân.
Sau khi tiếp xúc với con voi, năm ông thầy bói đã lần lượt so sánh con voi với những thứ họ đã biết. Theo em, họ có tự tin về những điều mình nói không? Vì sao?
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 4)
Đề kiểm tra Cuối Học kì 1 Văn 7 Cánh diều - Đề 01 có đáp án
Đề thi Giữa Học kì 1 Văn 7 KNTT có đáp án (Đề 1)
Đề thi Giữa Học kì 1 Văn 7 CTST - Đề 02 có đáp án
Đề thi cuối học kì 1 Văn 7 CTST - Đề 02 có đáp án
Đề thi Học kì 1 Văn 7 KNTT có đáp án (Đề 1)
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 Cánh diều có đáp án (Đề 5)
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 5)
về câu hỏi!