Giải SBT Đạo đức lớp 5 CTST Bài 11: Em chủ động phòng, tránh xâm hại

27 lượt thi 5 câu hỏi

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 1:

Đọc thông tin và trả lời câu hỏi.

Thông tin 1

Các hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến xâm hại trẻ em gồm:

– Bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em;

– Xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em;

– Không cung cấp hoặc che giấu, ngăn cản việc cung cấp thông tin về trẻ em bị xâm hại hoặc trẻ em có nguy cơ bị bóc lột, bị bạo lực cho gia đình, cơ sở giáo dục, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền;

– Công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em.

(Theo Điều 6, Chương I, Luật Trẻ em năm 2016)

Thông tin 2

Tuỳ theo tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm, người thực hiện hành vi xâm hại trẻ em có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lí hình sự. Trong đó, người phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi có thể chịu mức án cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình.

(Theo Nghị định số 130/2021/NĐ-CP ngày 30 /12/2021 của Chính phủ và Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Thông tin 3

Các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân có trách nhiệm thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em. Cơ quan lao động – thương binh và xã hội, cơ quan công an các cấp và Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận, xử lí thông tin, thông báo, tố giác đó. Chính phủ thiết lập tổng đài điện thoại quốc gia thường trực để tiếp nhận, xử lí thông tin, thông báo, tố giác nguy cơ, hành vi xâm hại trẻ em.

(Theo Điều 51, Chương IV, Luật Trẻ em năm 2016)

– Các tội phạm xâm hại trẻ em được pháp luật nước ta xử lí như thế nào?

– Ai có trách nhiệm tố giác hành vi xâm hại trẻ em?

– Pháp luật quy định những điều gì để phòng, tránh xâm hại trẻ em?


4.6

5 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%