Câu hỏi:
12/07/2024 702Tóm tắt những ý đã được tác giả triển khai nhằm chứng minh: âm điệu là một trong những phương diện đặc sắc nổi bật của bài thơ Tiếng thu.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Những ý đã được tác giả triển khai nhằm khẳng định âm điệu là một trong những phương diện đặc sắc nổi bật của bài thơ Tiếng thu:
- Ba phần nội dung của bài thơ hợp thành một khúc thức gồm ba lời (nghĩa là bài thơ có kết cấu rất âm nhạc), vừa lặp lại, vừa phát triển.
- Vần điệu trong bài thơ vừa phong phú (có cả vần bằng lẫn vần trắc), vừa nhất quán (bằng và trắc, mỗi vần chỉ có một khuôn âm), hoà hợp tự nhiên với nhịp (nhịp chung ít biến động của thể thơ), tạo thành một giai điệu thu hoàn hảo.
- Tiếng thu là bản hoà âm giữa bằng và trắc, trong đó, âm bằng chiếm ưu thế nhưng âm trắc lại tạo nên nét hiếm quý của toàn bản nhạc thơ.
- Tiếng thu có sự cộng hưởng giữa âm nền (“thổn thức” “rạo rực”) và âm nổi (“xào xạc”), vừa miêu tả được trạng thái của thiên nhiên, tạo vật, vừa thể hiện được điệu hồn của nhà thơ và thời đại.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đọc bốn câu đầu bài thơ Thu vịnh của Nguyễn Khuyến dưới đây, so sánh với bốn câu đầu của bài Thu hứng và trả lời các câu hỏi:
Trời thu xanh ngắt mấy từng cao,
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
Nước biếc trông như tầng khói phủ
Song thưa để mặc bóng trăng vào.
(Thơ văn Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, Hà Nội, 1979, tr. 121)
Hãy nêu cảm nhận chung nhất của bạn về bức tranh mùa thu trong bốn câu thơ đầu của hai bài thơ.
Câu 2:
Câu 3:
Phân tích ý nghĩa của phát hiện “Dây gàu vương hoa bên giếng” trong bài thơ của Chi-y-ô đối với chính nhà thơ và người đọc.
Câu 4:
Hệ thống hình ảnh được hai tác giả sử dụng để miêu tả mùa thu trong hai bài thơ có gì khác biệt?
Câu 5:
Câu 6:
Xác định và nêu nhận xét về mô hình luật bằng trắc của bài thơ.
Câu 7:
Xác định mối liên hệ giữa các hình tượng chính trong bài: em, đoá cúc, bình gốm, cánh đồng.
về câu hỏi!