Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Môn học
Chương trình khác
18356 lượt thi 35 câu hỏi 45 phút
Câu 1:
Trong máu, hệ đệm đóng vai trò mạnh nhất là:
A. Hệ đệm photphat
B. Hệ đệm protêinat
C. Hệ đệm bicacbonat
D. Hệ đệm sulphat
Câu 2:
Hệ dẫn truyền tim hoạt động theo trật tự nào
A. Nút xoang nhĩ → hai tâm nhĩ (co) và nút nhĩ thất → mạng Puockin → bó His → tâm thất co
B. Nút xoang nhĩ → hai tâm nhĩ (co) và nút nhĩ thất → bó His → mạng Puockin → tâm thất co
C. Nút nhĩ thất→ hai tâm nhĩ (co) và nút xoang nhĩ → bó His →mạng Puockin → tâm thất co
D. Nút xoang nhĩ → nút nhĩ thất →hai tâm nhĩ (co) → bó His →mạng Puockin → các tâm nhĩ, tâm thất co
Câu 3:
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về cân bằng nội môi?
I. Cơ chế duy trì cân bằng nội môi có sự tham gia của bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận điều khiển và bộ phận thực hiện.
II. Ăn nhiều muối thường xuyên có thể gây ra bệnh cao huyết áp.
III. Trong số các hệ đệm trong máu, hệ đệm trong máu, hệ đệm bicacbonat là hệ đệm mạnh nhất.
IV. Phổi không tham gia điều hòa cân bằng pH máu.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 4:
Căn cứ vào bề mặt trao đổi khí, ở động vật có bao nhiêu hình thức hô hấp?
A. 4
B. 5
D. 2
Câu 5:
Huyết áp của một người là 120/70 biểu thị cái gì
A. Áp suất ở tâm thất trái / áp suất ở tâm thất phải
B. Áp suất của động mạch / áp suất của tĩnh mạch
C. Áp suất của động mạch khi tim co / áp suất của động mạch khi tim giãn
D. Áp suất của tâm thất trái / áp suất của tâm nhĩ trái
Câu 6:
Ông Hải, 50 tuổi, người Việt Nam khi đo huyết áp thu được kết quả hiện trên máy như hình bên
Có bao nhiêu kết luận sau đây đúng:
I. Huyết áp tâm thu (ứng với lúc tim co) bằng 140mmHg.
II. Huyết áp tâm trương ( ứng với lúc tim dãn) bằng 90mmHg.
III. Nếu bác sỹ do huyết áp cho ông Hải bằng huyết áp kế đồng hồ thi khi nghe thấy tiếng tim đập đầu tiên là lúc kim đồng hồ chi vào số 90
IV. nếu kỹ thuật và kết quả đo chính xác thì ông Hải bị bệnh cao huyết áp
A. 3
C. 4
D. 1
Câu 7:
Đặc điểm không đúng ở hệ tiêu hóa của thú ăn thịt
A. Dạ dày to chứa nhiều thức ăn, tiêu hoá cơ học và hóa học
B. Manh tràng phát triển, có chứa nhiều vi sinh vật
C. Thức ăn qua ruột non trải qua tiêu hoá cơ học, hoá học và được hấp thụ
D. Ruột ngắn do thức ăn được tiêu hoá và hấp thụ
Câu 8:
Khi nói về tiêu hóa của động vật đơn bào, phát biểu nào sau đây đúng
A. Một số loài tiêu hóa nội bào, một số loài tiêu hóa ngoại bào
B. Vừa có tiêu hóa cơ học, vừa có tiêu hóa hóa học
C. Quá trình tiêu hóa diễn ra trong không bào tiêu hóa, sử dụng enzim từ bào quan lizôxôm
D. Quá trình tiêu hóa thức ăn được diễn ra ở bào quan ti thể
Câu 9:
Các loại côn trùng thực hiện trao đổi khí với môi trường bằng hình thức nào sau đây?
A. Hô hấp bằng hệ thống ống khí
B. Hô hấp bằng mang
C. Hô hấp bằng phổi
D. Hô hấp qua bề mặt cơ thể
Câu 10:
Cho các phát biểu sau về tiêu hóa ở động vật:
(1) Quá trình biến đổi thức ăn về mặt cơ học ở động vật nhai lại, xảy ra chủ yếu ở lần nhai thứ hai.
(2) Động vật ăn thực vật có dạ dày đơn nhai kĩ hơn động vật nhai lại.
(3) Gà và chim ăn hạt không nhai, do vậy trong diều có nhiều dịch tiêu hóa để biến đổi thức ăn trước khi xuống ruột non.
