Câu hỏi:

28/06/2022 687

Giải thích ý nghĩa của câu “Sa chân đỡ lại, sa miệng đỡ không lại. Nêu bài học mà em rút ra được từ câu tục ngữ đó.

Siêu phẩm 30 đề thi thử THPT quốc gia 2024 do thầy cô VietJack biên soạn, chỉ từ 100k trên Shopee Mall.

Mua ngay

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

“Sa chân đỡ lại, sa miệng đỡ không lại” là câu tục ngữ đề cập đến việc nói năng của con người. Đi đường, nếu sa sẩy xuống chỗ trũng, thậm chí bị ngã, người ta vẫn có thể đứng dậy đi tiếp. Nhưng trong nói năng, lỡ nói điều gì dại dột, sai trái, nhất là động chạm đến người khác, khó mà chữa lại được.

Từ câu này, ta có thể rút ra bài học: luôn cân nhắc cẩn thận khi nói năng. Câu ngạn ngữ “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” cũng răn điều tương tự.

Quảng cáo

book vietjack

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

"Nói người chẳng nghĩ đến ta, thử sờ lên gáy xem xa hay gần." - hình thức của câu tục ngữ này có gì khác so với các câu còn lại?

Xem đáp án » 28/06/2022 2,856

Câu 2:

Thầy bói xem voi là một thành ngữ khá phổ biến. Em hãy nêu một tình huống có thể dùng thành ngữ này.

Xem đáp án » 28/06/2022 2,346

Câu 3:

Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của câu “Một nghề cho chín, hơn chín mười nghề.”? Em rút ra bài học gì cho bản thân từ câu tục ngữ trên?

Xem đáp án » 28/06/2022 2,060

Câu 4:

Hãy giải thích ý nghĩa thành ngữ ếch ngồi đáy giếng. Đặt một câu có sử dụng thành ngữ này.

Xem đáp án » 28/06/2022 2,046

Câu 5:

Nêu cảm nhận của em về nhân vật sư tử.

Xem đáp án » 28/06/2022 1,357

Câu 6:

Đặt một câu có sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường.

Xem đáp án » 28/06/2022 1,349

Câu 7:

Đọc truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi và trả lời các câu hỏi:

Nhân buổi vãn khách, năm ông thây bói1 ngồi chuyện gẫu với nhau. Thầy nào

cũng phàn nàn không biết hình dáng con voi nó ra thế nào. Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm ông thầy chung nhau tiền biếu người quản tượng, xin được xem voi. Thầy thì sờ vòi, thầy thì sờ đuôi. Đoạn, năm thầy ngồi lại tán với nhau. Thầy sờ vòi bảo:

- Tưởng con voi nó thế nào, hoá ra nó sun sun như con đỉa ấy, các bác ạ.

Thầy sờ ngà bảo:

- Không phải, nó chân chẵn như cái đòn càn2.

Thầy sờ tai bảo:

- Đâu có, nó bè bè như cái quạt thóc ấy.

Thầy sờ chân cãi:

- Ai bảo, nó sừng sững như cái cột nhà.

Thầy sờ đuôi vội nói:

- Các thầy nói đều không đúng cả. Chính là nó tua tủa như cái chổi sể3 cùn.

Năm thầy, thầy nào cũng cho là mình nói đúng, không ai chịu ai, cuối cùng

thành ra xô xát, đánh nhau toạc đầu, chảy máu.

(Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam, tập III, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1999, tr. 659 - 660)

1 Thầy bói: người hành nghề mê tín, chuyên đoán trước việc lành dữ cho người khác. Xưa, thầy bói thường là người khiếm thị.

2 Đòn càn: dụng cụ làm bằng tre nguyên ống, vát nhọn hai đầu, thường dùng để xóc những bó lúa, rơm, rạ,... mà gánh.

3 Chổi sể: loại chổi thường được làm bằng các nhánh cây bện lại, dùng để quét sân.

Sau khi tiếp xúc với con voi, năm ông thầy bói đã lần lượt so sánh con voi với những thứ họ đã biết. Theo em, họ có tự tin về những điều mình nói không? Vì sao?

Xem đáp án » 28/06/2022 1,313

Bình luận


Bình luận