Câu hỏi:
11/07/2024 436Đề 2. (SGK) Có ý kiến cho rằng ăn mặc, sinh hoạt hằng ngày giản dị là biểu hiện của lối sống lạc hậu, quê mùa. Em có tán thành suy nghĩ này không? Hãy nêu ý kiến của mình và đưa ra các lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ ý kiến ấy.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Đề 2.
Dân tộc ta từ xưa đến nay luôn đề cao đức tính giản dị của con người. Nó không những là một phẩm chất cao quý mà còn là lối sống, lối ứng xử in đậm trong văn hóa của người Việt. Có ý kiến cho rằng: ăn mặc sinh hoạt hằng ngày giản dị là biểu hiện của lối sống quê mùa lạc hậu.
Giản dị là một lối sống không trọng vật chất của con người. Giản dị biểu hiện ở lối sống đơn giản, không cầu kì, xa hoa, không phô trương hay lãng phí của cải vật chất. Giản dị còn thể hiện ở tinh thần yêu chuộng cuộc sống bình dị, gần gũi với thiên nhiên. Giản dị còn biểu hiện ở lời ăn tiếng nói hiền hòa, điềm đạm, có tình, có nghĩa của con người. Lạc hậu là bị tụt lùi lại phía sau, không theo kịp đà phát triển chung của xã hội. Sống quê mùa lạc hậu sẽ khiến cho con người không phát triển bản thân, không nắm bắt được những xu thế của xã hội hiện đại.
Sống giản dị không đồng nghĩa với việc sống lạc hậu, quê mùa nên ý kiến trên hoàn toàn không chính xác. Người giản dị không những giản dị trong cách xây dựng không gian sống. Họ còn giản dị cả trong lời nói, ăn mặc, công việc và ứng xử. Người giản dị thường ăn nói điềm đạm, ứng xử lịch sự, nhã nhặn. Họ ít khi có lời gắt gỏng hay xung đột với ai. Họ lấy nghĩa tình làm nguyên tắc ứng xử của mình. Những bất đồng ít khi trở thành xung đột, dĩ hòa vi quý. Một người giản dị thường không khoa trương, không dùng lời lẽ xa hoa, bóng bẩy. Lời nới của họ đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu, truyền đạt đúng và đầy đủ thông tin mà họ muốn nói. Trong ăn mặc, họ ít khi cầu kì. Cuộc sống giản đơn như đồng quê cây cỏ. Ăn uống đối với họ cũng hết sức đạm bạc. Họ cũng không thích những bộ trang phục lòe loạt, kiểu cách. Trang phục của họ thường rất bình dị, hòa hợp với hoàn cảnh xung quanh. Trong công việc, họ cầu tiến nhưng không quá tham vọng. Họ sẵn sàng đối đầu với khó khăn thử thách để hoàn thành tốt công việc. Ít khi nào ta thấy họ bỏ cuộc hay chấp nhận thất bại một cách dễ dàng.
Vì thế em không tán thành với ý kiến trêm. Một người, có thể xem là ví dụ tiêu biểu nhất của lối sống giản dị. Đó là chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta. Người giản dị từ lời ăn, tiếng nói tới hành động cử chỉ của mình. Kể cả khi đã làm chủ tịch của một nước, Người vẫn không hề sống một cuộc sống xa hoa. Người vẫn luôn giữ cho mình một đức tính giản dị. Người được rất nhiều người nể phục, tin tưởng, yêu thương. Sự giản dị của Người như là một chuẩn mực cho các thế hệ tiếp theo noi gương. Những đức tính giản dị của Người là một trong những di sản mà người để lại cho thế hệ sau này, một đức tính tuyệt vời từ một nhà lãnh đạo tối cao của dân tộc.CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Chọn một trong hai đề sau để viết thành bài văn ngắn:
Đề 1. Em hãy nêu suy nghĩ, cảm xúc và lí do yêu thích của bản thân đối với một truyện ngụ ngôn đã học ở sách Ngữ văn 7, tập hai.
Câu 2:
Các nội dung tiếng Việt được học thành mục riêng trong sách Ngữ văn 7, tập hai là những nội dung nào?
Câu 3:
Nêu những điểm cần chú ý về cách đọc thơ, truyện ngụ ngôn, kí (tùy bút, tản văn) và văn bản nghị luận, văn bản thông tin trong sách Ngữ văn 7, tập hai.
Mẫu:
- Văn bản thông tin (Gợi ý: xem mục Chuẩn bị, Bài 10, trang 76):
+ Văn bản triển khai thông tin theo cách nào?
+ …
- …
Câu 4:
Nêu và phân tích quy trình viết bốn bước được thể hiện trong phần Viết ở một bài học cụ thể trongg sách Ngữ văn 7, tập hai.
Câu 5:
Các nội dung học viết của mỗi bài liên quan như thế nào đến phần đọc hiểu trong bài học đó? Chỉ ra bằng một số ví dụ cụ thể trong các bài ở sách Ngữ văn 7, tập hai.
Câu 6:
Đánh dấu ٧ vào ô trống ở cột thể loại hoặc kiểu văn bản trong bảng sau cho phù hợp với các văn bản đọc hiểu ở SGK Ngữ văn 7, tập hai:
Tên văn bản đã học |
Thể loại và kiểu văn bản |
||||
Truyện |
Thơ |
Kí |
Văn bản nghị luận |
Văn bản thông tin |
|
1. Ếch ngồi đáy giếng |
|
|
|
|
|
2. Rồi ngày mai con đi |
|
|
|
|
|
3. Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân |
|
|
|
|
|
4. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta |
|
|
|
|
|
5. Mây và sóng |
|
|
|
|
|
6. Ghe xuồng Nam Bộ |
|
|
|
|
|
7. Đẽo cày giữa đường |
|
|
|
|
|
8. Những cánh buồm |
|
|
|
|
|
9. Đức tính giản dị của Bác Hồ |
|
|
|
|
|
10. Sự giàu đẹp của tiếng Việt |
|
|
|
|
|
11. Cây tre Việt Nam |
|
|
|
|
|
12. Người ngồi đợi trước hiên nhà |
|
|
|
|
|
13. Thầy bói xem voi |
|
|
|
|
|
14. Tượng đài vĩ đại nhất |
|
|
|
|
|
15. Mẹ và quả |
|
|
|
|
|
16. Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa |
|
|
|
|
|
17. Tiếng chim trong thành phố |
|
|
|
|
|
18. Tổng kiểm soát phương tiện giao thông |
|
|
|
|
Xem đáp án »
30/07/2022
287
Bình luận🔥 Đề thi HOT:
Quên mật khẩu |
về câu hỏi!