(4) Ở động vật ăn thực vật, các loài thuộc lớp chim có dạ dày khỏe hơn cả.
Có bao nhiêu phát biểu sai?
Câu 11:
Loài động vật nào sau đây thực hiện trao đổi khí với môi trường thông qua bề mặt cơ thể?
A. Thuỷ tức
B. Trai sông
C. Tôm
D. Thỏ
Câu 12:
Khi nói về sự tiêu hóa thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hóa ở người, phát biểu nào sau đây sai?
A. Ở ruột già có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học
B. Ở dạ dày có tiêu hóa hóa học và tiêu hóa cơ học
C. Ở miệng có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học
D. Ở ruột non có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học
Câu 13:
Ở chim, thức ăn sau khi được đi vào miệng thì sẽ di chuyển qua các cơ quan theo tuần tự nào sau đây?
A. Diều → Dạ dày tuyến → Dạ dày cơ → Ruột
B. Diều → Dạ dày cơ → Dạ dày tuyến → Ruột
C. Dạ dày tuyến → Diều →Dạ dày cơ → Ruột
D. Dạ dày cơ → Dạ dày tuyến →Diều → Ruột
Câu 14:
Trong hệ dẫn truyền tim ở người, nút xoang nhĩ nằm ở cấu trúc nào sau đây?
A. Tâm nhĩ phải
B. Tâm thất phải
C. Tâm nhĩ trái
D. Tâm thất trái
Câu 15:
Ở động vật có ống tiêu hóa, quá trình tiêu hóa hóa học diễn ra chủ yếu ở
A. Thực quản
B. Dạ dày
C. Ruột non
D. Ruột già
Câu 16:
Có bao nhiêu loài động vật sau đây thực hiện trao đổi khí với môi trường qua bề mặt cơ thể?
(1) Thủy tức. (2) Trai sông.
(3) Tôm. (4) Giun tròn.
(5) Giun dẹp.
A. 2
D. 3
Câu 17:
Căn cứ vào bề mặt trao đổi khí, ở động vật có bao nhiêu hình thức hô hấp
Câu 18:
Cá xương có thể lấy được hơn 80% lượng O2 của nước đi qua mang vì dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch
A. song song với dòng nước
B. song song, cùng chiều với dòng nước
C. xuyên ngang với dòng nước
D. song song, ngược chiều với dòng nước
Câu 19:
Trong hệ tuần hoàn hở, máu chảy trong động mạch dưới áp lực
A. cao, tốc độ máu chảy nhanh
B. thấp, tốc độ máu chảy chậm
C. thấp, tốc độ máu chảy nhanh
D. cao, tốc độ máu chảy chậm
Câu 20:
Ở động vật nhai lại, ngăn nào của dạ dày có chức năng giống như dạ dày của thú ăn thịt và ăn tạp
A. Dạ tổ ong
B. Dạ lá sách
C. Dạ cỏ
D. Dạ múi khế
Câu 21:
Áp suất thẩm thấu của máu được duy trì ổn định chủ yếu nhờ vai trò của cơ quan nào sau đây?
A. Tuyến ruột và tuyến tụy
B. Gan và thận
C. Phổi và thận
D. Các hệ đệm
Câu 22:
Khi nói về tiêu hóa ở động vật, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Động vật nhai lại là những động vật có dạ dày kép
B. Trâu, bò ,dê, cừu là những động vật nhai lại
C. Tất cả động vật ăn cỏ đều là động vật nhai lại
D. Động vật nhai lại đều có khoang chứa cỏ
Câu 23:
Khi nói về mối quan hệ giữa huyết áp, tổng tiết diện mạch máu và vận tốc máu, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trong hệ thống động mạch, tổng tiết diện từ động mạch chủ đến tiểu động mạch tăng dần nên vận tốc máu giảm dần
B. Mao mạch có tổng tiết diện mạch lớn nhất nên huyết áp thấp nhất
C. Trong hệ thống tĩnh mạch, tổng tiết diện mạch giảm dần từ tiểu tĩnh mạch đến tĩnh mạch chủ nên vận tốc máu tăng dần
D. Vận tốc máu phụ thuộc vào sự chênh lệch huyết áp và tổng tiết diện mạch máu
Câu 24:
Hệ tuần hoàn kín không có đặc điểm nào sau đây
A. Có hệ thống tim và mạch
B. Hệ mạch có đầy đủ ba loại: động mạch, tĩnh mạch và mao mạch
C. Dịch tuần hoàn tiếp xúc trực tiếp với tế bào để trao đổi chất và trao đổi khí
D. Có hệ thống dịch mô bao quanh tế bào
Câu 25:
Khi nói về quá trình tiêu hóa thức ăn ở động vật có ống tiêu hóa, cho các phát biểu sau:
I. Ở khoang miệng, thức ăn được tiêu hóa cơ học là chính, không có quá trình tiêu hóa hóa học.
II. Ở dạ dày, quá trính tiêu hóa hóa học diễn ra mạnh hơn ở ruột non.
III. Đối với các động vật nhai lại, quá trình tiêu hóa sinh học diễn ra chủ yếu ở dạ tổ ong.
IV. Ruột non có cả quá trình tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.
Có bao nhiêu phát biểu có nội dung đúng?
