Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 3
🔥 Đề thi HOT:
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 5
Bộ 10 đề thi cuối kì 2 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 6
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Cánh diều có đáp án - Đề 1
Đề thi giữa kì 1 lớp 11 môn Ngữ Văn có đáp án (Đề 1)
Bộ 15 đề thi giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Cánh diều có đáp án - Đề 3
Bộ 10 đề thi cuối kì 2 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 3
Đề thi liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Đoạn văn 1
TIỂU DẪN
Kim Lân (1920 – 2007), tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, quê ở làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Là cây bút chuyên viết truyện ngắn. Ông thường viết về nông thôn và người nông dân. Ông viết chân thật, xúc động về cuộc sống và người dân quê mà ông hiểu sâu sắc cảnh ngộ và tâm lí của họ – những con người gắn bó tha thiết với quê hương và cách mạng. Trong tác phẩm của Kim Lân ta vẫn thấy thấp thoáng cuộc sống và con người của làng quê Việt Nam nghèo khổ, thiếu thốn mà vẫn yêu đời ; thật thà, chất phác mà thông minh, hóm hỉnh, tài hoa. Năm 2001, Kim Lân được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Tác phẩm chính: Nên vợ nên chồng (tập truyện ngắn, 1955), Con chó xấu xí (tập truyện ngắn, 1962).
Con chó xấu xí là truyện ngắn được in trong tập truyện cùng tên, xuất bản năm 1962. Câu chuyện kể về một con chó với vẻ ngoài xấu xí, được vợ của nhân vật xưng tôi mua ngoài chợ với giá ba hào chỉ, đem về “dọn” cho đứa con gái chưa đầy tuổi.
VĂN BẢN
CON CHÓ XẤU XÍ
(Lược dẫn: Vợ của nhân vật xưng “tôi” mua một con chó, nhưng nó rất xấu xí nên chẳng ai dám đến gần. Mấy người quen của nhân vật “tôi” định bụng sẽ giết thịt nó để làm một chầu nhậu, nhưng rồi giặc đến, mọi người đều phải bỏ làng chạy giặc. Vì vướng víu nên gia đình, nhân vật “tôi” đành phải bỏ con chó lại nhà cụ bếp Móm và nhờ cụ nuôi hộ. Trước khi ra đi, vợ của nhân vật “tôi” đã xích con chó vào gốc cây để nó khỏi chạy theo).
“Ắng!… Ắng! Ắng!…” Tiếng con chó lồng lộn, cuống quýt đằng sau bước chân tôi. Nó như gọi tôi, nó như kêu cứu, như than khóc, oán trách…
Ra khỏi ngõ tôi thoảng nghe tiếng chị vợ cả nói với chồng:
– Vợ chồng nhà ấy họ đi đấy à? Này, họ bỏ lại con chó cậu ạ.
Và tiếng anh chồng dấm dẳn:
– Đến người cũng chả chắc giữ được nữa là con chó!…
Tôi xóc lại cái quai ba lô, bước theo hút cái bóng nhà tôi đang đi xăm xắm xuống đồi.
[…]
Tiếng con chó từ trong nhà cụ bếp Móm đưa ra vẫn nghe rõ mồn một “Ắng!… Ắng! Ắng!…”. Tiếng con chó da diết, nhọn hoắt xói vào ruột gan tôi. “Thôi để chuyến này về tao nuôi. Tao sẽ nuôi mày, tao không bỏ mày đâu…”.
Tôi nhủ thầm với tôi một lần nữa như vậy.
(Lược một đoạn: sau khi giặc rút, gia đình nhân vật “tôi” về lại làng, nhưng nhân vật “tôi” đã quên bẵng con chó).
Một hôm tôi chợt thấy cặp kính trắng lấp loáng của Đặng “cồn” từ đầu ngõ đi vào, bấy giờ tôi mới giật mình, sực nhớ đến con chó. Tôi quay lại hỏi nhà tôi:
– À, mình này! Con chó nhà ta đâu nhỉ? Mình chưa vào trong cụ bếp dắt nó về à?
Nhà tôi đứng ngẩn ra một lúc. Có lẽ nhà tôi cũng không ngờ rằng tôi đã về bằng ấy ngày giời rồi vẫn không nói chuyện con chó ấy với tôi.
– Nó chết rồi!… – Nhà tôi nói khe khẽ.
– Chết rồi? Làm sao mà chết được?…
Tôi trố mắt lên hỏi lại. Nhà tôi cúi mặt xuống, thở dài:
– Nó chết thương lắm cơ mình ạ. Không phải nó chết trong cụ bếp Móm đâu. Nó về nhà ta nó chết đấy.
Nhà tôi ngừng lại, cắn môi chớp chớp hai mắt nhìn ra ngoài sân. Lát sau, nhà tôi đứng dậy mời Đặng vào trong nhà, rót nước mời anh rồi mới tiếp tục câu chuyện.
Chao ôi! Con chó xấu xí ấy của tôi! Con chó từ lúc mua, đến lúc chết không được một lần vuốt ve! Nó đã chết một cách thảm thương và trung hậu quá. Từ hôm vợ chồng tôi gửi lại nó cho ông cụ bếp Móm, con chó không chịu ăn uống gì. Nó chỉ kêu. Nó kêu suốt ngày, suốt đêm. Một đêm, ông cụ bếp không thấy con chó kêu nữa, thì ra nó đã xổng xích đi đâu mất rồi.
Hôm nghe tin giặc rút, ở trong khe đồn Khau Vắt dọn về, nhà tôi tạt vào nhà cụ bếp Móm định đem con chó về nhân thể, nhưng vào đến nơi thì nó không còn đấy nữa. Lúc ấy nhà tôi cũng yên trí là con chó mất rồi. Chắc chắn nó sẽ lạc vào một trại ấp nào đấy và người ta làm thịt nó.
Nhưng khi nhà tôi về đến nhà, bà con xóm giềng vừa chạy sang láo nháo thăm hỏi thì, ở ngoài vườn sau, có mấy tiếng chó hú lên thảm thương và ghê rợn.
Từ sau bụi dứa rậm rạp, con chó khốn khổ ấy lảo đảo đi ra. Người nó run lên bần bật. Nó gầy quá, chỉ còn một dúm xương da xộc xệch, rụng hết lông. Nó đói quá, đi không vững nữa. Nó đi ngã dụi bên này, dụi bên kia. Rồi nó không còn đủ sức mà đi nữa. Nó nằm bệt trên đất, rúm người lại, lết lết về phía nhà tôi. Lúc ấy cả người nó chỉ còn có cái đuôi là còn ngó ngoáy được để mừng chủ và cái lưỡi liếm liếm vào tay chủ. Khốn nạn con chó! Được gặp chủ nó mừng quá. Từ trong hai con mắt đờ đẫn của nó mấy giọt nước chảy ra. Lát sau thì nó không liếm được nữa, cái đuôi ngoáy yếu dần, yếu dần rồi im hẳn. Nó chết.
Tôi tối sầm mặt lại, vừa thương xót con chó, vừa thấy xấu hổ. Quả thật tôi chỉ là một thằng tồi. Một thằng ích kỷ. Tôi chỉ nghĩ đến mình và vợ con mình. Đến như con chó mình nuôi, mình đối xử với nó có được như cái tình nghĩa của nó đối xử với mình đâu? […]
(Trích Con chó xấu xí, Kim Lân, in trong Tuyển tập Kim Lân, Nxb Văn học)
50 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%