Câu hỏi:

22/07/2022 365

(Câu hỏi 3, SGK) Chỉ ra và phân tích sự khác nhau của hình ảnh ông đồ ở các khổ thơ 1, 2 so với các khổ thơ 3, 4. Sự khác nhau ấy nói lên điều gì?

Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).

20 đề Toán 20 đề Văn Các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

+ Hình ảnh ông đồ ở khổ thơ 1, 2 (thời đắc ý): Hằng năm, mỗi khi Tết đến, xuân về, ông đồ lại bày “mực tàu”, “giấy đỏ” bên hè phố để viết chữ Nho, góp mặt vào cái đông vui, náo nhiệt của phố phường ngày Tết. Có “bao nhiêu người thuê viết” chữ, viết câu đối đỏ để treo trong ngày xuân. Mọi người “tấm tắc ngợi khen tài” của ông, khen ông có “hoa tay”, khen chữ ông “như phượng múa, rồng bay”. Ở thời điểm này, ông đồ được mọi người chú ý, ngưỡng mộ.

+ Hình ảnh ông đồ ở khổ thơ 3, 4 (thời tàn): Ông đồ vẫn xuất hiện bên hè phố ngày Tết nhưng tất cả đã khác xưa: Người thuê viết nay vắng vẻ; ông đồ ngồi đấy nhưng chẳng cầm đến bút, chạm đến giấy. Vì thế mà “Giấy đỏ buồn không thắm/ Mực đọng trong nghiêng sầu”. Nỗi buồn tủi của ông đồ lan sang cả những vật vô tri vô giác, khiến cho chúng cũng phải “buồn”, “sầu”. Đường phố vẫn đông người qua lại nhưng không còn ai biết đến sự có mặt của ông đồ. Trời đất cũng ảm đạm, lạnh lẽo như lòng ông.

- Sự khác nhau của hình ảnh ông đồ ở hai thời điểm cho thấy sự tàn tạ, “hết thời” của những người như ông trong xã hội lúc bấy giờ.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào qua hai dòng thơ “Những người muôn năm cũ / Hồn ở đâu bây giờ?”? Tác dụng của biện phấp đó là gì?

Xem đáp án » 22/07/2022 3,208

Câu 2:

Cách ngắt nhịp nào sau đây đúng với các dòng thơ trong bài Ông đồ?

Xem đáp án » 22/07/2022 1,106

Câu 3:

Bài thơ thể hiện cảm xúc chủ đạo nào của nhân vật trữ tình?

Xem đáp án » 22/07/2022 1,076

Câu 4:

(Câu hỏi 4, SGK) Trong bài thơ, tác giả sử dụng những biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của những biện pháp đó.

Xem đáp án » 22/07/2022 762

Câu 5:

Giả sử, khi Tết đến, xuân về, em được đi “xin chữ”, em sẽ xin chữ gì? Vì sao em lại xin chữ đó?

Xem đáp án » 22/07/2022 743

Câu 6:

(Câu hỏi 5, SGK) Theo em, những câu thơ sau tả cảnh hay tả tình? Vì sao?

- Giấy đỏ buồn không thắm;

       Mực đọng trong nghiên sầu...

- Lá vàng rơi trên giấy;

      Ngoài trời mưa bụi bay.

Xem đáp án » 22/07/2022 661

Câu 7:

Đọc khổ thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Năm nay đào lại nở,

      Không thấy ông đồ xưa

            Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?

Cụm từ “đào lại nở” diễn tả điều gì?

Xem đáp án » 22/07/2022 465

Bình luận


Bình luận