Câu 26:
Ở thú ăn thịt, thức ăn được tiêu hóa bằng hình thức nào sau đây
A. tiêu hóa nội bào
B. tiêu hóa ngoại bào
C. tiêu hóa ngoại bào và nội bào
D. túi tiêu hóa
Câu 27:
Khi nói về đặc điểm của hệ tuần hoàn máu, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
1. Ở những loài có hệ tuần hoàn hở, máu được bơm vào xoang cơ thể với một áp lực thấp.
2. Ở châu chấu, hệ tuần hoàn không có chức năng vận chuyển khí.
3. Ở những loài có hệ tuần hoàn kín, máu không tiếp xúc trực tiếp với các tế bào mà thông qua dịch mô.
4. Máu chảy trong hệ tuần hoàn kín có áp lực máu cao và di chuyển theo một chiều nhất định.
Câu 28:
Trong hệ mạch máu ở người, loại mạch nào sau đây có tổng tiết diện lớn nhất?
A. Động mạch
B. Mạch bạch huyết
C. Tĩnh mạch
D. Mao mạch
Câu 29:
Khi nói về quá trình tiêu hóa ở chim và gia cầm, có bao nhiêu phát biểu đúng trong số các phát biểu sau?
I. Sự biến đổi cơ học của thức ăn không có ý nghĩa đối với quá trình tiêu hóa thức ăn.
II. Ở dạ dày không có sự biến đổi hóa học thức ăn
III. Quá trình tiêu hóa ở dạ dày quan trọng hơn so với ruột non.
IV. Dạ dày cơ biến đổi cơ học, dạ dày tuyến có vai trò biến đổi hóa học trong quá trình tiêu hóa thức ăn
B. 1
Câu 30:
Ở động vật có ống tiêu hóa, quá trình tiêu hóa hóa học diễn ra chủ yếu ở cơ quan
A. thực quản
B. dạ dày
C. ruột non
D. ruột già
Câu 31:
Khi nói về tiêu hóa ở gà, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Vừa có tiêu hóa hóa học vừa có tiêu hóa cơ học.
II. Dạ dạy tuyến nằm giữa diều và dạ dày cơ.
III. Tiêu hóa cơ học chủ yếu diễn ra ở dạ dày cơ.
IV. Diều là cơ quan dự trữ thức ăn.
Câu 32:
Nhóm nào dưới đây gồm những động vật có hệ tuần hoàn kín
A. Mực ống, bạch tuộc, chim bồ câu, ếch, giun
B. Giun đất, ốc sên, cua, sóc
C. Thủy tức, mực ống, sứa lược, san hô
D. Tôm, sán lông, trùng giàu, ghẹ
Câu 33:
Trong các đặc điểm sau về bề mặt trao đổi khí ở động vật, có bao nhiêu đặc điểm giúp tăng hiệu quả trao đổi khí?
I. Diện tích bề mặt lớn.
II. Bề mặt trao đổi khí có độ dày lớn.
III. Luôn ẩm ướt.
IV. Có rất nhiều mao mạch.
V. Có sắc tố hô hấp
B. 3
C. 5
Câu 34:
Trong một chu kì hoạt động của tim gồm 3 pha
I. Pha co tâm nhĩ.
II. Pha co tâm thất.
III. Pha dãn chung.
Các pha trên diễn ra theo thứ tự đúng là:
A. II à III à I
B. II à I à III
C. I à III à II
D. I à II à III
Câu 35:
Cho các loài động vật thuộc các lớp: Côn trùng, lưỡng cư, cá, chim, giáp xác. Cho các phát biểu sau:
I. Lưỡng cư chỉ hô hấp bằng da.
II. Loài hô hấp được như ống khí hoặc khí quản thuộc lớp cá.
III. Các loài thuộc lớp bò sát, chim, thú hô hấp bằng phổi.
IV. Các loài thuộc lớp côn trùng, giáp xác, cá hô hấp bằng mang.
Số phát biểu có nội dung đúng là:
C. 1
3671 Đánh giá
50%
40%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com